Nhà ở xã hội - hiện thực hóa giấc mơ an cư cho người dân

Bài 2: Bảo đảm không có “rào cản kỹ thuật” nào gây khó khăn cho việc thực thi

Ngay khi Quốc hội quyết định giám sát tối cao về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội, nhiều vướng mắc, khó khăn về cơ chế, chính sách đã được tháo gỡ. Nhiều luật được Quốc hội xem xét, thông qua trong thời gian giám sát cũng đã tập trung tháo gỡ những vướng mắc nhằm tạo bước phát triển đột phá trong phát triển nhà ở xã hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu chỉ đạo tại cuộc làm việc của Đoàn giám sát với Chính phủ

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu chỉ đạo tại cuộc làm việc của Đoàn giám sát với Chính phủ

Nhiều vướng mắc về thể chế đã được tháo gỡ...

Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023, Luật Đất đai năm 2024 và một số văn bản hướng dẫn thi hành được Quốc hội ban hành trong thời gian qua đã tạo khung khổ pháp lý rất quan trọng để phát triển nhà ở xã hội, qua đó, đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho người lao động, người có thu nhập thấp.

Nêu bật những điểm mới liên quan đến nhà ở xã hội trong Luật Nhà ở năm 2023, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản Hà Quang Hưng cho biết, so với Luật Nhà ở năm 2014, Luật mới đã bổ sung một số hình thức phát triển nhà ở xã hội là nhà ở cho công nhân trong khu công nghiệp, quy định về việc xây dựng nhà lưu trú cho công nhân trong khu công nghiệp. Luật cũng bổ sung hình thức đầu tư xây dựng, phát triển nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân; bổ sung chủ thể thực hiện nhà ở xã hội. Theo đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn tài chính công đoàn cho công nhân, người lao động thuộc đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội thuê.

Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng Hà Quang Hưng phát biểu

Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng Hà Quang Hưng phát biểu

Để khắc phục tình trạng thiếu quỹ đất phát triển nhà ở xã hội trong thời gian qua, ông Nguyễn Quang Hưng cho biết, Luật Nhà ở năm 2023 đã quy định giao cho UBND cấp tỉnh căn cứ vào chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương phải bố trí đủ quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội.

Nhằm tạo nguồn lực phát triển nhà ở xã hội, Luật Nhà ở 2023 cũng quy định, căn cứ nhu cầu đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được xác định trong chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh, trong quá trình lập dự toán ngân sách địa phương, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo HĐND cùng cấp việc dành ngân sách để đầu tư xây dựng dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn. Đồng thời, thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, đầu tư hạ tầng kỹ thuật ngoài dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật của dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội với hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngoài dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, bảo đảm đồng bộ hạ tầng xã hội trong và ngoài phạm vi dự án.

Luật Nhà ở 2023 cũng quy định nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút doanh nghiệp như: chủ đầu tư được hưởng ưu đãi thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế; được hưởng lợi nhuận định mức tối đa 10% tổng chi phí đầu tư xây dựng đối với phần diện tích xây dựng nhà ở xã hội; được dành tối đa 20% tổng diện tích đất ở trong phạm vi dự án đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật để đầu tư xây dựng công trình kinh doanh dịch vụ, thương mại, nhà ở thương mại; được vay vốn với lãi suất ưu đãi…

“So với Luật Nhà ở trước đây, thì trong luật mới, chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được hưởng nhiều chính sách ưu đãi hơn”, ông Nguyễn Quang Hưng nói.

Nhìn từ góc độ doanh nghiệp, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP. Hồ Chí Minh Lê Hoàng Châu ghi nhận, Luật Nhà ở 2023 đã quy định về điều kiện để hưởng chính sách nhà ở xã hội theo hướng cải cách thủ tục hành chính đơn giản hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn khi người dân đăng ký mua, thuê mua và thuê nhà ở xã hội. Theo đó, Luật đã bãi bỏ điều kiện cư trú khi mua, thuê mua nhà ở xã hội, giúp tháo gỡ một trong 3 nút thắt lớn gây khó tiếp cận nhà ở xã hội với người có nhu cầu hiện nay.

Đoàn giám sát của Quốc hội khảo sát tại dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở thương mại Lạc Hồng Phúc, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên

Đoàn giám sát của Quốc hội khảo sát tại dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở thương mại Lạc Hồng Phúc, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên

Điều kiện về nhà ở cũng được nới lỏng hơn, khi Luật quy định đối tượng và vợ hoặc chồng của đối tượng chưa có nhà ở (chưa có tên trong “sổ đỏ”) tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đó, chưa được mua hoặc thuê mua nhà ở xã hội; chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở dưới mọi hình thức tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

Như vậy, thay vì yêu cầu phải chưa có nhà ở trên toàn quốc như quy định tại Luật Nhà ở năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, người có nhu cầu mua nhà ở xã hội chỉ cần chứng minh sở hữu nhà ở tại nơi có dự án. Đối với trường hợp thuê không bắt buộc phải đáp ứng điều kiện về nhà ở, thu nhập nữa mà chỉ đúng đối tượng là được thuê nhà ở xã hội.

Ông Lê Hoàng Châu cũng đánh giá cao Điều 154 của Luật Nhà ở, vì lần đầu tiên đưa ra quy định về các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng nhà ở, qua đó giúp “chuẩn hóa” quy trình, thủ tục đầu tư xây dựng dự án nhà ở, bao gồm dự án nhà ở thương mại, dự án nhà ở xã hội và có thể áp dụng tương tự cho các dự án bất động sản khác. Điều này sẽ giúp khắc phục tình trạng “mỗi địa phương làm một kiểu”, còn nhà đầu tư thì như lạc trong “ma trận” quy trình.

Bên cạnh đó, tại Luật Đất đai năm 2024 đã quy định dự án nhà ở xã hội được miễn tiền sử dụng đất; chủ đầu tư có 20% diện tích của dự án được kinh doanh mà không phải hoạch toán chung với 80% còn lại để xây dựng nhà ở xã hội… Cùng với các quy định tại Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 thì việc bàn giao thủ tục, giấy tờ cũng như thủ tục mua bán nhà ở được công khai, minh bạch hơn.

... quan trọng nhất bây giờ là tổ chức thực thi

Với rất nhiều chính sách mới như đã nêu ở trên và việc Quốc hội đã đẩy sớm hiệu lực thi hành của 3 luật gồm Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản 2023; các nghị định hướng dẫn thi hành các luật này cũng có hiệu lực đồng thời với luật, trong đó đáng chú ý là Nghị định số 100/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở năm 2023 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội đã được Chính phủ ban hành với nhiều điểm mới đã tạo thêm niềm tin, động lực cho các doanh nghiệp.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Trần Hồng Nguyên phát biểu tại Tọa đàm “Quy định mới về nhà ở xã hội: từ chính sách đến thực thi” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Trần Hồng Nguyên phát biểu tại Tọa đàm “Quy định mới về nhà ở xã hội: từ chính sách đến thực thi” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức

Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là các Luật phải được thực hiện đồng bộ, với quyết tâm tổ chức thực hiện cao ở cấp địa phương. Như nhấn mạnh của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Trần Hồng Nguyên, là phải bảo đảm “chính sách được Quốc hội thông qua phải đi vào thực tiễn một cách thông suốt, không có rào cản kỹ thuật nào gây khó khăn cho việc thực thi”.

Trong đó, theo Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Pháp chế Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Trương Anh Tuấn, pháp luật đã quy định địa phương có trách nhiệm bố trí đủ quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội, nhưng bố trí ở đâu, lúc nào, “đất sạch”, đã giải phóng mặt bằng hay chưa cần có những tiêu chí cụ thể để bảo đảm tính khả thi, hiệu quả.

Mặt khác, trong Báo cáo kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”, Đoàn giám sát của Quốc hội đã nêu rõ, hiện chỉ có một số ít địa phương đã dành vốn nhà nước gồm vốn ngân sách và vốn nhà nước ngoài ngân sách để phát triển nhà ở xã hội. Đa số các dự án nhà ở xã hội đều được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn doanh nghiệp, hợp tác xã, trong khi đó, dòng vốn thực hiện dự án nhà ở xã hội của các doanh nghiệp, hợp tác xã đa phần được huy động từ vốn vay các tổ chức tín dụng. Trong giai đoạn 2015 - 2023 cũng chưa xuất hiện hình thức phát triển nhà ở xã hội bằng nguồn vốn hộ gia đình, cá nhân. Các hộ gia đình, cá nhân chủ yếu phát triển nhà trọ với số lượng lớn.

Luật sư, Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Pháp chế Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Trương Anh Tuấn phát biểu tại Tọa đàm “Quy định mới về nhà ở xã hội: từ chính sách đến thực thi” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức

Luật sư, Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Pháp chế Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Trương Anh Tuấn phát biểu tại Tọa đàm “Quy định mới về nhà ở xã hội: từ chính sách đến thực thi” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức

“Cơ bản chúng ta đang dùng nguồn vốn ngắn hạn cho dự án trung và dài hạn nên khó tương thích với nhau để xây dựng nguồn vốn phù hợp với những dự án này. Nguồn vốn không ổn định, lãi suất cao sẽ khó có nguồn đầu tư vào dự án nhà ở xã hội, đồng thời, nếu đầu tư được thì lãi suất cao cũng khiến giá thành người mua sau cùng sẽ cao”. Chỉ rõ vấn đề này, ông Trương Anh Tuấn đề nghị, phải tính tới các nguồn vốn khác ngoài việc đi vay từ các tổ chức tín dụng, trong đó bao gồm kênh chứng khoán, quỹ đầu tư bất động sản. Nên chăng cũng nghiên cứu tính tới việc người có thu nhập thấp trong các đối tượng được hỗ trợ về nhà ở, ngay từ đầu, sẽ đóng một khoản kinh phí vào quỹ thường xuyên để sau này được mua nhà ở xã hội. Bài toán lợi ích kinh doanh rất khó để bắt doanh nghiệp “đầu tư tiền chẵn, gom tiền lẻ”, nên rất cần có một nguồn tín dụng với thời hạn vay lâu dài để động viên doanh nghiệp tăng cường đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội.

Bên cạnh đó, một yếu tố khác cần được các cấp, các ngành quan tâm trong phát triển nhà ở xã hội là bảo đảm các tiện ích gắn liền với ngôi nhà. Khi khu vực xung quanh nhà ở xử lý được các nhu cầu về hạ tầng xã hội sẽ giúp người dân không phải đi lại nhiều, không phải đi lại xa.

“Như vậy, sẽ giúp giảm tải giao thông đô thị đối với khu vực đó. Đây là điều đặc biệt cần thiết khi xử lý vấn đề giao thông đô thị hiện nay của nước ta. Và, xu hướng của một số nước trong khu vực cũng đã phát triển khu nhà ở theo mô hình này, ví dụ như Hàn Quốc”, ông Trương Anh Tuấn cho biết.

Diễn đàn Quốc hội

ĐBQH Trần Văn Tuấn (Bắc Giang)
Quốc hội và Cử tri

Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế

Thảo luận tại tổ chiều 24.10, các đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc quy định các trường hợp thiếu thuốc, vật tư y tế do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng, không thể chuyển người bệnh đến cơ sở khám chữa bệnh khác khiến người bệnh phải tự mua thuốc theo chỉ định của thầy thuốc thì cơ sở khám, chữa bệnh có trách nhiệm hoàn trả tiền cho người bệnh, tổng hợp thanh toán với cơ quan bảo hiểm xã hội và chịu trách nhiệm về hồ sơ đề nghị thanh toán. Quy định này là cần thiết để bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế, giảm thủ tục hành chính, tránh tiêu cực.

Đại đa số đại biểu đồng tình duy trì mức thu 2% phí công đoàn
Quốc hội và Cử tri

Đại đa số đại biểu đồng tình duy trì mức thu 2% phí công đoàn

Trong phiên thảo luận về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang khẳng định, tuyệt đại đa số các đại biểu đồng tình với mức thu 2% phí công đoàn. Kinh phí công đoàn được để lại Công đoàn cơ sở hiện nay là 75% để chăm lo cho người lao động.

Sau 40 năm đổi mới, Việt Nam được cộng đồng thế giới xem như một hình mẫu phát triển thành công của một nước đang phát triển - Ảnh: Internet
Diễn đàn Quốc hội

Về một số vấn đề liên quan đến sự phát triển bền vững đất nước

GS. TSKH Nguyễn Ngọc Trân*

Mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030 và 2045 đã được Đảng đề ra để cả nước cùng suy nghĩ và phấn đấu để đạt. Nhằm chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ XIV, một số văn kiện Đại hội đang được tích cực dự thảo. Bài viết này góp một số ý có liên quan đến sự phát triển bền vững đất nước trong những thập niên tới.

Luật sư Nguyễn Tiến Lập
Diễn đàn Quốc hội

Ba vấn đề cần làm rõ để bảo đảm luật “không cần quá dài”

Để bảo đảm định hướng chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm rằng Quốc hội cần "đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp", trong đó “luật chỉ quy định những vấn đề khung, những vấn đề có tính nguyên tắc; không cần quá dài”, cần làm rõ ba vấn đề: Lập pháp bắt đầu bằng nội dung hay thẩm quyền? Luật cốt ở ban hành hay thi hành? Và ai giải thích luật?”. Luật sư NGUYỄN TIẾN LẬP, thành viên Văn phòng luật sư NHQuang và Cộng sự, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, nêu ý kiến.

ĐBQH Mai Văn Hải (Thanh Hóa)
Diễn đàn Quốc hội

Công khai, minh bạch Quỹ bảo tồn di sản văn hóa

Thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), có ý kiến đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, việc thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa là cần thiết để thực hiện các yêu cầu cấp bách, hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động thực sự cần thiết, có tính đặc thù trong bảo tồn di sản văn hóa nhưng ngân sách nhà nước chưa thể đáp ứng được. Đồng thời lưu ý, quá trình quản lý, điều hành và sử dụng Quỹ cần bảo đảm rõ ràng, công khai, minh bạch, để tạo niềm tin cho các nhà tài trợ.

Có nên tách riêng vụ án có người chưa thành niên phạm tội để giải quyết?
Diễn đàn Quốc hội

Có nên tách riêng vụ án có người chưa thành niên phạm tội để giải quyết?

Việc có tách vụ án hình sự có người chưa thành niên phạm tội hay không là một nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, tranh luận khi thảo luận về dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên tại phiên họp sáng 23.10. Một số ý kiến đề nghị, cần phân tích thấu đáo, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế để có quy định phù hợp, khoa học và khả thi hơn.

Bảo đảm chặt chẽ, phù hợp thực tiễn
Văn hóa - Thể thao

Bảo đảm chặt chẽ, phù hợp thực tiễn

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Phan Viết Lượng, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, nhiều quy định trong dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã được rà soát, chỉnh lý bám sát các mục tiêu, quan điểm, chính sách lớn; đồng thời bảo đảm phù hợp với thực tiễn, chặt chẽ song vẫn tạo thuận lợi cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

TS. Việt
Quốc hội và Cử tri

Muốn pháp luật có giá trị lâu dài, phải đánh giá tác động toàn diện

“Một trong những yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm đặt ra cho Quốc hội là bảo đảm “các quy định của pháp luật phải mang tính ổn định, có giá trị lâu dài”. Muốn vậy, cần có đánh giá tác động toàn diện, với các số liệu cụ thể, thuyết phục”, TS. NGUYỄN QUỐC VIỆT, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) chia sẻ.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và sự phát triển văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Diễn đàn Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và sự phát triển văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục

Trong bối cảnh đất nước không ngừng phát triển, dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đã được Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến với vận tốc thiết kế lên đến 350 km/h. Đây không chỉ là một công trình hạ tầng giao thông mà còn là biểu tượng của khát vọng vươn mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam trong kỷ nguyên mới.

ĐBQH Lê Văn Cường (Thanh Hóa) phát biểu
Quốc hội và Cử tri

Chính sách ưu đãi phải khả thi, hiệu quả

Chính sách của Nhà nước về dược và phát triển công nghiệp dược là một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm khi thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược tại phiên họp toàn thể sáng 22.10. Qua đó, các đại biểu đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu thấu đáo, bảo đảm các chính sách ưu đãi phải thực sự khả thi, hiệu quả.

Tạo xung lực mới, thúc đẩy hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào
Quốc hội và Cử tri

Tạo xung lực mới, thúc đẩy hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta vừa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức CHDCND Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45 từ ngày 17-19.10 theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Lào, Chủ tịch AIPA Saysomphone Phomvihane. Trao đổi với báo chí tháp tùng Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại VŨ HẢI HÀ khẳng định, chuyến thăm đã thành công rất tốt đẹp. Thông qua những kết quả cụ thể đạt được, chuyến thăm chắc chắn sẽ tạo xung lực mới, thúc đẩy hợp tác toàn diện, thực chất trên các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại, đầu tư, tương xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp Việt Nam - Lào.

Phó Tổng Thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Trường Giang
Quốc hội và Cử tri

Khơi thông điểm nghẽn, kiến tạo phát triển

Sáng mai, 21.10, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV sẽ khai mạc, trong đó, Quốc hội dành phần lớn thời gian cho công tác lập pháp với số lượng các dự luật nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Nhấn mạnh tinh thần đổi mới trong tư duy xây dựng pháp luật, các đại biểu Quốc hội cũng kỳ vọng, các quyết sách được Quốc hội đưa ra tại Kỳ họp sẽ giúp khơi thông điểm nghẽn về thể chế, pháp luật, kiến tạo cho phát triển, tạo tiền đề cho việc “về đích” thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của cả nhiệm kỳ.

ĐBQH Trần Thị Vân (Bắc Ninh)
Diễn đàn Quốc hội

Quyết sách đúng đắn, tạo đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội

Với khối lượng công việc rất lớn, rất quan trọng sẽ được trình Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp thứ Tám, các đại biểu Quốc hội khẳng định sẽ thảo luận, xem xét thực sự khách quan, toàn diện, trọng tâm, qua đó đưa ra những quyết sách đúng đắn, có ý nghĩa như đòn bẩy, động lực thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10 Khóa XIII
Diễn đàn Quốc hội

Bài 2: Giải quyết ở tầm nhìn và chủ thuyết trong quan hệ toàn diện phát triển kinh tế với chính trị, văn hóa

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản

Cần thiết phải thấy rằng, mỗi quyết sách về kinh tế cần bắt đầu từ nền móng trước hết là một quyết sách về chính trị, văn hóa và nhân văn, để tránh rơi vào quyết định luận kinh tế đơn thuần, nhất là khắc chế quy luật tàn khốc “cá lớn nuốt cá bé”, “kinh tế vị kinh tế”, “tiền vị tiền”, cổ xúy vô hình cho thói “tiền trao cháo múc”, “trả tiền ngay, lạnh lùng không tình nghĩa”… của kinh tế thị trường mà không ít quốc gia mắc phải khi cùng xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường.

Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18/9 đến ngày 20/9/2024 tại Thủ đô Hà Nội
Diễn đàn Quốc hội

Bài 1: Đổi mới để phát triển thể chế và thể chế vì đổi mới, dân chủ, pháp quyền

Lời Tòa soạn: Sau gần 40 năm, công cuộc Đổi mới toàn diện, đồng bộ đã đi đúng hướng. Tuy nhiên, không ít tiềm năng, lợi thế và xung lực đổi mới, ở góc độ nào đó, chưa được khai thác ngang tầm, sử dụng hiệu quả và khởi động đúng mức. Từ thực tiễn phát triển công cuộc Đổi mới sau 40 năm và dự báo tương lai càng cho thấy, tầm nhìn - thể chế - lực lượng là ba nhân tố cơ bản quyết định thành công. Để góp phần luận giải sâu hơn về nội dung này,
Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản xoay quanh chủ đề: “Phát triển tầm nhìn, thể chế và lực lượng đổi mới trong kỷ nguyên mới”.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu về dự án Luật Dữ liệu
Diễn đàn Quốc hội

Cần chính sách đặc thù, vượt trội

Nhấn mạnh dữ liệu vừa là tài nguyên vừa là nguồn lực vừa là động lực mới cho sự phát triển, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát dự thảo Luật Dữ liệu, bảo đảm có những chính sách thật sự đặc thù, vượt trội.

Chống lãng phí luôn là một trong những chủ đề "nóng" được Quốc hội quan tâm
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng văn hóa chống lãng phí vì sự phát triển phồn vinh của đất nước

Xây dựng văn hóa chống lãng phí trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ của đất nước không chỉ là một nhiệm vụ quan trọng mà còn là yêu cầu cấp thiết đối với sự phát triển bền vững và lâu dài của Việt Nam. Thông điệp về xây dựng văn hóa chống lãng phí mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã nêu ra chính là định hướng chiến lược quan trọng để đảm bảo sự phát triển lâu dài và phồn thịnh cho đất nước.

Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Thấu tình đạt lý, thuyết phục trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân

Với những vụ việc kéo dài, cần giải quyết thấu tình đạt lý, tới nơi tới chốn, có tính thuyết phục, đặc biệt phải làm một cách bài bản hơn nữa trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Đây là yêu cầu được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đưa ra tại Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến về các báo cáo liên quan đến giải quyết kiến nghị của cử tri và khiếu nại, tố cáo của công dân.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu kết luận nội dung thảo luận
Diễn đàn Quốc hội

Có nên quy định về giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội không?

Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân tại Phiên họp thứ 38, các thành viên UBTVQH đều nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường hoạt động giám sát theo đúng chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội, HĐND các cấp. Đặc biệt cần thể hiện cho được những tư tưởng đổi mới trong hoạt động này. Trong đó, một trong những đề nghị mới, đó là có nên quy định về giải trình của UBTVQH để đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong giai đoạn mới hiện nay, bảo đảm tính phản ứng nhanh và vai trò của cơ quan thường trực của Quốc hội.