Quốc hội người lớn có trách nhiệm xem xét, “thực thi” nghị quyết của Quốc hội trẻ em

Những kiến nghị cụ thể về "Phòng, chống bạo lực học đường" và "Phòng, chống tác hại của thuốc lá và chất kích thích, đặc biệt trong môi trường học đường" đã được đưa vào Nghị quyết Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ Hai. Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục NGUYỄN THỊ MAI THOA - Phó Trưởng Ban tổ chức phiên họp giả định cho rằng, Quốc hội người lớn có trách nhiệm xem xét, “thực thi” hoặc giao nhiệm vụ cho các cơ quan có thẩm quyền “thực thi” nghị quyết này.

Dám bày tỏ nguyện vọng và thể hiện mình

- Đã có kinh nghiệm từ lần tổ chức Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em năm 2023, bà cảm thấy Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em 2024 như thế nào?

c1-4338.jpg
Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Thoa. Ảnh: Thái Bình

- Với những kinh nghiệm, bài học rút ra từ lần tổ chức đầu tiên, công tác tổ chức phiên họp giả định lần này đã được triển khai một cách chủ động, bài bản hơn, từ việc chuẩn bị, lựa chọn nội dung, thiết kế chương trình, kịch bản, đến tập huấn, lựa chọn các đại biểu nòng cốt, đóng các vai trò chủ đạo trong diễn biến phiên họp.

Theo dõi suốt quá trình tham gia của các em trong gần ba ngày được triệu tập cho phiên họp giả định, tôi thấy các em rất trách nhiệm, như đang thực sự mang sứ mệnh đại biểu của trẻ em ở địa phương. Tại các phiên họp ở tổ, với quỹ thời gian nhiều hơn, hầu hết đại biểu trẻ em đã mạnh dạn, hăng hái bày tỏ chính kiến, thảo luận về những vấn đề thực tế xảy ra ở môi trường học tập xung quanh mình và đề xuất những giải pháp các em cho rằng sẽ hữu ích nhất. Nhiều em cho biết cảm thấy thực sự tự hào khi được tham gia diễn đàn đặc biệt này và chúng tôi thấy mỗi đại biểu trẻ em được lựa chọn đều rất xứng đáng.

- Bà ấn tượng nhất với điều gì tại Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em 2024?

- Tôi đặc biệt ấn tượng trước sự xuất sắc và mạnh dạn của các em học sinh ở lứa tuổi đầu cấp trung học cơ sở, nhất là các bạn nữ. Nhiều em dám bày tỏ nguyện vọng được thể hiện mình trong những vai trò khác nhau của phiên họp. Có em đăng ký được thử nhiều vai và đều thể hiện rất xuất sắc. Ban tổ chức và Ban cố vấn đôi khi rất khó lựa chọn các thành viên chủ chốt của phiên họp bởi có rất nhiều sự lựa chọn mà thời gian của phiên họp và số lượng “vai diễn” có hạn.

-Có một số “đại biểu Quốc hội trẻ em” lần thứ hai tham gia Phiên họp giả định. Phải chăng sự kế thừa kinh nghiệm như vậy góp phần làm cho phiên họp chất lượng hơn?

- Chúng tôi gọi đó là số “đại biểu tái cử”, tỷ lệ cũng chỉ chiếm chưa đến 10%. Các em đã được tập huấn, tham gia từ phiên họp lần thứ nhất cho nên có thể dẫn dắt, giúp đỡ các bạn trong đoàn đại biểu của mình khi cần thiết. Cũng như Quốc hội thực của chúng ta, các đại biểu tái cử là những người đã thành thạo về kỹ năng hoạt động đại biểu, về quy trình, thủ tục hoạt động của Quốc hội, có kinh nghiệm trong phát biểu, thảo luận, tranh luận, trong tiếp xúc với báo chí và sử dụng bộ máy giúp việc… nên sẽ có chất lượng hoạt động tốt hơn, chuyên nghiệp hơn so với đại biểu Quốc hội ứng cử lần đầu.

Quan tâm, lắng nghe, tiếp thu ý kiến của trẻ em

- Năm nay nhiều Đoàn đại biểu Quốc hội đã tổ chức gặp gỡ các đại biểu Quốc hội trẻ em của tỉnh để trang bị kiến thức và kỹ năng trước khi tham gia phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ Hai. Theo bà, điều này có ý nghĩa ra sao?

- Năm nay, Ban tổ chức đã đề nghị các đoàn đại biểu Quốc hội bố trí thời gian gặp gỡ, giới thiệu với các đại biểu Quốc hội trẻ em của tỉnh một số nội dung, nhất là việc thực hiện các chủ trương, chính sách liên quan tới 2 chủ đề của phiên họp để các em có thêm thông tin quyết định nội dung thảo luận, phát biểu. Việc làm này rất cần thiết. Bởi thực tế, cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương đã và đang rất nỗ lực hành động vì trẻ em. Các em phải có đầy đủ thông tin, biết được rằng mình đang được quan tâm, tạo điều kiện, được chăm sóc, giáo dục như thế nào, được pháp luật quy định ra sao trước khi các em đề đạt nguyện vọng và trình bày các giải pháp của mình.

z5886344103282-f52066f5f8578e6e35fa5bc2e20a2c34-7351.jpg
Những ý kiến, kiến nghị của trẻ em cần được quan tâm, lắng nghe, tiếp thu. Ảnh: Lâm Hiển

-Hai chủ đề được thảo luận tại phiên họp năm nay cũng là hai chủ đề nóng, từng được nhiều đại biểu đề cập trên diễn đàn Quốc hội. Những kiến nghị từ phiên họp sẽ được tiếp thu thế nào trong quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật cũng như trong hoạt động giám sát việc thực hiện quyền trẻ em theo Luật Trẻ em 2016, thưa bà?

- Trẻ em là đối tượng cử tri đặc biệt, được tham khảo ý kiến khi Nhà nước xây dựng, ban hành chính sách liên quan đến trẻ em. Ngay tại diễn đàn Quốc hội Trẻ em 2024, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cũng hỏi ý kiến các em, đề nghị các em “biểu quyết” nên “cấm” hay “không cấm” đối với thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Vì vậy, chắc chắn ý kiến, kiến nghị của các em cần được rất quan tâm, lắng nghe, tiếp thu khi xây dựng, hoàn thiện pháp luật về những vấn đề liên quan.

Trong phát biểu kết luận phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội trẻ em đã tổng kết những kiến nghị cụ thể. Những kiến nghị này cũng đã được đưa vào dự thảo Nghị quyết phiên họp, trong đó nêu rõ: Quốc hội trẻ em sẽ trình Nghị quyết này tới Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ và các bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các địa phương. Quốc hội trẻ em mong muốn được các cấp, các ngành quan tâm; góp phần thực hiện ngày càng hiệu quả các quyền và bổn phận của trẻ em. Quốc hội người lớn có trách nhiệm xem xét, “thực thi” hoặc giao nhiệm vụ cho các cơ quan có thẩm quyền “thực thi” Nghị quyết này. Đây là trách nhiệm đã được quy định tại Điều 78 và Điều 79 của Luật Trẻ em.

-Việc tổ chức Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em, Diễn đàn Trẻ em quốc gia hay Diễn đàn Lắng nghe tiếng nói trẻ em ở một số địa phương… cho thấy vấn đề bảo đảm quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, được lắng nghe, tiếp thu, phản hồi ý kiến, nguyện vọng chính đáng của trẻ em ngày càng quan tâm. Theo bà, làm thế nào để tiếp tục phát huy điều này?

- Luật Trẻ em ban hành đã 8 năm, ngày càng được tổ chức thực hiện tốt hơn. Đó không chỉ là những lời kêu gọi mang tính khẩu hiệu sáo rỗng mà các quy định về quyền trẻ em và việc bảo đảm thực hiện đầy đủ các quyền trẻ em ngày càng được quan tâm, trong đó có quyền được tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến trẻ em. Điều đó được thể hiện ở việc tổ chức Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em, các diễn đàn trẻ em ở trung ương và địa phương, việc tổ chức các phiên họp tiếp xúc của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân với trẻ em được tổ chức thường xuyên hơn.

Ở mỗi lần tổ chức tiếp theo, các cơ quan nhà nước, đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân được lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của trẻ em; đồng thời, cũng phải phản hồi về việc giải quyết kiến nghị của trẻ em ở các phiên họp trước. Muốn làm được điều đó, các cơ quan, đại biểu sẽ phải khảo sát, giám sát, theo dõi, đôn đốc việc xử lý, giải quyết kiến nghị của trẻ em; phải có nhiều tình yêu thương và tinh thần trách nhiệm cao hơn đối với sự phát triển toàn diện của thế hệ tương lai của đất nước.

- Xin cảm ơn bà!

Diễn đàn Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm khả thi, phổ quát, công bằng

Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế tại Phiên họp thứ 37, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý, việc mở rộng đối tượng và mở rộng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế cần được xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng, bảo đảm tính khả thi, phổ quát, công bằng cũng như khả năng cân đối Quỹ bảo hiểm y tế và khả năng chi trả của người dân.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn Quốc hội trẻ em lần thứ Hai. Ảnh: Lâm Hiển
Diễn đàn Quốc hội

"Quốc hội trẻ em đã động chạm đến nhiều vấn đề cốt lõi"

Tại Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ Hai, các đại biểu Quốc hội trẻ em đã chỉ ra rằng, bạo lực học đường, tác hại của thuốc lá, chất kích thích trong môi trường học đường hiện đáng báo động, diễn ra dưới nhiều hình thức, cần triển khai nhiều giải pháp hiệu quả để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.

Khai mạc Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ hai
Quốc hội và Cử tri

Cất cao tiếng nói của trẻ em

Vinh dự, tự hào khi đại diện cho hàng triệu trẻ em Việt Nam, mang theo tâm tư, nguyện vọng của bạn bè đồng trang lứa, các đại biểu Quốc hội trẻ em mong muốn cất cao tiếng nói, đưa ra ý kiến về những vấn đề xác đáng tại Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II năm 2024.

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình phát biểu tại phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, kịp thời giải quyết thấu đáo các kiến nghị của cử tri

Ghi nhận các nỗ lực của các bộ, ngành trong giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Quốc hội thời gian qua, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình đề nghị, các bộ, ngành tiếp tục phát huy kết quả đạt được trên tinh thần trách nhiệm, kịp thời giải quyết các kiến nghị của cử tri liên quan đến chủ trương, chính sách, pháp luật, nghị định, thông tư thuộc thẩm quyền quản lý.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Ngọc Sơn phát biểu tại Hội thảo "Thực trạng chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ ở nước ta hiện nay"
Diễn đàn Quốc hội

Đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý và hoạt động khoa học công nghệ

Tại hội thảo “Thực trạng chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ ở nước ta hiện nay” diễn ra sáng 27.9, các đại biểu cho rằng, cần thiết tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho lĩnh vực khoa học công nghệ để thể chế hóa đầy đủ, kịp thời đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; tạo cơ sở pháp lý để phát triển nhanh, bền vững khoa học công nghệ. Trong đó, trọng tâm là sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ hiện hành.

Cân đối nguồn lực, bảo đảm khả thi
Văn hóa - Thể thao

Cân đối nguồn lực, bảo đảm khả thi

Cho ý kiến về đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 tại Phiên họp toàn thể lần thứ 8, các ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã chỉ ra những thách thức về nguồn lực và cơ chế phân bổ ngân sách, cũng như tính khả thi của các mục tiêu, chỉ tiêu.

Bảo đảm tính công bằng, trung lập của chính sách thuế
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm tính công bằng, trung lập của chính sách thuế

Góp ý vào dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp tại Phiên họp thứ 37, một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần rà soát thật kỹ dự thảo Luật, bảo đảm thể chế hoá chủ trương về cải cách hệ thống chính sách thuế nói chung, chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng đã được nêu tại các văn bản của Đảng, Nhà nước. Trong đó, rà soát để sửa đổi hoặc bãi bỏ ưu đãi miễn, giảm thuế không còn phù hợp với yêu cầu phát triển, bảo đảm tính trung lập của thuế để áp dụng ổn định trong trung và dài hạn.

Rõ lộ trình, giải pháp cụ thể giải quyết dứt điểm vụ việc tồn đọng, kéo dài
Diễn đàn Quốc hội

Rõ lộ trình, giải pháp cụ thể giải quyết dứt điểm vụ việc tồn đọng, kéo dài

Thảo luận Báo cáo của Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành chính năm 2024, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Chính phủ cần làm rõ các nội dung cần tập trung chỉ đạo, có giải pháp, lộ trình cụ thể để giải quyết dứt điểm những vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài. Đồng thời, hạn chế tối đa phát sinh vụ việc mới, gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.

Gắn trách nhiệm của từng chủ thể với nhiệm vụ cụ thể
Quốc hội và Cử tri

Gắn trách nhiệm của từng chủ thể với nhiệm vụ cụ thể

Qua xem xét báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023” tại Phiên họp chiều nay, 25.9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, dự thảo Nghị quyết giám sát cần thể hiện rõ các giải pháp, nhiệm vụ cụ thể, gắn trách nhiệm của từng chủ thể theo quy định của pháp luật.

Chú trọng phát triển trung tâm dịch vụ việc làm
Quốc hội và Cử tri

Chú trọng phát triển trung tâm dịch vụ việc làm

Cho ý kiến về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần ưu tiên bố trí nguồn vốn từ ngân sách nhà nước để đầu tư, hiện đại hóa cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ cho các trung tâm dịch vụ việc làm. Trong đó, ngân sách trung ương hỗ trợ cho các địa phương đầu tư cơ sở vật chất cho các trung tâm, nhất là các địa phương ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng khó khăn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo
Quốc hội và Cử tri

Bao quát, khả thi, có tính dự báo cao

Cho ý kiến với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục đối chiếu, rà soát với các luật chuyên ngành và các cam kết quốc tế để hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên không gian mạng, các nền tảng số, bảo đảm tính khả thi và có tính dự báo cao.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo của Tổng Kiểm toán nhà nước về công tác năm 2024 của Kiểm toán nhà nước và dự kiến kế hoạch kiểm toán năm 2025
Diễn đàn Quốc hội

Lựa chọn nội dung kiểm toán có trọng tâm, trọng điểm

Cơ bản thống nhất với mục tiêu, định hướng, kế hoạch kiểm toán năm 2025 được Kiểm toán Nhà nước xác định, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tiếp tục rà soát kế hoạch kiểm toán, lựa chọn nội dung có trọng tâm, trọng điểm, kiểm toán trúng và đúng, cắt giảm các nhiệm vụ thực sự không cần thiết, trùng lặp với kế hoạch thanh tra.

Chỉ luật hóa các vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội
Quốc hội và Cử tri

Chỉ luật hóa các vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội

Nhất trí sự cần thiết sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, tại Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nhấn mạnh yêu cầu các nội dung sửa đổi cần tập trung khắc phục, tháo gỡ kịp thời các bất cập, vướng mắc cho doanh nghiệp, đồng thời, tạo môi trường pháp lý thống nhất và ổn định, bảo đảm tính nhất quán, rõ ràng trong các chính sách ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp. Đặc biệt, cần quán triệt quan điểm chỉ luật hóa các vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

Toàn cảnh Phiên họp thứ 11 Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Diễn đàn Quốc hội

Tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát

Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội và Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn là một hình thức giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Tại Phiên họp thứ 11 Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đại biểu cho rằng, nội dung này cần được luật hóa vì đây là một công cụ hết sức sắc bén của Quốc hội, Hội đồng nhân dân đã được thực tiễn chứng minh hiệu quả.

Giải quyết dứt điểm những vấn đề phát sinh từ việc xử lý các vụ án tham nhũng
Diễn đàn Quốc hội

Giải quyết dứt điểm những vấn đề phát sinh từ việc xử lý các vụ án tham nhũng

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024 tại Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Báo cáo của Chính phủ cần phân tích, làm rõ hơn về công tác phòng, chống tiêu cực. Cụ thể, cần tổng kết, đánh giá, nhận diện đầy đủ các hạn chế và nguyên nhân để dự báo đúng tình hình tham nhũng; trên cơ sở đó xác định rõ nguyên nhân chủ yếu và đề ra giải pháp đột phá với công tác này.

Nguồn: ITN
Diễn đàn Quốc hội

Tội phạm tham nhũng, kinh tế vẫn diễn biến phức tạp, gây thất thoát lớn cho tài sản Nhà nước

Đây là một trong những thông tin được chỉ ra trong Báo cáo tổng hợp ý kiến của các cơ quan của Quốc hội, Ban Dân nguyện về việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV đến hết năm 2023 trình UBTVQH tại Phiên họp thứ 36.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng phát biểu tại cuộc làm việc
Diễn đàn Quốc hội

Điều kiện cần và đủ là phát triển giao thông công cộng

Tại cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023” với Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng khẳng định, quy định pháp luật về việc hạn chế phương tiện giao thông tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã có. Song điều kiện cần và đủ vẫn là phát triển phương tiện giao thông công cộng. Chỉ khi nào phương tiện giao thông công cộng đáp ứng được ít nhất 50 - 70% nhu cầu thì mới hạn chế phương tiện cá nhân vào thành phố.

Nguồn: VOV
Diễn đàn Quốc hội

Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã 2023 - 2025 đạt nhiều kết quả tích cực

Đến hết năm 2021, tại 45 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 - 2021 đã hoàn thành việc kiện toàn tổ chức bộ máy của các cơ quan đảng cấp huyện, cấp xã cho nhiệm kỳ 2020 - 2025; kiện toàn tổ chức HĐND và UBND cấp huyện, cấp xã nhiệm kỳ 2021 - 2026.