Muốn pháp luật có giá trị lâu dài, phải đánh giá tác động toàn diện

“Một trong những yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm đặt ra cho Quốc hội là bảo đảm “các quy định của pháp luật phải mang tính ổn định, có giá trị lâu dài”. Muốn vậy, cần có đánh giá tác động toàn diện, với các số liệu cụ thể, thuyết phục”, TS. NGUYỄN QUỐC VIỆT, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) chia sẻ.

Đừng ngại vấn đề mới

- Trong bài phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV sáng 21.10, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ: Quốc hội cần “đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp”, trong đó “chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển". Ông nghĩ sao về định hướng chỉ đạo này?

- Là người làm công tác nghiên cứu về chính sách, tôi rất tán đồng với thông điệp của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Hệ thống pháp luật cũng như hoạt động quản lý nhà nước trước hết nhằm mục tiêu quản lý xã hội, bảo đảm duy trì sự ổn định và trật tự xã hội nhất định. Song, cuộc sống luôn vận động, phát triển không ngừng, đi kèm với đó là những thay đổi, biến chuyển, xuất hiện những yếu tố mới, động lực mới như kinh tế số, kinh tế xanh, các công nghệ mới… Nếu quản lý mà chỉ nặng về bảo đảm hành lang tuân thủ và trật tự có sẵn thì sẽ trở nên lạc hậu và mâu thuẫn với quá trình phát triển. Do đó, cùng với việc bảo đảm sự ổn định, trật tự xã hội, điều quan trọng của hệ thống pháp luật là cần phải khuyến khích được sự vận động, sáng tạo và sự phát triển của xã hội.

Để bảo đảm vừa quản lý, vừa khuyến khích sáng tạo, khơi thông nguồn lực, cần tránh xây dựng hệ thống pháp luật mang tính chung chung như luật khung, luật ống, mà phải bám sát cuộc sống, điều chỉnh được các quan hệ xã hội cũng như những xu thế vận động, phát triển của xã hội. Việc điều chỉnh này cần phải dựa trên các nguyên lý, nguyên tắc chung và mang tính phổ quát, không “luật hóa các quy định của nghị định và thông tư” như yêu cầu của Tổng Bí thư.

Song, tôi cho rằng, không chỉ văn bản luật mà cả văn bản dưới luật như nghị định, thông tư cũng chỉ nên dừng ở một phạm vi nào đó, không nên quá chi tiết. Nếu cứ ôm đồm, muốn quản trị hết thì sẽ tự bó mình vào khung khổ chật hẹp, vô hình trung sẽ làm giới hạn dư địa của quản lý nhà nước trong bối cảnh xã hội không ngừng phát triển. Thay vào đó, hãy nhường chỗ cho các quy tắc cộng đồng (hiệp hội, nhóm xã hội...), tự họ sẽ đưa ra quy tắc ràng buộc và những giá trị theo nhu cầu, động cơ của những chủ thể trong đó.

Mặt khác, xã hội phát triển sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề mới mà Quốc hội hay bất cứ cơ quan quản lý nào cũng không thể dự liệu được hết. Chẳng hạn như kinh tế số, kinh tế xanh, đổi mới sáng tạo... - những động lực mới cho sự phát triển đất nước, phù hợp với xu thế toàn cầu và đòi hỏi phải có hành lang pháp lý mới. Ban đầu, có thể chúng ta còn lúng túng, song không vì thế mà không có hệ thống pháp luật điều chỉnh. Hãy đừng sợ, đừng ngại vấn đề mới, mà hãy mạnh dạn đề xuất, xây dựng chính sách để điều chỉnh các yếu tố mới nổi, và chấp nhận phải điều chỉnh dần. Chính sự nhanh chóng ban hành các quy định cho các vấn đề mới nổi cũng là để vừa bảo đảm mục tiêu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển.

Tăng cường hơn nữa các phiên giải trình

- Một trong những hạn chế trong hoạt động lập pháp được Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ ra là chất lượng xây dựng, hoàn thiện pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn; các quy định chưa thực sự đồng bộ, còn chồng chéo… Trong bối cảnh đó, để bảo đảm “các quy định của pháp luật phải mang tính ổn định, có giá trị lâu dài”, theo ông, Quốc hội cần lưu ý điều gì?

- Theo tôi, yếu tố đầu tiên là phải bảo đảm tính chuyên nghiệp trong xây dựng hệ thống pháp luật. Cần phân định rõ giữa luật mang tính chất nguyên tắc, chủ đạo, phổ quát với các văn bản thi hành luật, đồng nghĩa có thể xem xét giao quyền chủ động hơn, trao thẩm quyền cao hơn cho các ủy ban của Quốc hội trong việc đề nghị, trình các dự án luật, được can thiệp sâu hơn vào các dự án luật, thay vì phụ thuộc vào các cơ quan hành pháp như hiện nay. Hiện, các ủy ban của Quốc hội đều có đội ngũ đại biểu chuyên trách, có đủ chuyên môn để làm công việc này.

Cùng với đó, cần huy động được đội ngũ chuyên gia giỏi tại các cơ quan nghiên cứu chính sách pháp luật, luật sư tại các văn phòng luật sư nổi tiếng để cùng xây dựng văn bản luật để bảo đảm tính chính xác, phổ quát, bao trùm, ngắn gọn, đồng thời bóc tách được chu trình làm luật với chu trình làm văn bản dưới luật của các cơ quan hành pháp.

Mục đích của hệ thống luật pháp và cơ quan quản lý nhà nước là vì lợi ích của Nhân dân, phục vụ Nhân dân, vì thế cần bảo đảm lấy ý kiến rộng rãi trong xã hội, nhất là những đối tượng bị ảnh hưởng; và phải đánh giá toàn diện. Thời gian qua, Quốc hội cũng như các cơ quan của Chính phủ khi xây dựng dự thảo luật, nghị định, thông tư đã thực hiện tốt việc lấy ý kiến góp ý trước khi ban hành. Việc tiếp thu, giải trình cũng đã tương đối công khai, minh bạch.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, việc giải trình vẫn chung chung, hoặc đánh giá tác động còn sơ sài. Vì thế, thời gian tới cần khắc phục điều này, đó là giải trình đầy đủ, rõ ràng hơn và phải có đánh giá tác động toàn diện, có số liệu đầy đủ, thuyết phục, để khi quy định được ban hành sẽ vừa bám sát cuộc sống vừa bảo đảm tính khả thi.

- Cũng trong bài phát biểu, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ Quốc hội cần “thực hiện tốt hơn nữa chức năng giám sát tối cao”. Ông có đề xuất gì về việc thực hiện chức năng này trong thời gian tới?

- Thời gian qua, Quốc hội đã làm tốt công tác giám sát, đặc biệt là giám sát tối cao đã được tăng cường, với nhiều cuộc giám sát chuyên đề, cử các đoàn giám sát đi thực tế để nắm tình hình.Các nội dung giám sát chuyên đề được Quốc hội lựa chọn đều là những vấn đề rất sát sườn, được cử tri và Nhân dân hết sức quan tâm, như vấn đề bất động sản và nhà ở xã hội. Công tác giám sát này cần được tiếp tục phát huy trong thời gian tới.

Về bản chất, giám sát là công việc thường xuyên, liên tục để bảo đảm tuân thủ đúng quy định pháp luật; kịp thời khắc phục bất cập, hạn chế trong triển khai cũng như sửa đổi quy định có liên quan nếu cần. Cuối kỳ giám sát, Đoàn giám sát sẽ có báo cáo, trong đó đề ra các giải pháp, đề xuất cụ thể và báo cáo Quốc hội tại các kỳ họp. Song, ngay trong kỳ giám sát, nếu phát hiện có những vướng mắc, bất cập cần trao đổi, làm rõ. Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội cần xem xét tăng cường hơn nữa các phiên giải trình, từ đó có đề xuất giải pháp thực hiện ngay.

Hoặc trong các đơn thư kiến nghị của cử tri gửi đến Ban Dân nguyện, nếu vấn đề nào nóng, được người dân, doanh nghiệp tại nhiều địa phương cùng quan tâm; hay những vấn đề mà các bộ, ngành, địa phương có sự đùn đẩy trách nhiệm cho nhau… thì Hội đồng Dân tộc hoặc các ủy ban của Quốc hội cần vào cuộc mở những phiên giải trình để nhanh chóng làm rõ, xử lý các đơn thư khiếu nại, kiến nghị của cử tri và Nhân dân.

- Xin cảm ơn ông!

Quốc hội và Cử tri

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Không để ngắt quãng công việc

Kỳ họp thứ Tám của Quốc hội Khóa XV kết thúc với những kết quả quan trọng, đánh dấu một bước tiến lớn trong công tác lập pháp. Quốc hội đã thông qua 18 luật và nhiều nghị quyết, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để điều chỉnh các lĩnh vực quan trọng của đời sống kinh tế - xã hội.

ĐBQH Nguyễn Thị Ngọc Xuân (Bình Dương)
Diễn đàn Quốc hội

Kỳ họp thể hiện quyết tâm đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật của Quốc hội

Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra. Các đại biểu Quốc hội cho rằng, các quyết định của Quốc hội tại Kỳ họp đều có tác động mạnh mẽ, mang tính chất thời đại, dài hơi và chiến lược; thể hiện quyết tâm đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cũng như thể hiện trách nhiệm, khí thế của Quốc hội hòa chung vào dòng chảy của đất nước, của dân tộc.

Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết tại phiên bế mạc Kỳ họp thứ Tám
Quốc hội và Cử tri

Sẵn sàng nguồn lực để đất nước phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới

Sau 29,5 ngày làm việc sôi nổi, trí tuệ, trách nhiệm, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV khép lại trong sự tin tưởng, đồng thuận cao của cử tri và Nhân dân cả nước. Ghi dấu những đổi mới liên tục, không ngừng trong chặng đường gần một nhiệm kỳ hoạt động của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 đã trở thành nơi mỗi ý kiến đóng góp trong thảo luận, chất vấn, mỗi nút nhấn biểu quyết của đại biểu đều thể hiện rõ nét thực tiễn sinh động; đong đầy trách nhiệm với tâm nguyện, kỳ vọng của cử tri. Và đặc biệt, đó còn là sự chuẩn bị sẵn sàng cho sự phát triển mạnh mẽ của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Nhiều quyết sách mang tính lịch sử trước kỷ nguyên mới
Chính trị

Nhiều quyết sách mang tính lịch sử trước kỷ nguyên mới

Lời Tòa soạn: Nhân dịp Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV vừa thành công rất tốt đẹp với nhiều quyết sách mang tính lịch sử trước kỷ nguyên mới, ỦY VIÊN BỘ CHÍNH TRỊ, CHỦ TỊCH QUỐC HỘI TRẦN THANH MẪN đã có bài viết đánh giá về những kết quả nổi bật của Kỳ họp.
Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết:

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp Quốc hội biểu quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035
Diễn đàn Quốc hội

Thông qua chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035

Tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội đã biểu quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035, với 430/454 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 89,77% tổng số đại biểu Quốc hội.

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí, phù hợp với từng hoạt động giám sát
Diễn đàn Quốc hội

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí, phù hợp với từng hoạt động giám sát

Cơ bản nhất trí với việc bổ sung quy định mang tính khái quát về các tiêu chí lựa chọn vấn đề chất vấn và giám sát như trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, tuy nhiên, các ĐBQH đề nghị, cần tiếp tục rà soát, chỉnh lý các tiêu chí để bảo đảm phù hợp với từng hoạt động giám sát, góp phần tạo sự thuận lợi trong quá trình thi hành Luật.

Cần trả lời được câu hỏi: Giám sát của Quốc hội đã thực sự "tối cao" hay chưa?
Diễn đàn Quốc hội

Cần trả lời được câu hỏi: Giám sát của Quốc hội đã thực sự "tối cao" hay chưa?

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các ĐBQH bày tỏ đồng tình với sự cần thiết sửa đổi Luật hiện hành, đồng thời đề nghị bổ sung một số nội dung nhằm làm rõ hơn vai trò và tính chất giám sát tối cao của Quốc hội cũng như các hoạt động giám sát của HĐND.

Quốc hội thông qua Nghị quyết về Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.
Diễn đàn Quốc hội

Xử lý dứt điểm các dự án bất động sản gặp khó khăn

Trong Nghị quyết “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội” vừa được Quốc hội thông qua chiều 23.11 đã giao Chính phủ có phương án giải quyết phù hợp, xử lý dứt điểm các dự án bất động sản gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý, đình trệ do quá trình triển khai thực hiện kéo dài và pháp luật qua các thời kỳ có sự thay đổi.

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm tính khả thi, phù hợp với năng lực tổ chức thực hiện

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các ĐBQH đề nghị sửa đổi một số nội dung trong Luật hiện hành, để bảo đảm tính khả thi, phù hợp với năng lực thực hiện, tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức triển khai.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV - Ảnh Quang Khánh
Chính sách và cuộc sống

Thông điệp mạnh mẽ về lập pháp kiến tạo

Diễn ra chỉ gần 1 tháng sau thành công của Hội nghị Trung ương 10 với những chỉ đạo hết sức quyết liệt của Trung ương về đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, thực tiễn công tác lập pháp tại Kỳ họp này cho thấy, tinh thần của Trung ương đã được Quốc hội quán triệt và thực hiện ngay, đem lại kết quả ngay.

Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm minh bạch, kiểm soát rủi ro khi phát triển công nghệ số, trí tuệ nhân tạo

Cho ý kiến với dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, một số đại biểu cho rằng, cùng với việc đưa ra các chính sách, cơ chế ưu đãi để khuyến khích phát triển ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao này, phải có một số quy định nhằm bảo đảm minh bạch, kiểm soát rủi ro khi phát triển công nghệ số và trí tuệ nhân tạo.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Trung ương làm gương - địa phương hưởng ứng

Xây dựng tổ chức bộ máy hiệu lực, hiệu quả là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự đoàn kết, thống nhất, dũng cảm, sự hy sinh của từng cán bộ, đảng viên cùng với quyết tâm rất cao của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp làm với phương châm “Trung ương làm gương - địa phương hưởng ứng”.