Dư âm Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền - điểm nhấn trong các luật vừa được Quốc hội thông qua

Đánh giá về kết quả Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội khóa XV, nhiều ĐBQH khẳng định, các luật, Nghị quyết được Quốc hội thông qua đều bảo đảm chất lượng, với tỷ lệ tán thành cao. Điểm nhấn đáng chú ý của các đạo luật này là đã đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương. Trong đó, Luật Thủ đô (sửa đổi) có nhiều quy định phân cấp, phân quyền trong tổ chức bộ máy, quản lý đô thị.

ĐBQH Trần Hoàng Ngân (TP. Hồ Chí Minh):
Khẳng định rõ nét một Quốc hội đồng hành với Chính phủ, với cuộc sống

Kỳ họp thứ Bảy có nhiều điểm đặc biệt và cũng để lại nhiều cảm xúc với các ĐBQH. Đây là kỳ họp có khối lượng nội dung về công tác lập pháp nhiều nhất tại một kỳ họp kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Quốc hội đã biểu quyết thông qua 11 luật và 21 nghị quyết; cho ý kiến lần đầu với 11 dự án luật.

ĐBQH Trần Hoàng Ngân (TP.Hồ Chí Minh) - Ảnh Đ.Thủy
ĐBQH Trần Hoàng Ngân (TP. Hồ Chí Minh)

Dù khối lượng công việc nhiều, có nhiều nội dung bổ sung mới trong thời gian tiến hành kỳ họp, nhưng các ĐBQH đều nghiên cứu kỹ càng, cho ý kiến tâm huyết vào các vấn đề lớn, về kỹ thuật lập pháp ở các dự thảo luật, nghị quyết. Điều này cùng với sự nỗ lực làm việc xuyên ngày, xuyên đêm của các Ủy ban của Quốc hội, cơ quan chủ trì soạn thảo nên các luật, nghị quyết đều bảo đảm chất lượng, được thông qua với tỷ lệ ĐBQH tán thành cao. Đây là thành công lớn của Kỳ họp thứ Bảy này.

Như chúng ta đã biết, bối cảnh tình hình thế giới hiện đang có nhiều diễn biến rất nhanh, bất định, rủi ro và rất phức tạp, biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt… Bối cảnh đó đòi hỏi thể chế, pháp luật của chúng ta phải đẩy mạnh hơn việc phân cấp, phân quyền để phát huy tính năng động, chủ động, sáng tạo của các địa phương. Trong các luật được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp này có điểm sáng và điểm nhấn là đều đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương. Trong đó, đáng chú ý nhất là Luật Thủ đô (sửa đổi) có nhiều quy định phân cấp, phân quyền trong tổ chức bộ máy, quản lý đô thị... Những phân cấp này khi có hiệu lực và thực thi trên thực tế chắc chắn sẽ giúp Thủ đô Hà Nội khắc phục được nhiều vấn đề hạn chế hiện nay, như tắc nghẽn giao thông, giải quyết nhu cầu về hạ tầng phát triển, bệnh viện, trường học, cũng như mở rộng được không gian phát triển...  

Để các luật sớm đi vào cuộc sống, trong công tác lập pháp của Quốc hội các kỳ họp gần đây, trong hồ sơ các dự án luật, Chính phủ và các bộ, ngành đã gửi kèm một số dự thảo nghị định, thậm chí là dự thảo thông tư, quyết định hướng dẫn thi hành luật. Điều này sẽ tạo điều kiện để các luật sớm đi vào cuộc sống. Theo tôi, đây cũng là "điểm son" trong các hoạt động của Quốc hội hiện nay.

Khối lượng công việc của Quốc hội tại Kỳ họp thứ Bảy là rất lớn, trong đó có nhiều nội dung được bổ sung trong thời gian đang tiến hành kỳ họp. Điều này tiếp tục khẳng định và làm rõ nét hơn hình ảnh một Quốc hội đồng hành cùng với cuộc sống, đồng hành với Chính phủ. Tất nhiên, để hoàn thành khối lượng công việc lớn này, chúng ta phải ghi nhận sự nỗ lực và tinh thần làm việc trách nhiệm cao của các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan, bộ phận giúp việc. Với sự hỗ trợ của những cơ quan, đơn vị này, các ĐBQH đã có điều kiện tiếp cận sớm tài liệu, hồ sơ dự án luật, từ đó nghiên cứu kỹ, tổ chức lấy ý kiến công phu trước kỳ họp. Chính vì vậy, các đại biểu đã có nhiều ý kiến đóng góp trí tuệ, thiết thực để hoàn thiện các dự thảo luật.

ĐBQH Châu Quỳnh Dao (Kiên Giang):
Thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Quốc hội, Chính phủ đối với người dân, đặc biệt là người có thu nhập thấp

Tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội đã thông qua 11 luật, 21 nghị quyết và cho ý kiến về 11 dự án luật khác. Thành quả này là minh chứng cho tinh thần trách nhiệm cao, sự tận tâm, tận lực của Chính phủ, các cơ quan soạn thảo, sự quan tâm kịp thời, đồng hành và chia sẻ của Quốc hội, các cơ quan thẩm tra, các ĐBQH. Nhờ vậy, hệ thống pháp luật được hoàn thiện nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và sự mong đợi của Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp trong việc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

ĐBQH Châu Quỳnh Dao (Kiên Giang) - Ảnh H.Ngọc
ĐBQH Châu Quỳnh Dao (Kiên Giang)

Đặc biệt, trong Nghị quyết Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội đã quyết nghị: Từ ngày 1.7.2024, điều chỉnh tăng 15% mức lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hiện hưởng (tháng 6.2024). Đối với người đang hưởng lương hưu trước năm 1995 nếu sau khi điều chỉnh mà có mức hưởng thấp hơn 3,2 triệu đồng/tháng thì điều chỉnh tăng 300.000 đồng/tháng, có mức hưởng từ 3,2 triệu đồng/tháng đến dưới 3,5 triệu đồng/tháng thì điều chỉnh để bằng 3,5 triệu đồng/tháng; điều chỉnh trợ cấp ưu đãi người có công theo mức chuẩn trợ cấp từ 2.055.000 đồng lên 2.789.000 đồng/tháng (tăng 35,7%), giữ nguyên tương quan hiện hưởng các mức trợ cấp ưu đãi người có công so với mức chuẩn trợ cấp; điều chỉnh trợ cấp xã hội theo mức chuẩn trợ giúp xã hội từ 360.000 đồng lên 500.000 đồng/tháng (tăng 38,9%). Điều chỉnh mức lương cơ sở tăng 30%, từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng từ ngày 1.7.2024. Mức tăng này có thể là đợt tăng cao nhất từ trước đến nay. Nghị quyết Kỳ họp thứ Bảy được cử tri và Nhân dân đón nhận, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Quốc hội, Chính phủ đối với cuộc sống của người dân, đặc biệt là người có thu nhập thấp.

Bên cạnh niềm vui về chính sách cải cách tiền lương, cũng có những băn khoăn, lo lắng của cử tri, người dân về việc giá cả thị trường có thể tăng, một số đơn vị thiếu nguồn thu, không tự chủ được nguồn lực để tăng lương cho người lao động, hay nguồn lực của Chính phủ hiện tại có đủ để thực hiện các chính sách này hay không? Qua báo cáo giải trình của Chính phủ, các đại biểu cũng đã an tâm và tin tưởng để tuyên truyền cho cử tri hiểu rõ hơn về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội.

ĐBQH Lê Thị Thanh Lam (Hậu Giang):
Sớm có biện pháp bảo đảm nguồn nước ngọt, nước sạch khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Sau 27 ngày rưỡi làm việc tích cực, khẩn trương, nghiêm túc, với tinh thần đổi mới, đoàn kết, dân chủ, trí tuệ, khẩn trương, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ Bảy đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra với nhiều nội dung rất quan trọng trong công tác xây dựng pháp luật, giám sát, công tác nhân sự và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

ĐBQH Lê Thị Thanh Lam (Hậu Giang) - Ảnh M.Trang
ĐBQH Lê Thị Thanh Lam (Hậu Giang)

Công tác điều hành các phiên họp của Chủ tọa bảo đảm phát huy dân chủ, trí tuệ, trách nhiệm của các ĐBQH và các cơ quan trình, thẩm tra, tiếp thu, giải trình.

Một trong những yếu tố quan trọng bảo đảm thành công của Kỳ họp không thể không nhắc đến là công tác chuẩn bị, tham mưu, phục vụ của Văn phòng Quốc hội trong suốt quá trình diễn ra kỳ họp, từ công tác hậu cần đến chuẩn bị các nội dung.

Bên cạnh đó, công tác thông tin, tuyên truyền của các cơ quan thông tấn, báo chí ở Trung ương và địa phương về hoạt động kỳ họp, các hoạt động của Đoàn ĐBQH, các ĐBQH cũng rất kịp thời, đúng định hướng, chất lượng, hiệu quả; nội dung phong phú, thông tin đa dạng, nhiều chiều, phương thức sinh động, phản ánh khách quan, bám sát diễn biễn kỳ họp, tạo điều kiện thuận lợi để cử tri theo dõi, nắm bắt kết quả các phiên họp.

Nhìn chung, các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật cho việc tiến hành Kỳ họp cũng được bảo đảm ngày càng tốt hơn; công tác an ninh, an toàn kỳ họp được thực hiện tốt, chặt chẽ; công tác lễ tân, hậu cần cơ bản bảo đảm trong suốt thời gian diễn ra kỳ họp.

Nội dung tôi quan tâm nhất tại kỳ họp lần này là các vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung, đặc biệt là thực hiện tăng lương từ ngày 1.7.2024 cho khu vực công cũng như khu vực tư. Bởi, đây là các vấn đề có tác động trực tiếp đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Trong các ý kiến phát biểu, tôi đã đặt nhóm vấn đề này lên hàng đầu để kiến nghị đến Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, chính quyền các địa phương có biện pháp trước mắt cũng như lâu dài để quản lý, kiểm soát giá cả thị trường khi lộ trình cải cách tiền lương được thực hiện, tránh trường hợp khi lương chưa tăng thì giá cả đã tăng làm ảnh hưởng đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Một nhóm vấn đề lớn nữa mà cá nhân tôi cũng như cử tri, Nhân dân quan tâm, phản ánh đó là biến đổi khí hậu khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nhất là tình trạng hạn mặn “kéo dài và lặp đi, lặp lại thường xuyên”. Mong rằng, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan sớm có biện pháp bảo đảm nguồn nước ngọt, nước sạch cho sản xuất, sinh hoạt và đời sống của người dân khu vực đồng bằng sông Cửu Long trước tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay.

Diễn đàn Quốc hội

Có thu hồi đất sau khi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bị thu hồi?
Diễn đàn Quốc hội

Có thu hồi đất sau khi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bị thu hồi?

Thảo luận tại tổ 16 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu… các đại biểu Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh, Lai Châu, Cà Mau và Lâm Đồng kiến nghị làm rõ và bổ sung quy định về việc có thu hồi đất sau khi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bị thu hồi hay không?.

ĐBQH Đỗ Ngọc Thịnh (Khánh Hòa)
Quốc hội và Cử tri

Hài hòa quyền, lợi chính đáng của các bên liên quan

Thảo luận tại Tổ sáng nay, 30.10, về dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự, một số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, việc áp dụng cơ chế thí điểm sẽ có tác động rất lớn đến quyền con người, quyền công dân, nhất là quyền tài sản và đề nghị, cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát nhằm bảo đảm hài hòa quyền lợi chính đáng của các bên liên quan.

Phân cấp, ủy quyền phải gắn với bố trí nguồn lực cho các địa phương
Quốc hội và Cử tri

Phân cấp, ủy quyền phải gắn với bố trí nguồn lực cho các địa phương

Chiều 29.10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đã thảo luận tại Tổ 1 về Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia.

ĐBQH Cầm Thị Mẫn phát biểu thảo luận sáng 29.10 - ảnh Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Áp dụng thuế suất 5% giúp bình ổn thị trường phân bón trong nước

Thảo luận tại hội trường sáng 29.10 về Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), ĐBQH Cầm Thị Mẫn (Thanh Hóa) đồng tình với quy định áp dụng mức thuế suất 5% đối với phân bón. Quy định này sẽ góp phần tạo sự bền vững và ổn định nguồn cung phân bón đầu vào trong nước...

ĐBQH Mai Văn Hải (Thanh Hóa) phát biểu thảo luận sáng 28.10
Diễn đàn Quốc hội

Cần giải pháp đột phá để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở xã hội

Thảo luận tại hội trường sáng ngày 28.10, ĐBQH Mai Văn Hải ( Thanh Hóa) cho rằng, các địa phương đã rất nỗ lực chỉ đạo xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhưng từ năm 2015 đến năm 2023 mới có 373/800 dự án đã hoàn thành với quy mô đã xây dựng được 193.920 căn hộ. So với mục tiêu đến năm 2025 mới chỉ đạt 45,3%, so với mục tiêu đến năm 2030 mới chỉ đạt 18,2%. Theo đó, cần giải pháp mang tính đột phá để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở xã hội mới có thể bảo đảm mục tiêu năm 2025 và đến năm 2030.

Tạo điều kiện thuận lợi, rút ngắn tối đa thời gian thực hiện dự án đầu tư nhà ở xã hội
Diễn đàn Quốc hội

Tạo điều kiện thuận lợi, rút ngắn tối đa thời gian thực hiện dự án đầu tư nhà ở xã hội

Nhà ở của người dân nói chung và nhà ở xã hội nói riêng luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, chăm lo. Trong thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã quan tâm, chỉ đạo thực hiện việc xây dựng nhà ở xã hội, một số vướng mắc từng bước được tháo gỡ, kể cả về pháp luật cũng như việc tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, từ thực tế giám sát cho thấy, so với mục tiêu đề ra cho năm 2025 và 2030 thì rất khó có khả năng hoàn thành nếu không có giải pháp đột phá.

Toàn cảnh phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, đáp ứng nhu cầu của người dân

Thảo luận tại hội trường về Báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023", các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp quan trọng để hoàn thiện chính sách, pháp luật, khắc phục bất cập nhằm phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững, cân đối cung – cầu, đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, người lao động và đối tượng chính sách.

Sửa đổi Luật để phát huy tiềm năng của lĩnh vực quảng cáo
Diễn đàn Quốc hội

Sửa đổi Luật để phát huy tiềm năng của lĩnh vực quảng cáo

Quảng cáo là một trong những lĩnh vực được quan tâm, đầu tư trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở TP. Hồ Chí Minh hiện nay. Tuy nhiên, để phát huy lĩnh vực quảng cáo vốn nhiều tiềm năng, nhiều ý kiến cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo cần cân nhắc những điểm chính yếu, phù hợp với thực tế, không để lãng phí, nhưng cũng không được làm phiền xã hội, tạo ra những hệ quả không tốt về mặt văn hóa.

ĐBQH Trần Thị Nhị Hà phát biểu ý kiến tại buổi thảo luận tổ
Quốc hội và Cử tri

Đáp ứng tối đa lợi ích của người tham gia bảo hiểm y tế

Thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), các ĐBQH Đoàn Hà Nội đề nghị, Ban soạn thảo nghiên cứu, kịp thời sửa đổi, bổ sung một số nội dung chưa phù hợp với tình hình thực tế để khắc phục và phát huy thế mạnh của BHYT nhằm phục vụ tốt nhất cho Nhân dân.

ĐBQH Nguyễn Thị Lan Anh (Lào Cai)
Quốc hội và Cử tri

Cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp

Thảo luận tại tổ về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nghị, lập quy hoạch cần chú ý tính phù hợp với thực tiễn; rà soát hoàn thiện thể chế, giao quyền chủ động cho tỉnh đẩy nhanh việc thực hiện quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 - Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh
Quốc hội và Cử tri

Tăng cường năng lực nội sinh, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng

Thảo luận tại tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, một số đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đã đề ra nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở tăng cường năng lực nội sinh, ổn định kinh tế vĩ mô.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu chỉ đạo tại cuộc làm việc của Đoàn giám sát với Chính phủ
Diễn đàn Quốc hội

Bài 2: Bảo đảm không có “rào cản kỹ thuật” nào gây khó khăn cho việc thực thi

Ngay khi Quốc hội quyết định giám sát tối cao về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội, nhiều vướng mắc, khó khăn về cơ chế, chính sách đã được tháo gỡ. Nhiều luật được Quốc hội xem xét, thông qua trong thời gian giám sát cũng đã tập trung tháo gỡ những vướng mắc nhằm tạo bước phát triển đột phá trong phát triển nhà ở xã hội.

Đoàn giám sát của Quốc hội khảo sát tại dự án Khu nhà ở xã hội tại Tổng kho 3 Lạc Viên, quận Ngô Quyền
Diễn đàn Quốc hội

Bài 1: Chính sách nhiều, nhưng thực thi còn khó

Lời Tòa soạn: Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chăm lo vấn đề nhà ở cho người dân, xác định phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân là nội dung quan trọng trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đầu tuần tới, Quốc hội sẽ tiến hành giám sát tối cao “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”. Đây là chuyên đề giám sát quan trọng để nhìn lại kết quả đạt được, chỉ rõ tồn tại trong quản lý thị trường bất động sản và nhà ở xã hội, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm bảo đảm an cư lạc nghiệp cho người dân, đặc biệt là người có thu nhập thấp. Báo Đại biểu Nhân dân giới thiệu loạt bài “Nhà ở xã hội - hiện thực hóa giấc mơ an cư cho người dân”.

ĐBQH Trần Văn Tuấn (Bắc Giang)
Quốc hội và Cử tri

Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế

Thảo luận tại tổ chiều 24.10, các đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc quy định các trường hợp thiếu thuốc, vật tư y tế do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng, không thể chuyển người bệnh đến cơ sở khám chữa bệnh khác khiến người bệnh phải tự mua thuốc theo chỉ định của thầy thuốc thì cơ sở khám, chữa bệnh có trách nhiệm hoàn trả tiền cho người bệnh, tổng hợp thanh toán với cơ quan bảo hiểm xã hội và chịu trách nhiệm về hồ sơ đề nghị thanh toán. Quy định này là cần thiết để bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế, giảm thủ tục hành chính, tránh tiêu cực.

Đại đa số đại biểu đồng tình duy trì mức thu 2% phí công đoàn
Quốc hội và Cử tri

Đại đa số đại biểu đồng tình duy trì mức thu 2% phí công đoàn

Trong phiên thảo luận về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang khẳng định, tuyệt đại đa số các đại biểu đồng tình với mức thu 2% phí công đoàn. Kinh phí công đoàn được để lại Công đoàn cơ sở hiện nay là 75% để chăm lo cho người lao động.

Sau 40 năm đổi mới, Việt Nam được cộng đồng thế giới xem như một hình mẫu phát triển thành công của một nước đang phát triển - Ảnh: Internet
Diễn đàn Quốc hội

Về một số vấn đề liên quan đến sự phát triển bền vững đất nước

GS. TSKH Nguyễn Ngọc Trân*

Mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030 và 2045 đã được Đảng đề ra để cả nước cùng suy nghĩ và phấn đấu để đạt. Nhằm chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ XIV, một số văn kiện Đại hội đang được tích cực dự thảo. Bài viết này góp một số ý có liên quan đến sự phát triển bền vững đất nước trong những thập niên tới.

Luật sư Nguyễn Tiến Lập
Diễn đàn Quốc hội

Ba vấn đề cần làm rõ để bảo đảm luật “không cần quá dài”

Để bảo đảm định hướng chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm rằng Quốc hội cần "đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp", trong đó “luật chỉ quy định những vấn đề khung, những vấn đề có tính nguyên tắc; không cần quá dài”, cần làm rõ ba vấn đề: Lập pháp bắt đầu bằng nội dung hay thẩm quyền? Luật cốt ở ban hành hay thi hành? Và ai giải thích luật?”. Luật sư NGUYỄN TIẾN LẬP, thành viên Văn phòng luật sư NHQuang và Cộng sự, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, nêu ý kiến.

ĐBQH Mai Văn Hải (Thanh Hóa)
Diễn đàn Quốc hội

Công khai, minh bạch Quỹ bảo tồn di sản văn hóa

Thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), có ý kiến đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, việc thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa là cần thiết để thực hiện các yêu cầu cấp bách, hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động thực sự cần thiết, có tính đặc thù trong bảo tồn di sản văn hóa nhưng ngân sách nhà nước chưa thể đáp ứng được. Đồng thời lưu ý, quá trình quản lý, điều hành và sử dụng Quỹ cần bảo đảm rõ ràng, công khai, minh bạch, để tạo niềm tin cho các nhà tài trợ.

Có nên tách riêng vụ án có người chưa thành niên phạm tội để giải quyết?
Diễn đàn Quốc hội

Có nên tách riêng vụ án có người chưa thành niên phạm tội để giải quyết?

Việc có tách vụ án hình sự có người chưa thành niên phạm tội hay không là một nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, tranh luận khi thảo luận về dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên tại phiên họp sáng 23.10. Một số ý kiến đề nghị, cần phân tích thấu đáo, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế để có quy định phù hợp, khoa học và khả thi hơn.

Bảo đảm chặt chẽ, phù hợp thực tiễn
Văn hóa - Thể thao

Bảo đảm chặt chẽ, phù hợp thực tiễn

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Phan Viết Lượng, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, nhiều quy định trong dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã được rà soát, chỉnh lý bám sát các mục tiêu, quan điểm, chính sách lớn; đồng thời bảo đảm phù hợp với thực tiễn, chặt chẽ song vẫn tạo thuận lợi cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.