Dư âm Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền - điểm nhấn trong các luật vừa được Quốc hội thông qua

Đánh giá về kết quả Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội khóa XV, nhiều ĐBQH khẳng định, các luật, Nghị quyết được Quốc hội thông qua đều bảo đảm chất lượng, với tỷ lệ tán thành cao. Điểm nhấn đáng chú ý của các đạo luật này là đã đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương. Trong đó, Luật Thủ đô (sửa đổi) có nhiều quy định phân cấp, phân quyền trong tổ chức bộ máy, quản lý đô thị.

ĐBQH Trần Hoàng Ngân (TP. Hồ Chí Minh):
Khẳng định rõ nét một Quốc hội đồng hành với Chính phủ, với cuộc sống

Kỳ họp thứ Bảy có nhiều điểm đặc biệt và cũng để lại nhiều cảm xúc với các ĐBQH. Đây là kỳ họp có khối lượng nội dung về công tác lập pháp nhiều nhất tại một kỳ họp kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Quốc hội đã biểu quyết thông qua 11 luật và 21 nghị quyết; cho ý kiến lần đầu với 11 dự án luật.

ĐBQH Trần Hoàng Ngân (TP.Hồ Chí Minh) - Ảnh Đ.Thủy
ĐBQH Trần Hoàng Ngân (TP. Hồ Chí Minh)

Dù khối lượng công việc nhiều, có nhiều nội dung bổ sung mới trong thời gian tiến hành kỳ họp, nhưng các ĐBQH đều nghiên cứu kỹ càng, cho ý kiến tâm huyết vào các vấn đề lớn, về kỹ thuật lập pháp ở các dự thảo luật, nghị quyết. Điều này cùng với sự nỗ lực làm việc xuyên ngày, xuyên đêm của các Ủy ban của Quốc hội, cơ quan chủ trì soạn thảo nên các luật, nghị quyết đều bảo đảm chất lượng, được thông qua với tỷ lệ ĐBQH tán thành cao. Đây là thành công lớn của Kỳ họp thứ Bảy này.

Như chúng ta đã biết, bối cảnh tình hình thế giới hiện đang có nhiều diễn biến rất nhanh, bất định, rủi ro và rất phức tạp, biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt… Bối cảnh đó đòi hỏi thể chế, pháp luật của chúng ta phải đẩy mạnh hơn việc phân cấp, phân quyền để phát huy tính năng động, chủ động, sáng tạo của các địa phương. Trong các luật được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp này có điểm sáng và điểm nhấn là đều đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương. Trong đó, đáng chú ý nhất là Luật Thủ đô (sửa đổi) có nhiều quy định phân cấp, phân quyền trong tổ chức bộ máy, quản lý đô thị... Những phân cấp này khi có hiệu lực và thực thi trên thực tế chắc chắn sẽ giúp Thủ đô Hà Nội khắc phục được nhiều vấn đề hạn chế hiện nay, như tắc nghẽn giao thông, giải quyết nhu cầu về hạ tầng phát triển, bệnh viện, trường học, cũng như mở rộng được không gian phát triển...  

Để các luật sớm đi vào cuộc sống, trong công tác lập pháp của Quốc hội các kỳ họp gần đây, trong hồ sơ các dự án luật, Chính phủ và các bộ, ngành đã gửi kèm một số dự thảo nghị định, thậm chí là dự thảo thông tư, quyết định hướng dẫn thi hành luật. Điều này sẽ tạo điều kiện để các luật sớm đi vào cuộc sống. Theo tôi, đây cũng là "điểm son" trong các hoạt động của Quốc hội hiện nay.

Khối lượng công việc của Quốc hội tại Kỳ họp thứ Bảy là rất lớn, trong đó có nhiều nội dung được bổ sung trong thời gian đang tiến hành kỳ họp. Điều này tiếp tục khẳng định và làm rõ nét hơn hình ảnh một Quốc hội đồng hành cùng với cuộc sống, đồng hành với Chính phủ. Tất nhiên, để hoàn thành khối lượng công việc lớn này, chúng ta phải ghi nhận sự nỗ lực và tinh thần làm việc trách nhiệm cao của các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan, bộ phận giúp việc. Với sự hỗ trợ của những cơ quan, đơn vị này, các ĐBQH đã có điều kiện tiếp cận sớm tài liệu, hồ sơ dự án luật, từ đó nghiên cứu kỹ, tổ chức lấy ý kiến công phu trước kỳ họp. Chính vì vậy, các đại biểu đã có nhiều ý kiến đóng góp trí tuệ, thiết thực để hoàn thiện các dự thảo luật.

ĐBQH Châu Quỳnh Dao (Kiên Giang):
Thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Quốc hội, Chính phủ đối với người dân, đặc biệt là người có thu nhập thấp

Tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội đã thông qua 11 luật, 21 nghị quyết và cho ý kiến về 11 dự án luật khác. Thành quả này là minh chứng cho tinh thần trách nhiệm cao, sự tận tâm, tận lực của Chính phủ, các cơ quan soạn thảo, sự quan tâm kịp thời, đồng hành và chia sẻ của Quốc hội, các cơ quan thẩm tra, các ĐBQH. Nhờ vậy, hệ thống pháp luật được hoàn thiện nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và sự mong đợi của Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp trong việc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

ĐBQH Châu Quỳnh Dao (Kiên Giang) - Ảnh H.Ngọc
ĐBQH Châu Quỳnh Dao (Kiên Giang)

Đặc biệt, trong Nghị quyết Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội đã quyết nghị: Từ ngày 1.7.2024, điều chỉnh tăng 15% mức lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hiện hưởng (tháng 6.2024). Đối với người đang hưởng lương hưu trước năm 1995 nếu sau khi điều chỉnh mà có mức hưởng thấp hơn 3,2 triệu đồng/tháng thì điều chỉnh tăng 300.000 đồng/tháng, có mức hưởng từ 3,2 triệu đồng/tháng đến dưới 3,5 triệu đồng/tháng thì điều chỉnh để bằng 3,5 triệu đồng/tháng; điều chỉnh trợ cấp ưu đãi người có công theo mức chuẩn trợ cấp từ 2.055.000 đồng lên 2.789.000 đồng/tháng (tăng 35,7%), giữ nguyên tương quan hiện hưởng các mức trợ cấp ưu đãi người có công so với mức chuẩn trợ cấp; điều chỉnh trợ cấp xã hội theo mức chuẩn trợ giúp xã hội từ 360.000 đồng lên 500.000 đồng/tháng (tăng 38,9%). Điều chỉnh mức lương cơ sở tăng 30%, từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng từ ngày 1.7.2024. Mức tăng này có thể là đợt tăng cao nhất từ trước đến nay. Nghị quyết Kỳ họp thứ Bảy được cử tri và Nhân dân đón nhận, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Quốc hội, Chính phủ đối với cuộc sống của người dân, đặc biệt là người có thu nhập thấp.

Bên cạnh niềm vui về chính sách cải cách tiền lương, cũng có những băn khoăn, lo lắng của cử tri, người dân về việc giá cả thị trường có thể tăng, một số đơn vị thiếu nguồn thu, không tự chủ được nguồn lực để tăng lương cho người lao động, hay nguồn lực của Chính phủ hiện tại có đủ để thực hiện các chính sách này hay không? Qua báo cáo giải trình của Chính phủ, các đại biểu cũng đã an tâm và tin tưởng để tuyên truyền cho cử tri hiểu rõ hơn về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội.

ĐBQH Lê Thị Thanh Lam (Hậu Giang):
Sớm có biện pháp bảo đảm nguồn nước ngọt, nước sạch khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Sau 27 ngày rưỡi làm việc tích cực, khẩn trương, nghiêm túc, với tinh thần đổi mới, đoàn kết, dân chủ, trí tuệ, khẩn trương, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ Bảy đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra với nhiều nội dung rất quan trọng trong công tác xây dựng pháp luật, giám sát, công tác nhân sự và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

ĐBQH Lê Thị Thanh Lam (Hậu Giang) - Ảnh M.Trang
ĐBQH Lê Thị Thanh Lam (Hậu Giang)

Công tác điều hành các phiên họp của Chủ tọa bảo đảm phát huy dân chủ, trí tuệ, trách nhiệm của các ĐBQH và các cơ quan trình, thẩm tra, tiếp thu, giải trình.

Một trong những yếu tố quan trọng bảo đảm thành công của Kỳ họp không thể không nhắc đến là công tác chuẩn bị, tham mưu, phục vụ của Văn phòng Quốc hội trong suốt quá trình diễn ra kỳ họp, từ công tác hậu cần đến chuẩn bị các nội dung.

Bên cạnh đó, công tác thông tin, tuyên truyền của các cơ quan thông tấn, báo chí ở Trung ương và địa phương về hoạt động kỳ họp, các hoạt động của Đoàn ĐBQH, các ĐBQH cũng rất kịp thời, đúng định hướng, chất lượng, hiệu quả; nội dung phong phú, thông tin đa dạng, nhiều chiều, phương thức sinh động, phản ánh khách quan, bám sát diễn biễn kỳ họp, tạo điều kiện thuận lợi để cử tri theo dõi, nắm bắt kết quả các phiên họp.

Nhìn chung, các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật cho việc tiến hành Kỳ họp cũng được bảo đảm ngày càng tốt hơn; công tác an ninh, an toàn kỳ họp được thực hiện tốt, chặt chẽ; công tác lễ tân, hậu cần cơ bản bảo đảm trong suốt thời gian diễn ra kỳ họp.

Nội dung tôi quan tâm nhất tại kỳ họp lần này là các vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung, đặc biệt là thực hiện tăng lương từ ngày 1.7.2024 cho khu vực công cũng như khu vực tư. Bởi, đây là các vấn đề có tác động trực tiếp đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Trong các ý kiến phát biểu, tôi đã đặt nhóm vấn đề này lên hàng đầu để kiến nghị đến Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, chính quyền các địa phương có biện pháp trước mắt cũng như lâu dài để quản lý, kiểm soát giá cả thị trường khi lộ trình cải cách tiền lương được thực hiện, tránh trường hợp khi lương chưa tăng thì giá cả đã tăng làm ảnh hưởng đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Một nhóm vấn đề lớn nữa mà cá nhân tôi cũng như cử tri, Nhân dân quan tâm, phản ánh đó là biến đổi khí hậu khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nhất là tình trạng hạn mặn “kéo dài và lặp đi, lặp lại thường xuyên”. Mong rằng, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan sớm có biện pháp bảo đảm nguồn nước ngọt, nước sạch cho sản xuất, sinh hoạt và đời sống của người dân khu vực đồng bằng sông Cửu Long trước tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay.

Diễn đàn Quốc hội

Quyết liệt chỉ đạo, giải quyết dứt điểm những vấn đề nổi cộm
Diễn đàn Quốc hội

Quyết liệt chỉ đạo, giải quyết dứt điểm những vấn đề nổi cộm

Cho ý kiến vào kết quả thực hiện công tác dân nguyện tháng 9.2024; kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024; kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Chính phủ tiếp tục tập trung chỉ đạo quyết liệt hơn, sớm khắc phục những vấn đề nổi cộm để báo cáo Quốc hội, đồng bào và cử tri cả nước.

Đoàn giám sát khảo sát tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh Tiền Giang
Diễn đàn Quốc hội

Vận dụng tối đa chính sách, pháp luật, mang lại hiệu quả cao nhất

Chỉ rõ thực tế, yêu cầu về khiếu nại, tố cáo sẽ luôn hiện hữu, phát sinh với nhiều mức độ khác nhau, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình đề nghị, Tiền Giang không chủ quan, hài lòng với những kết quả đạt được mà cần lường trước thuận lợi, khó khăn. Đặc biệt, trong đối thoại với Nhân dân, cần vận dụng tối đa chính sách, pháp luật để mang lại hiệu quả cao nhất trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Liệt sĩ Nguyễn Thị Diệu - Nhà giáo Anh hùng
Diễn đàn Quốc hội

Liệt sĩ Nguyễn Thị Diệu - Nhà giáo Anh hùng

Nhà giáo Nguyễn Thị Diệu - một liệt sĩ gan vàng dạ sắt, đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, tô thắm thêm những trang sử vẻ vang của phong trào phụ nữ Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

Những ý kiến, kiến nghị của trẻ em cần được quan tâm, lắng nghe, tiếp thu
Diễn đàn Quốc hội

Quốc hội người lớn có trách nhiệm xem xét, “thực thi” nghị quyết của Quốc hội trẻ em

Những kiến nghị cụ thể về "Phòng, chống bạo lực học đường" và "Phòng, chống tác hại của thuốc lá và chất kích thích, đặc biệt trong môi trường học đường" đã được đưa vào Nghị quyết Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ Hai. Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục NGUYỄN THỊ MAI THOA - Phó Trưởng Ban tổ chức phiên họp giả định cho rằng, Quốc hội người lớn có trách nhiệm xem xét, “thực thi” hoặc giao nhiệm vụ cho các cơ quan có thẩm quyền “thực thi” nghị quyết này.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm khả thi, phổ quát, công bằng

Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế tại Phiên họp thứ 37, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý, việc mở rộng đối tượng và mở rộng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế cần được xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng, bảo đảm tính khả thi, phổ quát, công bằng cũng như khả năng cân đối Quỹ bảo hiểm y tế và khả năng chi trả của người dân.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn Quốc hội trẻ em lần thứ Hai. Ảnh: Lâm Hiển
Diễn đàn Quốc hội

"Quốc hội trẻ em đã động chạm đến nhiều vấn đề cốt lõi"

Tại Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ Hai, các đại biểu Quốc hội trẻ em đã chỉ ra rằng, bạo lực học đường, tác hại của thuốc lá, chất kích thích trong môi trường học đường hiện đáng báo động, diễn ra dưới nhiều hình thức, cần triển khai nhiều giải pháp hiệu quả để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.

Khai mạc Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ hai
Quốc hội và Cử tri

Cất cao tiếng nói của trẻ em

Vinh dự, tự hào khi đại diện cho hàng triệu trẻ em Việt Nam, mang theo tâm tư, nguyện vọng của bạn bè đồng trang lứa, các đại biểu Quốc hội trẻ em mong muốn cất cao tiếng nói, đưa ra ý kiến về những vấn đề xác đáng tại Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II năm 2024.

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình phát biểu tại phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, kịp thời giải quyết thấu đáo các kiến nghị của cử tri

Ghi nhận các nỗ lực của các bộ, ngành trong giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Quốc hội thời gian qua, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình đề nghị, các bộ, ngành tiếp tục phát huy kết quả đạt được trên tinh thần trách nhiệm, kịp thời giải quyết các kiến nghị của cử tri liên quan đến chủ trương, chính sách, pháp luật, nghị định, thông tư thuộc thẩm quyền quản lý.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Ngọc Sơn phát biểu tại Hội thảo "Thực trạng chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ ở nước ta hiện nay"
Diễn đàn Quốc hội

Đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý và hoạt động khoa học công nghệ

Tại hội thảo “Thực trạng chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ ở nước ta hiện nay” diễn ra sáng 27.9, các đại biểu cho rằng, cần thiết tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho lĩnh vực khoa học công nghệ để thể chế hóa đầy đủ, kịp thời đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; tạo cơ sở pháp lý để phát triển nhanh, bền vững khoa học công nghệ. Trong đó, trọng tâm là sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ hiện hành.

Cân đối nguồn lực, bảo đảm khả thi
Văn hóa - Thể thao

Cân đối nguồn lực, bảo đảm khả thi

Cho ý kiến về đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 tại Phiên họp toàn thể lần thứ 8, các ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã chỉ ra những thách thức về nguồn lực và cơ chế phân bổ ngân sách, cũng như tính khả thi của các mục tiêu, chỉ tiêu.

Bảo đảm tính công bằng, trung lập của chính sách thuế
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm tính công bằng, trung lập của chính sách thuế

Góp ý vào dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp tại Phiên họp thứ 37, một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần rà soát thật kỹ dự thảo Luật, bảo đảm thể chế hoá chủ trương về cải cách hệ thống chính sách thuế nói chung, chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng đã được nêu tại các văn bản của Đảng, Nhà nước. Trong đó, rà soát để sửa đổi hoặc bãi bỏ ưu đãi miễn, giảm thuế không còn phù hợp với yêu cầu phát triển, bảo đảm tính trung lập của thuế để áp dụng ổn định trong trung và dài hạn.

Rõ lộ trình, giải pháp cụ thể giải quyết dứt điểm vụ việc tồn đọng, kéo dài
Diễn đàn Quốc hội

Rõ lộ trình, giải pháp cụ thể giải quyết dứt điểm vụ việc tồn đọng, kéo dài

Thảo luận Báo cáo của Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành chính năm 2024, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Chính phủ cần làm rõ các nội dung cần tập trung chỉ đạo, có giải pháp, lộ trình cụ thể để giải quyết dứt điểm những vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài. Đồng thời, hạn chế tối đa phát sinh vụ việc mới, gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.

Gắn trách nhiệm của từng chủ thể với nhiệm vụ cụ thể
Quốc hội và Cử tri

Gắn trách nhiệm của từng chủ thể với nhiệm vụ cụ thể

Qua xem xét báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023” tại Phiên họp chiều nay, 25.9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, dự thảo Nghị quyết giám sát cần thể hiện rõ các giải pháp, nhiệm vụ cụ thể, gắn trách nhiệm của từng chủ thể theo quy định của pháp luật.

Chú trọng phát triển trung tâm dịch vụ việc làm
Quốc hội và Cử tri

Chú trọng phát triển trung tâm dịch vụ việc làm

Cho ý kiến về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần ưu tiên bố trí nguồn vốn từ ngân sách nhà nước để đầu tư, hiện đại hóa cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ cho các trung tâm dịch vụ việc làm. Trong đó, ngân sách trung ương hỗ trợ cho các địa phương đầu tư cơ sở vật chất cho các trung tâm, nhất là các địa phương ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng khó khăn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo
Quốc hội và Cử tri

Bao quát, khả thi, có tính dự báo cao

Cho ý kiến với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục đối chiếu, rà soát với các luật chuyên ngành và các cam kết quốc tế để hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên không gian mạng, các nền tảng số, bảo đảm tính khả thi và có tính dự báo cao.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo của Tổng Kiểm toán nhà nước về công tác năm 2024 của Kiểm toán nhà nước và dự kiến kế hoạch kiểm toán năm 2025
Diễn đàn Quốc hội

Lựa chọn nội dung kiểm toán có trọng tâm, trọng điểm

Cơ bản thống nhất với mục tiêu, định hướng, kế hoạch kiểm toán năm 2025 được Kiểm toán Nhà nước xác định, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tiếp tục rà soát kế hoạch kiểm toán, lựa chọn nội dung có trọng tâm, trọng điểm, kiểm toán trúng và đúng, cắt giảm các nhiệm vụ thực sự không cần thiết, trùng lặp với kế hoạch thanh tra.

Chỉ luật hóa các vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội
Quốc hội và Cử tri

Chỉ luật hóa các vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội

Nhất trí sự cần thiết sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, tại Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nhấn mạnh yêu cầu các nội dung sửa đổi cần tập trung khắc phục, tháo gỡ kịp thời các bất cập, vướng mắc cho doanh nghiệp, đồng thời, tạo môi trường pháp lý thống nhất và ổn định, bảo đảm tính nhất quán, rõ ràng trong các chính sách ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp. Đặc biệt, cần quán triệt quan điểm chỉ luật hóa các vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

Toàn cảnh Phiên họp thứ 11 Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Diễn đàn Quốc hội

Tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát

Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội và Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn là một hình thức giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Tại Phiên họp thứ 11 Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đại biểu cho rằng, nội dung này cần được luật hóa vì đây là một công cụ hết sức sắc bén của Quốc hội, Hội đồng nhân dân đã được thực tiễn chứng minh hiệu quả.

Giải quyết dứt điểm những vấn đề phát sinh từ việc xử lý các vụ án tham nhũng
Diễn đàn Quốc hội

Giải quyết dứt điểm những vấn đề phát sinh từ việc xử lý các vụ án tham nhũng

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024 tại Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Báo cáo của Chính phủ cần phân tích, làm rõ hơn về công tác phòng, chống tiêu cực. Cụ thể, cần tổng kết, đánh giá, nhận diện đầy đủ các hạn chế và nguyên nhân để dự báo đúng tình hình tham nhũng; trên cơ sở đó xác định rõ nguyên nhân chủ yếu và đề ra giải pháp đột phá với công tác này.