Dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự:

Hài hòa quyền, lợi chính đáng của các bên liên quan

Thảo luận tại Tổ sáng nay, 30.10, về dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự, một số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, việc áp dụng cơ chế thí điểm sẽ có tác động rất lớn đến quyền con người, quyền công dân, nhất là quyền tài sản và đề nghị, cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát nhằm bảo đảm hài hòa quyền lợi chính đáng của các bên liên quan.

ĐBQH Đỗ Ngọc Thịnh (Khánh Hòa):
Cần mở rộng hơn phạm vi thí điểm

Về các biện pháp xử lý vật chứng, tài sản, dự thảo Nghị quyết cho phép các cơ quan tiến hành tố tụng quyết định việc xử lý vật chứng, tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa trong vụ án hình sự đang thụ lý, giải quyết, mặc dù vụ án hình sự này không có quyết định đình chỉ. Như vậy, việc xử lý vật chứng, tài sản nêu trong dự thảo Nghị quyết được hiểu là bó hẹp trong phạm vi. Cụ thể, đối với các tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Chương XVIII (các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế), Chương XXIII (các tội phạm về chức vụ) và một số tội phạm quy định tại Chương XVI (các tội xâm phạm sở hữu) Bộ luật Hình sự; còn những tội phạm được quy định tại các chương khác thì không áp dụng Nghị quyết này. Các tội phạm này nằm trong vụ án hình sự đang ở giai đoạn điều tra thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra cấp trung ương (tức là các Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng, Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao). Các Cơ quan điều tra thuộc Cơ quan công an cấp tỉnh, Cơ quan điều tra thuộc quân đội nhân dân cấp quân khu không có thẩm quyền này.

ngoc-thinh.jpg
ĐBQH Đỗ Ngọc Thịnh (Khánh Hòa)

Việc quy định Cơ quan điều tra có thẩm quyền xử lý vật chứng, tài sản khi vụ án hình sự đang được tiến hành điều tra, thu thập chứng cứ để buộc tội đối với những người bị buộc tội mà không cần phải có quyết định đình chỉ ở giai đoạn điều tra dường như trái với quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, trước tiên là trái với quy định về nguyên tắc suy đoán vô tội tại Điều 13 và Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự.

Do vậy, quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng như tại Điều 1 dự thảo Nghị quyết có lẽ chưa hợp lý. Cần quy định thí điểm mở rộng hơn như: áp dụng đối với tất cả các vụ án hình sự có các bị can phạm các tội danh mà Bộ luật Hình sự quy định hình phạt tiền hoặc có thể bị tịch thu tài sản để bảo đảm bồi thường thiệt hại như quy định tại Điều 128 và Điều 129 Bộ luật Tố tụng hình sự. Nên trao cho các cơ quan điều tra các cấp có thẩm quyền áp dụng việc xử lý tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa, còn việc xử lý vật chứng thì theo quy định tại Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự.

ĐBQH Lê Thanh Phong (TP. Hồ Chí Minh):
Cân nhắc điều kiện áp dụng biện pháp xử lý vật chứng, tài sản

Dự thảo Nghị quyết quy định phạm vi thí điểm xử lý vật chứng, tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa được áp dụng trong quá trình giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử; đồng thời, cũng tính cả việc áp dụng luôn biện pháp xử lý tài sản ở giai đoạn giải quyết nguồn tin tội phạm. Như vậy là trái với quy định tại khoản 3, Điều 147, Điều 160 Bộ luật Tố tụng hình sự. Cũng theo quy định tại Điều 36, Điều 128, Điều 129 Bộ luật Tố tụng hình sự thì chỉ cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết kê biên, phong tỏa tài sản sau khi có quyết định khởi tố bị can. Ở giai đoạn xử lý nguồn tin tội phạm, nhiều khi thông tin về vụ việc còn chưa trình tới Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà dự thảo Nghị quyết này quy định luôn chỗ này là chưa đúng với Kết luận số 87-KL/TW, ngày 13.7.2024 của Bộ Chính trị. Do đó, cần phải làm rõ việc có áp dụng biện pháp xử lý tài sản ở giai đoạn giải quyết nguồn tin tội phạm hay không.

ĐBQH Lê Thanh Phong (TP. Hồ Chí Minh)

ĐBQH Lê Thanh Phong (TP. Hồ Chí Minh)

Về điều kiện áp dụng biện pháp xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình tố tụng, theo điểm b, khoản 7, Điều 3 dự thảo Nghị quyết quy định “các biện pháp xử lý vật chứng, tài sản trong suốt quá trình giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và phải có sự thống nhất của các cơ quan tiến hành tố tụng trước khi ra quyết định”, cần cân nhắc việc quy định “phải có sự thống nhất của các cơ quan tiến hành tố tụng trước khi ra quyết định” xem có vi phạm nguyên tắc độc lập xét xử hay không? Bởi lẽ, nếu yêu cầu ba cơ quan cùng thống nhất xử lý nhưng một cơ quan không đồng ý thì sao? Trong trường hợp xử lý sai phải bồi thường thì trách nhiệm của cơ quan nào phải bồi thường hay cùng chung ba cơ quan? Cần cân nhắc kỹ nội dung này.

ĐBQH Lương Văn Hùng (Quảng Ngãi):
Hài hòa lợi ích Nhà nước, quyền tài sản của tổ chức, cá nhân

Về nguyên tắc áp dụng các biện pháp xử lý vật chứng, tài sản, có được áp dụng đồng thời từ 2 biện pháp trong 5 biện pháp mới quy định hay không? Ví dụ, sau khi áp dụng biện pháp nộp tiền bảo đảm để hủy bỏ việc thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa thì vật chứng, tài sản được giao cho chủ sở hữu hoặc người có quyền quản lý, sử dụng hợp pháp. Trường hợp xét thấy có dấu hiệu tẩu tán tài sản thì cơ quan tiến hành tố tụng có được quyền áp dụng thêm biện pháp tạm ngừng giao dịch, tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng hay không?

ĐBQH Lương Văn Hùng (Quảng Ngãi)

ĐBQH Lương Văn Hùng (Quảng Ngãi)

Đối với biện pháp nộp tiền để bảo đảm hủy bỏ việc thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa thì người bị buộc tội, tổ chức, cá nhân quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 3 dự thảo Nghị quyết có được quyền chuyển dịch tài sản (mua bán, trao đổi, tặng cho…) hay không? Dự thảo Nghị quyết chưa làm rõ vấn đề này. Theo tôi, chỉ giao cho họ quyền quản lý, sử dụng và những người này phải có nghĩa vụ bảo quản vật chứng, tài sản, bảo đảm không thay đổi hiện trạng đến khi có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án, nhằm bảo đảm nghĩa vụ thi hành án, bồi thường thiệt hại.

Về thẩm quyền hủy bỏ, thay đổi biện pháp xử lý vật chứng, tài sản, theo quy định tại điểm c, khoản 7, Điều 3 dự thảo Nghị quyết, người có thẩm quyền đã ra quyết định áp dụng biện pháp này mới có quyền hủy bỏ, thay đổi biện pháp xử lý vật chứng. Quy định này còn cứng nhắc vì tại khoản 2, Điều 130 Bộ luật Tố tụng hình sự có quy định Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có quyền hủy bỏ biện pháp ngăn chặn khi không còn cần thiết.

ĐBQH Lê Tất Hiếu (Vĩnh Phúc):
Quy định cụ thể hơn để bảo đảm quyền và lợi ích của chủ sở hữu tài sản

Việc ban hành Nghị quyết thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự là rất cần thiết. Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử tội phạm nói chung, đặc biệt là điều tra, xử lý những vụ án kinh tế, tham nhũng vừa qua có nhiều vấn đề phát sinh liên quan đến thu giữ vật chứng; trong xử lý tiền, lợi ích thu được do phạm tội mà có...

ĐBQH Lê Tất Hiếu (Vĩnh Phúc)

ĐBQH Lê Tất Hiếu (Vĩnh Phúc)

Thực tế, quá trình giải quyết tin báo, truy tố, xét xử của nhiều vụ án bị kéo dài, thậm chí có vụ án kéo dài đến 3 năm. Việc bảo quản vật chứng của những vụ án này gây tốn kém cho quá trình giải quyết, thậm chí có một số tài sản kê biên phải nằm trong Kho bạc Nhà nước, tiền bị giữ lại ở tài khoản ngân hàng, không được sử dụng, lưu thông, gây thiệt hại cho người bị hại, ảnh hưởng đến nguồn lực chung của xã hội. Do đó, việc ban hành Nghị quyết này để xử lý ngay từ đầu, ngay từ giai đoạn giải quyết tố giác, tin báo tội phạm là rất cần thiết, kịp thời.

Điều 1 dự thảo Nghị quyết quy định phạm vi thí điểm xử lý vật chứng, tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa được áp dụng trong quá trình giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo. Có ý kiến cho rằng, việc xử lý vật chứng, thu giữ tài sản, tạm giữ, kê biên, phong tỏa tài sản chỉ nên áp dụng từ giai đoạn khởi tố trở đi.

Nhưng, tôi nhận thấy, giai đoạn giải quyết nguồn tin tội phạm mới là giai đoạn mất nhiều thời gian, cần áp dụng các biện pháp nêu trên để xử lý vật chứng, tài sản hiệu quả hơn. Mặt khác, Điều 2 và Điều 3 của dự thảo Nghị quyết về nguyên tắc thực hiện thí điểm hay Điều 3 dự thảo Nghị quyết về các biện pháp áp dụng đều có những quy định rất chặt chẽ, góp phần bảo đảm quyền của người bị hại, bị can, bị cáo, cũng như các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Tại khoản 2 Điều 3 dự thảo Nghị quyết quy định cơ chế cho phép người bị buộc tội hoặc tổ chức, cá nhân được nộp tiền bảo đảm thi hành án để hủy bỏ việc thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa. Số tiền nộp bảo đảm không thấp hơn giá của vật chứng, tài sản theo kết luận định giá tài sản. Quy định này là hợp lý, nhưng tại điểm c, khoản 2, Điều 3 lại quy định “người bị buộc tội, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản vật chứng, tài sản trong quá trình khai thác, quản lý, sử dụng”. Nội dung này cần được quy định kỹ hơn, vì những vật chứng đã được làm rõ, các cơ quan tố tụng cũng đã xác định bị can, bị cáo, những đối tượng có liên quan, thì hoàn toàn có thể trả lại cho chủ sở hữu, cho họ quyền định đoạt tài sản. Quy định như vậy sẽ bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản sau khi được xóa phong tỏa, kê biên.

Quốc hội và Cử tri

Có thu hồi đất sau khi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bị thu hồi?
Diễn đàn Quốc hội

Có thu hồi đất sau khi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bị thu hồi?

Thảo luận tại tổ 16 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu… các đại biểu Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh, Lai Châu, Cà Mau và Lâm Đồng kiến nghị làm rõ và bổ sung quy định về việc có thu hồi đất sau khi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bị thu hồi hay không?.

Quy định rõ biện pháp xử lý vật chứng, tài sản trong vụ án hình sự
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Quy định rõ biện pháp xử lý vật chứng, tài sản trong vụ án hình sự

Thảo luận tại Tổ 3 về dự thảo Nghị quyết thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự, ĐBQH Trần Đức Thuận (Nghệ An) đề nghị quy định rõ các biện pháp xử lý vật chứng, tài sản để bảo đảm minh bạch; có tiêu chí trong xử lý vật chứng tài sản có ý nghĩa lưu thông phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, không để lãng phí.

Quang cảnh thảo luận tại tổ 17
Quốc hội và Cử tri

Tháo "nút thắt" thể chế để khơi thông nguồn lực phát triển

Góp ý vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đấu thầu, các ĐBQH tỉnh Cao Bằng, Gia Lai, An Giang nhấn mạnh, dù là nội dung khó và phức tạp song việc sửa đổi các luật trên là cần thiết, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho địa phương, doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. 

Rà soát lại quy trình thủ tục đầu tư tránh chồng chéo giữa các luật
Quốc hội và Cử tri

Rà soát lại quy trình thủ tục đầu tư tránh chồng chéo giữa các luật

Thảo luận tại Tổ 9 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, các ĐBQH tỉnh: Quảng Ninh, Hòa Bình, Bến Tre, Phú Yên đều đồng tình với sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, tuy nhiên cần rà soát lại quy trình thủ tục đầu tư để tránh chồng chéo giữa các luật liên quan.

Phân cấp, ủy quyền phải gắn với bố trí nguồn lực cho các địa phương
Quốc hội và Cử tri

Phân cấp, ủy quyền phải gắn với bố trí nguồn lực cho các địa phương

Chiều 29.10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đã thảo luận tại Tổ 1 về Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia.

TS. Bắc
Kinh tế

Nâng quy mô dự án là mở không gian cho tư duy mới

Theo TS. NGUYỄN PHƯƠNG BẮC, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Bắc Ninh, dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) có nhiều điểm mới quan trọng. Trong đó, việc nâng quy mô dự án chính là mở không gian cho tư duy mới, để thiết kế các dự án theo cách liên kết với nhau, mang tính tổng thể, tức là những dự án lớn. Điều này phù hợp với bối cảnh mới - bước vào “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.

Gỡ “điểm nghẽn” tài chính cho các dự án BOT giao thông
Ý kiến đại biểu

Gỡ “điểm nghẽn” tài chính cho các dự án BOT giao thông

Cần sửa đổi Luật để khắc phục “điểm nghẽn” cho cả các dự án BOT giao thông đã khai thác vận hành để tháo gỡ khó khăn, củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư. Đây là kiến nghị của ĐBQH Hoàng Văn Nghiệm - Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn trong buổi thảo luận tại Tổ của Quốc hội chiều 26.10.

Khắc phục những bất cập, khó khăn trong thực hiện biện pháp cưỡng chế thu nợ thuế
Ý kiến đại biểu

Khắc phục những bất cập, khó khăn trong thực hiện biện pháp cưỡng chế thu nợ thuế

Phát biểu về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật gồm Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia, ĐBQH Trần Thị Vân (Bắc Ninh) cho rằng việc quy định rõ cơ quan quản lý thuế phải có đủ thông tin, điều kiện thì mới thực hiện cưỡng chế.

ĐBQH Huỳnh Thị Phúc
Ý kiến đại biểu

Bổ sung quy định khấu trừ thuế giá trị gia tăng khi thanh toán bằng cổ phiếu, trái phiếu

Sáng 29.10, phát biểu tại hội trường về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), ĐBQH Huỳnh Thị Phúc (Bà Rịa- Vũng Tàu) đề nghị Ban soạn thảo cần xem xét bổ sung quy định cho phép khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào khi thanh toán bằng cổ phiếu, trái phiếu. Đây là các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, cần được quy định để tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong hoạt động giao dịch.

ĐBQH Leo Thị Lịch (Bắc Giang)
Ý kiến đại biểu

Bảo đảm linh hoạt và chặt chẽ trong thực hiện đầu tư công

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, các quy định tại dự thảo Luật đã đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong đầu tư công, tạo sự chủ động, linh hoạt cho tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, cần tiếp tục rà soát các điều, khoản liên quan đến phân cấp, phân quyền; bổ sung đánh giá tác động với một số nội dung; thực hiện lấy ý kiến đầy đủ các đối tượng chịu tác động… để bảo đảm chặt chẽ, tạo thuận lợi trong thực hiện.

Không miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ
Ý kiến đại biểu

Không miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ

Tham gia ý kiến tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), ĐBQH Hoàng Minh Hiếu (Nghệ An) bày tỏ sự đồng tình việc không quy định miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ; đồng thời, thống nhất với quy định nhà quản lý sàn giao dịch điện tử, nhà quản lý nền tảng số thực hiện kê khai, nộp thuế thay cho các hộ, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử…

Tập trung vào các biện pháp thúc đẩy sự minh bạch thông tin và nâng cao hiểu biết của nhà đầu tư
Ý kiến đại biểu

Tập trung vào các biện pháp thúc đẩy sự minh bạch thông tin và nâng cao hiểu biết của nhà đầu tư

Ngày 29.10, Phát biểu tại phiên thảo luận tổ về Luật Chứng khoán, theo ĐBQH Nguyễn Như So (Bắc Ninh), nên tập trung vào các biện pháp thúc đẩy sự minh bạch thông tin và nâng cao hiểu biết của nhà đầu tư, để họ có thể tự quyết định và tự chịu trách nhiệm đối với các giao dịch của mình. Điều này không chỉ hỗ trợ sự phát triển của thị trường vốn mà còn tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng cho doanh nghiệp.

Quang cảnh họp Tổ 14
Ý kiến đại biểu

Không tạo ra rào cản, vướng ở đâu gỡ ở đó

Thảo luận tại Tổ 14 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp) về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) chiều 29.10, một số ĐBQH đề nghị, nếu là công trình, dự án liên xã thì giao cho Ban quản lý dự án của cấp huyện làm đơn vị chủ quản, chủ đầu tư nhằm bảo đảm chuyên môn và công tác quản lý. Đặc biệt, việc sửa đổi Luật lần này sẽ không tạo ra rào cản, đúng với tinh thần "vướng ở đâu, gỡ ở đấy", đồng thời không đưa vào dự thảo Luật những nội dung chưa chín, chưa rõ, chưa cụ thể.

Phân cấp mạnh, địa phương có đủ sức đảm đương?
Ý kiến đại biểu

Phân cấp mạnh, địa phương có đủ sức đảm đương?

Thảo luận tại Tổ 4, chiều 29.10 về dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi), các đại biểu khẳng định việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền là cần thiết. Tuy nhiên, ĐBQH Lê Tiến Châu (Hải Phòng) lưu ý, cần tính đến việc liệu địa phương và các chủ đầu tư có đủ sức đảm đương không?

Toàn cảnh phiên thảo luận tại Tổ 6
Ý kiến đại biểu

Tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương trong đầu tư công

Chiều 29.10, thảo luận về Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), các đại biểu tại Tổ 6 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Giang, Bình Định, Sóc Trăng, Bạc Liêu) đề nghị: việc sửa đổi luật cần xem xét về tổng thể, đánh giá toàn diện những tồn tại, hạn chế để khắc phục các vướng mắc, khó khăn trong thực hiện đầu tư công...

ĐBQH Trần Quốc Quân (Long An) phát biểu thảo luận. Ảnh: Đào Cảnh
Ý kiến đại biểu

Gỡ “điểm nghẽn” thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Chiều 29.10, thảo luận tại Tổ 11 (gồm Đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh: Đà Nẵng, Tây Ninh, Long An, Sơn La) về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), các ĐBQH cho rằng, dự luật lần này đã sửa đổi khá toàn diện, tháo gỡ được nhiều “điểm nghẽn”, vướng mắc trong phân cấp, phân quyền cho địa phương; cắt giảm thủ tục đầu tư trong quá trình tổ chức thực hiện các dự án nhằm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.

Áp thuế giá trị gia tăng 5% với mặt hàng phân bón: Lợi ích tổng thể của nền kinh tế
Ý kiến đại biểu

Áp thuế giá trị gia tăng 5% với mặt hàng phân bón: Lợi ích tổng thể của nền kinh tế

Thời gian qua, các doanh nghiệp phân bón Việt Nam liên tiếp kiến nghị việc đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (VAT), bởi khi mặt hàng này được áp thuế VAT đầu ra, doanh nghiệp sẽ được khấu trừ thuế đầu vào, từ đó có nhiều dư địa để giảm giá thành sản phẩm; thu hút đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm. 

ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (TP. Hồ Chí Minh)
Ý kiến đại biểu

Áp dụng thuế suất giá trị gia tăng 5% cho phân bón là phù hợp

ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (TP Hồ Chí Minh)

Trước hết, tôi xin đề nghị các đại biểu đọc Báo Đại biểu Nhân dân ngày 18.6.2024 có bài về tăng năng lực cạnh tranh phân bón trong nước. Tại bài báo này, rất nhiều đại biểu ủng hộ việc áp dụng thuế suất giá trị gia tăng 5% cho phân bón và nhiều ý kiến chứng minh điều này không chỉ có lợi cho doanh nghiệp trong nước mà còn có lợi cho cả nông dân.

Cần chính sách thuế hỗ trợ phát triển ngành phân bón theo hướng bền vững
Quốc hội và Cử tri

Cần chính sách thuế hỗ trợ phát triển ngành phân bón theo hướng bền vững

Sáng 29.10, góp ý vào dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc đề nghị, cần có các chính sách thuế hỗ trợ phát triển ngành phân bón theo hướng phát triển bền vững, kết hợp hài hòa giữa các sắc thuế trực thu và gián thu trong hệ thống thuế...