Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế:

Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế

Thảo luận tại tổ chiều 24.10, các đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc quy định các trường hợp thiếu thuốc, vật tư y tế do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng, không thể chuyển người bệnh đến cơ sở khám chữa bệnh khác khiến người bệnh phải tự mua thuốc theo chỉ định của thầy thuốc thì cơ sở khám, chữa bệnh có trách nhiệm hoàn trả tiền cho người bệnh, tổng hợp thanh toán với cơ quan bảo hiểm xã hội và chịu trách nhiệm về hồ sơ đề nghị thanh toán. Quy định này là cần thiết để bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế, giảm thủ tục hành chính, tránh tiêu cực.

ĐBQH Nguyễn Văn Dương (Tiền Giang):
Chưa có cơ chế giải quyết tranh chấp, vướng mắc về bảo hiểm y tế

Về mức hưởng bảo hiểm y tế, dự thảo Luật đã mở rộng quyền lợi cho người bệnh theo hướng “người tham gia bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và quy định về chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán”. Tuy nhiên, cần làm rõ hơn vì quy định này có thể dẫn đến trường hợp bệnh nhân sẽ dồn lên tuyến trên có kỹ thuật cao hơn và không khám tại tuyến cơ sở, gây quá tải cho tuyến trên, phá vỡ tuyến cơ sở.

ĐBQH Nguyễn Văn Dương (Tiền Giang)

ĐBQH Nguyễn Văn Dương (Tiền Giang)

Về chuyển tuyến điều trị, dự thảo Luật sửa đổi quy định về đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế để đồng bộ với quy định về cấp chuyên môn kỹ thuật theo hướng tạo thuận lợi hơn nữa cho người dân và phân cấp, phân quyền cho Sở Y tế về đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và phân bổ thẻ bảo hiểm y tế. Theo dự thảo Luật, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên môn kỹ thuật cao hơn chuyển người bệnh về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu nơi người bệnh đăng ký hoặc cấp khám bệnh, chữa bệnh ban đầu để quản lý, theo dõi đối với các bệnh mãn tính và sử dụng, cấp phát thuốc, thiết bị y tế sử dụng cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc cấp chuyên môn kỹ thuật cao hơn, sử dụng dịch vụ kỹ thuật theo năng lực chuyên môn của cơ sở nơi quản lý, theo dõi bệnh mãn tính. Cần cân nhắc quy định này với lý do cơ sở đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu cấp chuyên môn thấp hơn thì không có đầy đủ thuốc, thiết bị y tế như tuyến trên; người bệnh sẽ phản ánh, không giải quyết được.

Về giải quyết tranh chấp, dự thảo Luật quy định, các bên tranh chấp có trách nhiệm tự hòa giải về nội dung tranh chấp; trường hợp hòa giải không thành thì các bên tranh chấp có quyền khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật. Thực tế cho thấy, hiện nay đa số cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện tự chủ tài chính, phần lớn nguồn thu của đơn vị phụ thuộc vào việc thanh quyết toán của cơ quan Bảo hiểm xã hội để trả lương, thu nhập tăng thêm cho nhân viên y tế, trả tiền thuốc, vật tư y tế, sinh phẩm, hóa chất xét nghiệm cho công ty cung cấp... Thực tiễn còn nhiều bất cập, chưa có thống nhất giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội và cơ sở khám, chữa bệnh trong thanh toán chi phí đã sử dụng cho người bệnh, dẫn tới nợ đọng kéo dài, gây khó khăn cho hoạt động của cơ sở khám, chữa bệnh.

Xuất phát từ thực tế này, dự thảo Luật cần có quy định bên thứ ba tham gia vào quá trình hòa giải để giải quyết những vấn đề chưa thống nhất giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội và cơ sở khám, chữa bệnh, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và bảo đảm quyền lợi của người có bảo hiểm y tế; không nên quy định đưa ra tòa vì sẽ dẫn tới kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp.

ĐBQH Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc):
Tạo thuận lợi cho người bệnh tiếp cận dịch vụ y tế

Tôi đánh giá cao việc Chính phủ bổ sung quy định về thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế được điều chuyển giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, chi phí dịch vụ cận lâm sàng của người bệnh đã được chỉ định nhưng phải thực hiện ở nơi khác để bảo đảm quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế cũng như bảo đảm chất lượng và tính kịp thời trong khám bệnh, chữa bệnh. Nhưng, trong quá trình sửa đổi Điều 31 của Luật Bảo hiểm y tế cần cân nhắc bổ sung quy định về trách nhiệm hoàn trả chi phí mua thuốc của cơ sở khám, chữa bệnh trong trường hợp thiếu thuốc, thiết bị y tế do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng và không thể chuyển người bệnh đến cơ sở khám, chữa bệnh khác, người bệnh phải tự mua thuốc theo chỉ định của thầy thuốc và trước khi người bệnh ra viện sẽ tổng hợp thanh toán với cơ quan bảo hiểm xã hội, chịu trách nhiệm về hồ sơ đề nghị thanh toán.

ĐBQH Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc)

ĐBQH Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc)

Bên cạnh đó, cần nghiên cứu để tiếp tục luật hóa một đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng là người dân các xã an toàn khu, vùng an toàn khu cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Bởi đây là những đối tượng đang được ngân sách đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại Nghị định số 75/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.

Với quan điểm tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh trong tiếp cận dịch vụ y tế và trên cơ sở kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 37, cần cân nhắc quy định người có thẻ bảo hiểm y tế có quyền đi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế không cần giấy chuyển viện tại tất cả các cơ sở thuộc cấp chuyên môn kỹ thuật ban đầu và cơ bản (toàn bộ các bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh) và được hưởng đầy đủ quyền lợi bảo hiểm y tế 100% theo mức hưởng bảo hiểm y tế trên thẻ bảo hiểm y tế.

Đồng thời, dự thảo Luật cần bổ sung quy định cho phép người bệnh sau khi được chẩn đoán xác định đối với một số bệnh hiểm nghèo, bệnh cần sử dụng kỹ thuật can thiệp, phẫu thuật theo danh mục của Bộ Y tế được đến thẳng các cơ sở thuộc cấp chuyên môn kỹ thuật chuyên sâu (các bệnh viện tuyến Trung ương hiện nay) để khám, chữa bệnh không cần giấy chuyển viện, thì sẽ vẫn được hưởng đầy đủ quyền lợi bảo hiểm y tế 100%. Cân nhắc bổ sung quy định cho phép người bệnh đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu được khám, chữa bệnh tại cơ sở cấp thấp hơn được hưởng 100% theo mức hưởng bảo hiểm y tế.

ĐBQH Trần Văn Tuấn (Bắc Giang):
Đảm bảo đầy đủ, kịp thời thuốc, vật tư y tế cho người có thẻ bảo hiểm y tế

Về trách nhiệm của Bộ Y tế, dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung khoản 4, Điều 6 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008. Theo đó, Bộ Y tế có trách nhiệm tham mưu với cấp thẩm quyền hoặc tổ chức triển khai các giải pháp nhằm bảo đảm cân đối Quỹ bảo hiểm y tế; các giải pháp ưu tiên, mở rộng phạm vi mức hưởng bảo hiểm y tế; tăng cường năng lực khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cơ sở; trình Chính phủ quy định về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, chia sẻ dữ liệu về bảo hiểm y tế.

z5963482367608-1c820acddcd0981cdf39bc2611fd745f-1632-3808-9957-9630.jpg

ĐBQH Trần Văn Tuấn (Bắc Giang)

Qua làm việc với ngành bảo hiểm, có ý kiến cho rằng, cần bổ sung thêm cụm từ “hàng năm”, để coi đó là việc làm thường xuyên, vì có thực tế, khi Bộ Y tế thực hiện nhiệm vụ này còn có bất cập, nhiều nhiệm vụ chưa được thực hiện kịp thời. Cụ thể như, đến nay, Bộ Y tế chưa ban hành, sửa đổi, bổ sung kịp thời, đầy đủ chi tiết hướng dẫn về chẩn đoán điều trị, quy trình chuyên môn kỹ thuật thực hiện tại cơ sở khám, chữa bệnh, hoặc đã ban hành nhưng còn chung chung theo hướng mở rộng, kể cả phác đồ theo hướng dẫn điều trị chỉ định hướng mà không quy định cụ thể dùng loại thuốc gì. Điều này dẫn đến tình trạng áp dụng tuỳ tiện thuốc, sử dụng kỹ thuật cao trong điều trị gây gây lãng phí không cần thiết, rất ảnh hưởng đến bảo hiểm y tế. Bộ Y tế cũng chưa ban hành quy định về liên thông kết quả cận lâm sàng, kể cả xét nghiệm, chụp X - quang trong khám, chữa bệnh, dẫn đến tình trạng các cơ sở không công nhận kết quả cận lâm sàng của nhau, gây lãng phí trong khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Hiện ở cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế có tình trạng người bệnh phải tự mua thuốc theo chỉ định của thầy thuốc, nhưng chưa quy định về trách nhiệm hoàn trả cho người bệnh như thế nào. Dự thảo Luật mới chỉ quy định trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm y tế trong việc thanh toán, mà chưa làm rõ trách nhiệm của cơ sở khám, chữa bệnh phải hoàn trả trong trường hợp người bệnh tự mua thuốc. Do vậy, dự thảo Luật cần quy định rõ: Các trường hợp thiếu thuốc, vật tư y tế do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng, không thể chuyển người bệnh đến cơ sở khám, chữa bệnh khác, người bệnh phải tự mua thuốc theo chỉ định của thầy thuốc, thì cơ sở khám, chữa bệnh có trách nhiệm hoàn trả cho người bệnh số tiền người bệnh đã mua thuốc, vật tư y tế và trước khi người bệnh ra viện tổng hợp thanh toán với cơ quan bảo hiểm xã hội, chịu trách nhiệm về hồ sơ đề nghị thanh toán. Quy định này là cần thiết để bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế, tạo điều kiện tốt nhất cho việc tiếp cận dịch vụ y tế, giảm thủ tục hành chính, tránh tiêu cực có thể xảy ra dẫn đến những bức xúc cho người bệnh.

Đồng thời, cần bổ sung trách nhiệm của các cơ sở khám, chữa bệnh trong việc đảm bảo đầy đủ kịp thời thuốc, vật tư y tế trong khám, chữa bệnh cho người có thẻ bảo hiểm y tế trong phạm vi được hưởng.

Quốc hội và Cử tri

ĐBQH thành phố Hải Phòng Nguyễn Đức Dũng phát biểu thảo luận tổ. Ảnh: Trần Thu
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế

Góp ý vào Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế tại phiên thảo luận tổ chiều nay, 24.10, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH thành phố Lã Thanh Tân đề nghị: Để tập trung bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho người bệnh có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh, tạo thuận lợi trong tiếp cận dịch vụ y tế, khắc phục tình trạng thiếu vật tư y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh, đề nghị tại Điều 43 xem xét bổ sung trách nhiệm của cơ sở khám chữa bệnh. Theo đó, “cơ sở khám chữa bệnh chịu trách nhiệm bảo đảm đầy đủ, kịp thời thuốc, vật tư y tế trong khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT”.

Đại đa số đại biểu đồng tình duy trì mức thu 2% phí công đoàn
Quốc hội và Cử tri

Đại đa số đại biểu đồng tình duy trì mức thu 2% phí công đoàn

Trong phiên thảo luận về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang khẳng định, tuyệt đại đa số các đại biểu đồng tình với mức thu 2% phí công đoàn. Kinh phí công đoàn được để lại Công đoàn cơ sở hiện nay là 75% để chăm lo cho người lao động.

Cần bổ sung bảo hiểm y tế cho thân nhân của dân quân thường trực
Ý kiến đại biểu

Cần bổ sung bảo hiểm y tế cho thân nhân của dân quân thường trực

Tại phiên thảo luận Tổ 16 (Đoàn ĐBQH các tỉnh: Lai Châu, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Cà Mau) diễn ra chiều nay, 24.10, Trung tướng Hà Thọ Bình - Tư lệnh Quân khu 4, ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh bày tỏ sự đồng tình và nhất trí cao về sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của dự thảo Luật Bảo hiểm y tế. Đồng thời, đề xuất cần bổ sung bảo hiểm y tế cho thân nhân của dân quân thường trực vào dự thảo Luật để bảo đảm tính thống nhất, tương đồng với quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự.

Sau 40 năm đổi mới, Việt Nam được cộng đồng thế giới xem như một hình mẫu phát triển thành công của một nước đang phát triển - Ảnh: Internet
Diễn đàn Quốc hội

Về một số vấn đề liên quan đến sự phát triển bền vững đất nước

GS. TSKH Nguyễn Ngọc Trân*

Mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030 và 2045 đã được Đảng đề ra để cả nước cùng suy nghĩ và phấn đấu để đạt. Nhằm chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ XIV, một số văn kiện Đại hội đang được tích cực dự thảo. Bài viết này góp một số ý có liên quan đến sự phát triển bền vững đất nước trong những thập niên tới.

Giao Tổng Liên đoàn quy định phân phối kinh phí công đoàn giữa các cấp
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Giao Tổng Liên đoàn quy định phân phối kinh phí công đoàn giữa các cấp

Đóng góp một số ý kiến vào Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi), tại phiên thảo luận tại hội trường sáng nay, 24.10, Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận đã đề xuất nhiều nội dung thiết thực, khả thi. Trong đó, theo Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đàng Thị Mỹ Hương, nên trao quyền tự chủ cho tổ chức công đoàn trong ban hành tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu, phân cấp thu, phân phối và quản lý, sử dụng tài chính công đoàn phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của công đoàn.

Duy trì kinh phí 2% giúp công đoàn thực hiện tốt nhiệm vụ chăm lo người lao động
Quốc hội và Cử tri

Duy trì kinh phí 2% giúp công đoàn thực hiện tốt nhiệm vụ chăm lo người lao động

Góp ý vào dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi), ĐBQH chuyên trách Trần Nhật Minh (Nghệ An) cho rằng, việc tiếp tục duy trì mức đóng 2% kinh phí công đoàn như quy định tại dự thảo là hết sức cần thiết, bảo đảm cho công đoàn thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với đoàn viên, người lao động.  

ĐBQH Võ Mạnh Sơn (Thanh Hóa) phát biểu thảo luận sáng 24.10 - ảnh Hồ Long
Ý kiến đại biểu

Cho phép lao động nước ngoài gia nhập Công đoàn Việt Nam là phù hợp thực tiễn

Thảo luận về Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) sáng 24.10, ĐBQH Võ Mạnh Sơn cho rằng, quy định cho phép người lao động nước ngoài gia nhập Công đoàn Việt Nam là phù hợp với bối cảnh, nhu cầu thực tiễn của người lao động nước ngoài tại Việt Nam; bảo đảm thể chế hóa chủ trương của Đảng và sự tương thích đồng bộ trong hệ thống pháp luật.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Tăng quyền lợi, giảm phiền hà

Trong danh sách các dự thảo luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân, bởi nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi chăm sóc sức khỏe - nhu cầu thiết yếu và quan trọng nhất của mỗi cá nhân.

Luật sư Nguyễn Tiến Lập
Diễn đàn Quốc hội

Ba vấn đề cần làm rõ để bảo đảm luật “không cần quá dài”

Để bảo đảm định hướng chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm rằng Quốc hội cần "đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp", trong đó “luật chỉ quy định những vấn đề khung, những vấn đề có tính nguyên tắc; không cần quá dài”, cần làm rõ ba vấn đề: Lập pháp bắt đầu bằng nội dung hay thẩm quyền? Luật cốt ở ban hành hay thi hành? Và ai giải thích luật?”. Luật sư NGUYỄN TIẾN LẬP, thành viên Văn phòng luật sư NHQuang và Cộng sự, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, nêu ý kiến.

ĐBQH Mai Văn Hải (Thanh Hóa)
Diễn đàn Quốc hội

Công khai, minh bạch Quỹ bảo tồn di sản văn hóa

Thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), có ý kiến đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, việc thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa là cần thiết để thực hiện các yêu cầu cấp bách, hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động thực sự cần thiết, có tính đặc thù trong bảo tồn di sản văn hóa nhưng ngân sách nhà nước chưa thể đáp ứng được. Đồng thời lưu ý, quá trình quản lý, điều hành và sử dụng Quỹ cần bảo đảm rõ ràng, công khai, minh bạch, để tạo niềm tin cho các nhà tài trợ.

Bổ sung quy định về thẩm quyền giao mặt nước, khu vực biển tại khu vực di sản thiên nhiên thế giới
Quốc hội và Cử tri

Bổ sung quy định về thẩm quyền giao mặt nước, khu vực biển tại khu vực di sản thiên nhiên thế giới

Tham gia ý kiến vào Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) trong phiên thảo luận tại hội trường Kỳ họp thứ Tám diễn ra chiều nay, 23.10, ĐBQH Nguyễn Thị Thu Hà, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đề nghị, cần bổ sung quy định về thẩm quyền quyết định giao mặt nước, khu vực biển tại di tích Quốc gia đặc biệt, di sản thiên nhiên thế giới để bảo đảm sự thống nhất trong công tác quản lý, bảo vệ di sản.

Có nên tách riêng vụ án có người chưa thành niên phạm tội để giải quyết?
Diễn đàn Quốc hội

Có nên tách riêng vụ án có người chưa thành niên phạm tội để giải quyết?

Việc có tách vụ án hình sự có người chưa thành niên phạm tội hay không là một nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, tranh luận khi thảo luận về dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên tại phiên họp sáng 23.10. Một số ý kiến đề nghị, cần phân tích thấu đáo, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế để có quy định phù hợp, khoa học và khả thi hơn.

Bảo đảm chặt chẽ, phù hợp thực tiễn
Văn hóa - Thể thao

Bảo đảm chặt chẽ, phù hợp thực tiễn

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Phan Viết Lượng, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, nhiều quy định trong dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã được rà soát, chỉnh lý bám sát các mục tiêu, quan điểm, chính sách lớn; đồng thời bảo đảm phù hợp với thực tiễn, chặt chẽ song vẫn tạo thuận lợi cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

TS. Việt
Quốc hội và Cử tri

Muốn pháp luật có giá trị lâu dài, phải đánh giá tác động toàn diện

“Một trong những yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm đặt ra cho Quốc hội là bảo đảm “các quy định của pháp luật phải mang tính ổn định, có giá trị lâu dài”. Muốn vậy, cần có đánh giá tác động toàn diện, với các số liệu cụ thể, thuyết phục”, TS. NGUYỄN QUỐC VIỆT, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) chia sẻ.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị đại biểu Quốc hội phát huy dân chủ, trí tuệ, chuyên nghiệp, khoa học, tập trung góp ý toàn diện cả về nội dung và kỹ thuật lập pháp của các dự án luật
Chính sách và cuộc sống

Tăng tốc xây dựng thể chế cho những vấn đề mới

Hơn lúc nào hết, để “tìm ra con đường ngắn nhất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” như Tổng Bí thư Tô Lâm và Trung ương đã xác định thì cùng với việc tập trung khắc phục những "điểm nghẽn" về thể chế hiện tại, đồng thời cũng phải tăng tốc hơn nữa trong xây dựng thể chế cho những vấn đề mới, xu hướng mới.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và sự phát triển văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Diễn đàn Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và sự phát triển văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục

Trong bối cảnh đất nước không ngừng phát triển, dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đã được Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến với vận tốc thiết kế lên đến 350 km/h. Đây không chỉ là một công trình hạ tầng giao thông mà còn là biểu tượng của khát vọng vươn mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam trong kỷ nguyên mới.

ĐBQH Lê Văn Cường (Thanh Hóa) phát biểu
Quốc hội và Cử tri

Chính sách ưu đãi phải khả thi, hiệu quả

Chính sách của Nhà nước về dược và phát triển công nghiệp dược là một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm khi thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược tại phiên họp toàn thể sáng 22.10. Qua đó, các đại biểu đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu thấu đáo, bảo đảm các chính sách ưu đãi phải thực sự khả thi, hiệu quả.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Tô Lâm phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Ảnh QUANG KHÁNH
Quốc hội và Cử tri

Mong chờ những quyết sách thể hiện ý nguyện của Nhân dân

Trong những ngày cuối thu, cả nước đang hướng về Hội trường Diên Hồng, theo dõi Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Đây là một trong những sự kiện chính trị lớn của đất nước diễn ra trong thời điểm quan trọng, là kỳ họp đầu tiên có trách nhiệm thể chế hóa Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10 (Khóa XIII), đưa chủ trương của Đảng vào thực tiễn cuộc sống, giải quyết nhiều vấn đề quan trọng khác của đất nước, tạo tiền đề đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam như lời mở đầu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Kỳ họp.

Tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội sẽ xem xét Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương mở ra không gian, động lực của một đô thị phát triển đa dạng
Quốc hội và Cử tri

Tạo nền tảng vững chắc đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới vươn mình

Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV đã chính thức bước vào chương trình nghị sự được đông đảo cử tri và nhân dân cả nước trông đợi. Chia sẻ những kỳ vọng về kỳ họp quan trọng này, cử tri đều có chung mong muốn Quốc hội sẽ sáng suốt đưa ra được những quyết nghị đúng đắn nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển, tạo tiền đề, nền tảng vững chắc đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới vươn mình, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.