Đáp ứng tối đa lợi ích của người tham gia bảo hiểm y tế

Thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), các ĐBQH Đoàn Hà Nội đề nghị, Ban soạn thảo nghiên cứu, kịp thời sửa đổi, bổ sung một số nội dung chưa phù hợp với tình hình thực tế để khắc phục và phát huy thế mạnh của BHYT nhằm phục vụ tốt nhất cho Nhân dân.

Tạo thuận lợi cho người dân khi tham gia

Theo ĐBQH Trần Thị Nhị Hà, tỷ lệ tham gia BHYT của nước ta hiện khá cao, trong đó, tại Hà Nội chiếm 94,5%. Những năm gần đây, hầu như người dân nào đi khám chữa bệnh cũng xuất trình thẻ BHYT, nhất là với những người nghèo, bệnh ung thư, chạy thận... thì thẻ BHYT như "phao cứu sinh". Theo đại biểu, về phạm vi được hưởng của người tham gia theo dự thảo Luật là phù hợp; tuy nhiên, Luật Khám bệnh, chữa bệnh đã quy định rõ các hình thức khám chữa bệnh từ xa, khám chữa bệnh theo nguyên lý y học gia đình. Do đó, đại biểu đề nghị BHYT cũng phải được thanh toán trong khám chữa bệnh từ xa, khám chữa bệnh theo nguyên lý y học gia đình.

ĐBQH Trần Thị Nhị Hà (Hà Nội) phát biểu tại buổi thảo luận tổ. Ảnh: Phi Long
ĐBQH Trần Thị Nhị Hà (Hà Nội) phát biểu tại buổi thảo luận tổ. Ảnh: Phi Long

Cũng theo đại biểu, dự thảo Luật hiện mới đề cập đến phạm vi hưởng BHYT trong lĩnh vực khám chữa bệnh mà chưa quan tâm đến những lĩnh vực, dịch vụ khám sàng lọc, phát hiện sớm như một dịch vụ dự phòng. Trên thực tế, việc sàng lọc phát hiện một số bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư rất quan trọng bởi đây là những bệnh nếu phát hiện sớm sẽ giảm chi phí điều trị, giảm ngân sách nhà nước, giảm bệnh tật cho người dân, BHYT cần chi trả.

Đối với vấn đề cấp khám chữa bệnh, theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh có 3 cấp nhưng dự thảo luật vẫn mang nặng chuyển tuyến. Theo ĐBQH Trần Thị Nhị Hà, từ ngày 1.1.2025, sẽ có 3 tuyến khám chữa bệnh nhưng nội dung này trong dự Luật tương đối mờ nhạt, chưa tích hợp được với Luật Khám bệnh, chữa bệnh. "Chúng ta phải có giải pháp để người dân biết mình sẽ khám bệnh, chữa bệnh ở cơ sở nào, tạo trật tự khám bệnh, chữa bệnh cũng như cơ sở khám bệnh, chữa bệnh biết mình đang ở cấp nào để phục vụ người dân", đại biểu phân tích.

Trước tình trạng thiếu thuốc, vật tư tiêu hao tại các cơ sở y tế và xử lý như thế nào khi người dân có thẻ BHYT nhưng đi khám chữa bệnh lại chưa có thuốc, vật tư tiêu hao đang được người dân rất quan tâm. Hơn nữa, Bộ Y tế đã ban hành các thông tư, quy định về thanh toán chi phí thuốc, trang thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ BHYT. Vì vậy, cần có quy định rõ ràng, minh bạch, thống nhất, đồng bộ về việc này; tạo thuận tiện cho người dân và dễ hiểu cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

ĐBQH Nguyễn Anh Trí đánh giá cao dự thảo Luật đã được xây dựng trên 4 nhóm chính sách đã được Chính phủ thông qua, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đồng thời, bày tỏ tâm đắc với chính sách điều chỉnh các quy định BHYT có liên quan theo cấp chuyên môn kỹ thuật khám chữa bệnh và phát huy vai trò của y tế cơ sở trong chăm sóc sức khỏe ban đầu và khám bệnh, chữa bệnh BHYT. “Không nên coi việc khám chữa bệnh theo tuyến bảo hiểm là biện pháp chống quá tải cho hệ thống y tế, mà phải tổ chức lại hệ thống y tế làm sao người dân có thể đến nơi khám, chữa bệnh nhanh nhất, đầy đủ nhất, có thầy giỏi, thuốc tốt; bảo đảm công bằng, bình đẳng trong thụ hưởng bảo hiểm y tế”, ĐBQH Nguyễn Anh Trí nhấn mạnh.

Xem xét lại chính sách bảo hiểm y tế cho người cao tuổi

Thảo luận tại tổ, ĐBQH Trương Xuân Cừ bày tỏ băn khoăn đối với chính sách cho người cao tuổi được quy định trong dự thảo Luật. Đại biểu cho biết, các báo cáo của năm 2021, 2022 cho thấy: hiện, có 5% người cao tuổi chưa có BHYT, tức là khoảng 500.000 người, nhưng cho đến tháng 8.2024, số liệu này đã tăng lên 2,6 triệu người cao tuổi chưa có BHYT. Con số này khiến các cơ quan quản lý, Hội Người cao tuổi hết sức băn khoăn. Nếu không có BHYT, chi phí điều trị là gánh nặng đối với các cá nhân, hộ gia đình.

Do đó, đại biểu đề xuất, người đủ từ 70 tuổi trở lên là được hưởng BHYT, người cao tuổi trong hộ cận nghèo nên từ 65 tuổi được hưởng BHYT. "Qua các số liệu thống kê, người cao tuổi Việt Nam từ 60 tuổi trở lên thì tới 95% có bệnh. Từ 60 đến 80 tuổi có 3 bệnh nền, 80 tuổi trở lên có 6 bệnh nền. Nếu không có BHYT sẽ rất khó khăn”, ĐBQH Trương Xuân Cừ cho biết thêm.

Theo ĐBQH, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, việc tham gia BHYT của đối tượng học sinh, sinh viên chưa bảo đảm linh hoạt, chưa bảo đảm quyền lợi của các em. Học sinh, sinh viên phải đóng bảo hiểm theo trường học cao hơn mức đóng của họ khi tham gia với tư cách là đối tượng thành viên hộ gia đình. Bên cạnh đó, thủ tục đăng ký mua BHYT cần rất nhiều giấy tờ. Để được mua BHYT, người dân phải mang theo sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, thẻ BHYT của các thành viên trong gia đình, kèm bản sao chụp các loại giấy tờ trên... gây khó khăn trong quá trình làm các thủ tục liên quan đến BHYT.

"Những quy định trên khiến việc mua BHYT hộ gia đình đã và đang phát sinh một số bất cập khiến nhiều người dân không muốn mua BHYT dù vẫn có nhu cầu. Thậm chí, nhiều người phải bỏ về trong sự ấm ức, vì hồ sơ không đáp ứng đủ điều kiện mua BHYT gia đình. Vì vậy, cần có văn bản hướng dẫn để thủ tục mua BHYT theo hộ gia đình đơn giản hóa, người dân không cần phải sao chụp thẻ BHYT, giấy tạm trú tạm vắng của các thành viên khác trong gia đình", ĐBQH, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm kiến nghị.

Còn ĐBQH Lê Quân cho rằng, dự án Luật đã “mở tuyến với bệnh hiểm nghèo”, song nên tiếp tục cân nhắc tới đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, hộ ở vùng sâu, vùng xa bởi đây là những trường hợp dù được Nhà nước hỗ trợ rất nhiều về BHYT song vẫn gặp nhiều khó khăn. “Việc thông tuyến, mở tuyến nên mở rộng với đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, hộ ở vùng sâu, vùng xa chứ không chỉ nên dừng ở việc mở đối với bệnh hiểm nghèo”, ĐBQH Lê Quân nhấn mạnh.

Quốc hội và Cử tri

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Hai quan điểm về dự án BT

Sửa Luật Đầu tư theo phương thức công - tư (PPP) lần này, Chính phủ đề xuất tiếp tục triển khai hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) sau một thời gian tạm dừng với các quy định cụ thể về hình thức thanh toán và cơ chế hợp đồng; song Ủy ban Kinh tế cho rằng, chưa đủ cơ sở để luật hóa các quy định về cơ chế, trình tự, thủ tục của loại hợp đồng này.

Toàn cảnh phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, đáp ứng nhu cầu của người dân

Thảo luận tại hội trường về Báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023", các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp quan trọng để hoàn thiện chính sách, pháp luật, khắc phục bất cập nhằm phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững, cân đối cung – cầu, đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, người lao động và đối tượng chính sách.

Nhanh chóng tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế
Ý kiến đại biểu

Nhanh chóng tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế

Thảo luận tại hội trường sáng 28.10 về kết quả giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cho rằng, cần phải tiếp tục nghiên cứu các giải pháp để nhanh chóng tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế và xử lý dứt điểm các dự án bất động sản gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý, đình trệ do quá trình triển khai thực hiện kéo dài.

Quốc hội tập trung cao độ xem xét sửa đổi, bổ sung các luật trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, thuế, đầu tư... nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế
Chính sách và cuộc sống

Thắp sáng "ngọn lửa” cải cách

“Ngọn lửa” cải cách thể chế, đổi mới tư duy xây dựng pháp luật được Trung ương "thắp lên" và đang được Quốc hội thực hiện nghiêm túc cần phải được thổi bùng lên, thắp sáng trong cả bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là ở các cơ quan quản lý, xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật và tổ chức thực thi pháp luật.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét Báo cáo kết quả của Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
Quốc hội và Cử tri

Giải pháp căn cơ phát triển bền vững nhà ở xã hội

Trương Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Pháp chế Hiệp hội Bất động sản Việt Nam

Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 34/CT-TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới. Cùng với kết quả giám sát tối cao của Quốc hội, cần thực hiện các giải pháp căn cơ, dài hạn để phát triển bền vững nhà ở xã hội.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Gỡ khó cho nhà ở xã hội!

Theo chương trình nghị sự, đầu tuần tới Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”. Đây là một trong những nội dung không chỉ nhà đầu tư bất động sản, mà những người đang khó khăn về nhà ở rất chờ đợi.

ĐBQH Nguyễn Thị Lan Anh (Lào Cai)
Quốc hội và Cử tri

Cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp

Thảo luận tại tổ về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nghị, lập quy hoạch cần chú ý tính phù hợp với thực tiễn; rà soát hoàn thiện thể chế, giao quyền chủ động cho tỉnh đẩy nhanh việc thực hiện quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 - Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh
Quốc hội và Cử tri

Tăng cường năng lực nội sinh, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng

Thảo luận tại tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, một số đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đã đề ra nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở tăng cường năng lực nội sinh, ổn định kinh tế vĩ mô.

Giải bài toán "có tiền nhưng không tiêu được" trong giải ngân vốn đầu tư công
Quốc hội và Cử tri

Giải bài toán "có tiền nhưng không tiêu được" trong giải ngân vốn đầu tư công

9 tháng đầu năm, GDP nước ta tăng trưởng 6,82%, đó là con số ấn tượng trong bối cảnh nền kinh tế phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, vẫn còn những "điểm nghẽn" cần Chính phủ đưa ra giải pháp mạnh mẽ, hữu hiệu hơn nhằm khơi thông nguồn lực phát triển, tạo bứt phá mạnh mẽ cho chặng đường về đích của cả giai đoạn. Trong đó, có thực trạng “có tiền nhưng không tiêu được” trong giải ngân vốn đầu tư công.

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng Lã Thanh Tân phát biểu ý kiến tại tổ. Ảnh: Trần Thu
Ý kiến đại biểu

Sớm nâng mức hỗ trợ phục hồi sản xuất nông nghiệp do thiên tai

Ngày 26.10, thảo luận tại Tổ 4 về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; tình hình thi hành Hiến pháp, thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội… Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng tiếp tục thảo luận sôi nổi với nhiều ý kiến đóng góp thiết thực.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu chỉ đạo tại cuộc làm việc của Đoàn giám sát với Chính phủ
Diễn đàn Quốc hội

Bài 2: Bảo đảm không có “rào cản kỹ thuật” nào gây khó khăn cho việc thực thi

Ngay khi Quốc hội quyết định giám sát tối cao về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội, nhiều vướng mắc, khó khăn về cơ chế, chính sách đã được tháo gỡ. Nhiều luật được Quốc hội xem xét, thông qua trong thời gian giám sát cũng đã tập trung tháo gỡ những vướng mắc nhằm tạo bước phát triển đột phá trong phát triển nhà ở xã hội.

Để Luật Đất đai được triển khai hiệu quả
Chính sách và cuộc sống

Để Luật Đất đai được triển khai hiệu quả

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản diễn ra cách đây chưa lâu, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cho biết, nhiệm vụ xây dựng các văn bản thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương gồm 59 nội dung được Luật Đất đai năm 2024 và các nghị định hướng dẫn thi hành giao quy định chi tiết được HĐND và UBND các tỉnh tập trung nguồn lực bắt tay ngay vào việc.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp
Xây dựng luật

Bảo đảm việc tham gia bảo hiểm trách nhiệm được thực hiện nghiêm túc, công bằng

Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) lần này đã bổ sung quy định bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là loại hình bảo hiểm bắt buộc. Theo các đại biểu Quốc hội, cần rà soát, đánh giá kỹ về tính hiệu quả xã hội khi quy định đây là loại bảo hiểm bắt buộc; đồng thời, quy định rõ trách nhiệm của công chứng viên hoặc tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp số tiền bồi thường từ bảo hiểm không đủ chi trả cho thiệt hại của khách hàng.

Cần có quy hoạch chung tại thành phố trực thuộc Trung ương
Quốc hội và Cử tri

Cần có quy hoạch chung tại thành phố trực thuộc Trung ương

Đối với thành phố trực thuộc Trung ương, bên cạnh quy hoạch tỉnh, cần có quy hoạch chung, bởi mỗi loại quy hoạch này có chức năng khác nhau; cần phân định rõ ràng để tránh sự chồng chéo, trùng lặp. Đây là ý kiến của đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường ( TP. Hà Nội) tại phiên thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn sáng nay, 25.10.

Không nên quy định cụ thể các loại giao dịch phải công chứng
Quốc hội và Cử tri

Không nên quy định cụ thể các loại giao dịch phải công chứng

Góp ý vào dự án Luật Công chứng (sửa đổi) tại phiên thảo luận chiều nay, 25.10, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, ĐBQH Đặng Bích Ngọc (Hòa Bình) cho rằng: không nên quy định cụ thể các loại giao dịch phải công chứng để bảo đảm tính ổn định của Luật Công chứng và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong thực hiện giao dịch công chứng.

quang cảnh phiên họp
Xây dựng luật

Bảo đảm minh bạch, đồng thuận trong quá trình triển khai quy hoạch

Dự thảo Luật quy định thời gian lấy ý kiến cộng đồng dân cư có liên quan về quy hoạch trong vòng 30 ngày, nhưng chưa quy định về việc tiếp thu, phản hồi ý kiến như thế nào, vì vậy có ý kiến đề nghị, ban soạn thảo quy định rõ cơ chế tiếp nhận, xử lý phản hồi lại cho cộng đồng dân cư. Đồng thời, bổ sung quy định về việc tổ chức các cuộc đối thoại công khai giữa các cơ quan chức năng và người dân trong trường hợp có tranh chấp hoặc bất đồng ý kiến về quy hoạch, để bảo đảm minh bạch và đồng thuận, thuận lợi hơn trong quá trình triển khai quy hoạch.

Đoàn giám sát của Quốc hội khảo sát tại dự án Khu nhà ở xã hội tại Tổng kho 3 Lạc Viên, quận Ngô Quyền
Diễn đàn Quốc hội

Bài 1: Chính sách nhiều, nhưng thực thi còn khó

Lời Tòa soạn: Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chăm lo vấn đề nhà ở cho người dân, xác định phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân là nội dung quan trọng trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đầu tuần tới, Quốc hội sẽ tiến hành giám sát tối cao “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”. Đây là chuyên đề giám sát quan trọng để nhìn lại kết quả đạt được, chỉ rõ tồn tại trong quản lý thị trường bất động sản và nhà ở xã hội, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm bảo đảm an cư lạc nghiệp cho người dân, đặc biệt là người có thu nhập thấp. Báo Đại biểu Nhân dân giới thiệu loạt bài “Nhà ở xã hội - hiện thực hóa giấc mơ an cư cho người dân”.