EU bất đồng về viện trợ cho Ukraine

Liên minh châu Âu (EU) đã không thể nhất trí về gói viện trợ quân sự mới trị giá 30 tỷ euro (32 tỷ USD) cho Ukraine sau khi Hungary phủ quyết biện pháp này tại cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng châu Âu tại Brussels hôm 6.3. Bất chấp sự ủng hộ rộng rãi từ 26 thành viên EU khác, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã chặn tuyên bố của các nhà lãnh đạo, trì hoãn việc hỗ trợ thêm cho Kiev.

Thỏa thuận 5 điểm được đề xuất bao gồm các đảm bảo an ninh cho Ukraine, cam kết không có cuộc đàm phán nào với Nga diễn ra mà không có Kiev và cam kết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Tuy nhiên, Thủ tướng Hungary Viktor Orban Orban, một người chỉ trích mạnh mẽ viện trợ quân sự cho Ukraine và là người ủng hộ các cuộc đàm phán hòa bình, đã bác bỏ đề xuất này, cho rằng điều này trái ngược với lập trường của Hungary.

67ca95d985f540396d6fd2a9.jpg
Toàn cảnh Hội nghị Thượng đỉnh khẩn cấp của các nhà lãnh đạo EU về Ukraine tại Brussels, Bỉ, ngày 6.3.2025. Ảnh: Getty Images

"Tuyên bố chung nói về việc Ukraine cần phải được tăng cường sức mạnh để có thể chiến đấu lâu hơn nữa. Và Hungary, tất nhiên, không ủng hộ điều đó vì điều này hoàn toàn trái ngược với lập trường ủng hộ hòa bình của chúng tôi", Thủ tướng Orban nói với các phóng viên sau cuộc họp.

Theo tuyên bố kết luận được công bố trên trang web của Hội đồng châu Âu, quyết định cuối cùng về việc hỗ trợ Ukraine đã bị hoãn lại cho đến Hội nghị Thượng đỉnh tiếp theo của các nhà lãnh đạo EU, dự kiến ​​diễn ra vào ngày 20.3.

Trong khi đó, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Antonio Costa phát tín hiệu rằng EU đang tìm cách tiếp tục viện trợ quân sự cho Ukraine bất chấp sự phản đối của Hungary.

"Hungary có cách tiếp cận khác đối với Ukraine; điều đó có nghĩa là Hungary bị cô lập trong EU27, nhưng 26 nước phải hơn một nước", Chủ tịch Hội đồng châu Âu nói. Người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại của EU Kaja Kallas cũng ám chỉ một kế hoạch thay thế, nói rằng khối này đang xây dựng một "liên minh tự nguyện" cho phép các quốc gia thành viên tiếp tục cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine mà không cần sự nhất trí.

Hội nghị Thượng đỉnh khẩn cấp được triệu tập trong bối cảnh các nhà lãnh đạo EU ngày càng lo ngại về tác động của sự thay đổi chính sách gần đây của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đối với Ukraine. Nhiều báo cáo của phương tiện truyền thông cho rằng Tổng thống Trump đã đóng băng viện trợ quân sự mới cho Kiev. Ông cũng thúc giục EU đảm nhận trách nhiệm lớn hơn đối với nỗ lực chiến tranh của Ukraine và quốc phòng của chính mình.

Trong khi quyết định về viện trợ cho Ukraine bị trì hoãn, các nhà lãnh đạo EU, bao gồm cả Thủ tướng Hungary Orban, đã phê duyệt một sáng kiến ​​riêng nhằm tăng chi tiêu quốc phòng của châu Âu lên tới 800 tỷ euro. Kế hoạch, được gọi là ReArm Europe (Tái vũ trang cho châu Âu), đã được Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen công bố vào đầu tuần này. Bà cho biết bà sẽ trình bày các đề xuất pháp lý trong vòng hai tuần tới.

Nga đã nhiều lần cảnh báo về việc phương Tây hỗ trợ quân sự cho Ukraine, cho rằng điều này chỉ kéo dài xung đột và làm tăng nguy cơ leo thang.

Thế giới 24h

Mỹ kỳ vọng tăng doanh thu từ thuế: Thực tế hay ảo tưởng?
Thế giới 24h

Mỹ kỳ vọng tăng doanh thu từ thuế: Thực tế hay ảo tưởng?

Tổng thống Donald Trump cho biết ông sẽ áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu, một động thái mà Nhà Trắng tuyên bố sẽ giúp thúc đẩy sản xuất trong nước và giúp Mỹ thu về 100 tỷ USD doanh thu từ thuế. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cảnh báo, điều này sẽ gây sức ép tài chính đối với các nhà sản xuất ô tô nội địa phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nhật Bản ban hành luật mới chuẩn hóa sử dụng áp phích tranh cử
Thế giới 24h

Nhật Bản ban hành luật mới chuẩn hóa sử dụng áp phích tranh cử

Quốc hội Nhật Bản vừa thông qua Luật Bầu cử các chức vụ công sửa đổi nhằm giải quyết tình trạng các ứng cử viên lạm dụng áp phích bầu cử ngày càng gia tăng để quảng bá cho bản thân. Các quy định mới trong luật cấm nội dung không phù hợp trong áp phích vận động tranh cử, đặc biệt là khai thác các hình ảnh khiêu khích hoặc phục vụ lợi ích thương mại.

Khi nước Mỹ không còn là miền đất hứa
Quốc tế

Khi nước Mỹ không còn là miền đất hứa

Một loạt quốc gia đồng minh của Mỹ đã phải ban hành khuyến cáo đối với công dân du lịch đến Mỹ sau khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump thực hiện chính sách nhập cư đặc biệt nghiêm ngặt và hà khắc. Giới quan sát lo ngại, động thái này sẽ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Mỹ, mà còn tạo ra làn sóng căng thẳng trong quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia.

Luật mới của Brazil giúp siêu thị trở nên dễ tiếp cận hơn
Thế giới 24h

Luật mới của Brazil giúp siêu thị trở nên dễ tiếp cận hơn

Một luật mới tại bang Paraíba, Brazil, sẽ thay đổi cách trưng bày sản phẩm trong các chuỗi siêu thị lớn như Assaí và Atacadão. Luật 13.403/2024, có hiệu lực từ năm 2025, nhằm cải thiện khả năng tiếp cận sản phẩm trên kệ hàng, giúp người khuyết tật, người cao tuổi và những ai gặp khó khăn trong di chuyển có thể mua sắm thuận tiện hơn.

Mỹ sẽ công bố thuế ô tô trong vài ngày tới
Thế giới 24h

Mỹ sẽ công bố thuế ô tô trong vài ngày tới

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết chính quyền của ông sẽ công bố mức thuế đối với ô tô "trong vài ngày tới", làm dấy lên suy đoán rằng mức thuế mới đối với ô tô có thể được áp dụng trước khi mức thuế "có đi có lại" có hiệu lực vào đầu tháng 4.

Sự trỗi dậy của fintech định hình tương lai tài chính ASEAN
Thế giới 24h

Sự trỗi dậy của fintech định hình tương lai tài chính ASEAN

Hệ thống tài chính của ASEAN đang trải qua một cuộc chuyển đổi sâu rộng nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ tài chính (fintech). Tại 6 nền kinh tế lớn nhất khu vực—Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam—tỷ lệ đầu tư fintech vào ASEAN đã tăng từ 2% năm 2018 lên 7% vào năm 2022, tương đương khoảng 4,3 tỷ USD.

Nguồn: ITN
Thế giới 24h

Đòn bẩy kích thích tiêu dùng và nhu cầu nội địa

Tại kỳ họp "Lưỡng hội" vừa kết thúc, Trung Quốc đã xác định nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 là "thúc đẩy tiêu dùng và kích thích nhu cầu nội địa". Trước bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại, Quốc Vụ Viện nhấn mạnh vai trò của chính sách "Hai đổi mới" - trụ cột chính để hiện thực hóa mục tiêu này. Chính sách này được công bố lần đầu vào năm 2023 nhưng chỉ thực sự được đẩy mạnh trong năm qua. Đáng chú ý, vào năm 2024, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thành lập một doanh nghiệp tái chế cấp quốc gia, coi đây là giải pháp then chốt để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, phát triển xanh, giảm phát thải và hướng tới sự bền vững lâu dài.

Hàn Quốc trong tầm ngắm của Tổng thống Donald Trump?
Thế giới 24h

Hàn Quốc trong tầm ngắm của Tổng thống Donald Trump?

“Mức thuế trung bình của Trung Quốc đối với các sản phẩm của chúng tôi cao gấp đôi mức chúng tôi áp dụng cho họ. Và mức thuế trung bình của Hàn Quốc cao gấp 4 lần… Trong khi chúng tôi hỗ trợ rất nhiều về mặt quân sự và nhiều mặt khác cho Hàn Quốc”, Tổng thống Donald Trump đã phát biểu như vậy mới đây, báo hiệu nguy cơ Hàn Quốc sẽ nằm trong tầm ngắm.

Thách thức lớn với tiến trình hòa bình ở Trung Đông
Thế giới 24h

Thách thức lớn với tiến trình hòa bình ở Trung Đông

Thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hamas đã bị phá vỡ sau khi quân đội Israel tiến hành các cuộc không kích quy mô lớn trên khắp Dải Gaza, khiến hàng trăm người thiệt mạng. Phía Israel tuyên bố hành động này nhằm đáp trả việc Hamas từ chối thả thêm con tin theo kế hoạch trao đổi đã thỏa thuận trước đó. Việc Israel phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn đặt ra những thách thức lớn đối với tiến trình hòa bình ở Trung Đông.

OECD dự báo ảm đảm về tăng trưởng châu Âu và thế giới do lo ngại căng thẳng
Thế giới 24h

OECD dự báo ảm đảm về tăng trưởng châu Âu và thế giới do lo ngại căng thẳng

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã hạ dự báo tăng trưởng GDP của khu vực Eurozone xuống còn 1,0% trong năm 2025, giảm so với mức 1,3% được đưa ra vào tháng 12 năm ngoái. Tăng trưởng toàn cầu cũng bị điều chỉnh giảm xuống 3,1% do gián đoạn thương mại ảnh hưởng đến tâm lý thị trường.