Góc nhìn

Chủ động, điềm tĩnh và trách nhiệm

Ngập tràn thông tin trên các trang mạng xã hội. TP Hà Nội phải tổ chức họp khẩn ngay trong đêm. Đến sáng 7.3, thông tin một người ở phố Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội dương tính với Covid-19 đã chính thức được các cơ quan chức năng xác nhận, kéo theo “làn sóng” nháo nhào đối phó: Người dân đổ xô đi mua các loại nhu yếu phẩm thiết yếu hàng ngày, từ rau, củ, quả, gạo, muối, nước mắm, mỳ chính đến thịt thà, cá tôm...

Cũng dễ hiểu, bởi nếu như trước đây, khẩu trang, nước sát khuẩn... là những mặt hàng “hot”, thì nay, nguy cơ lây nhiễm đã chính thức hiện hữu: Bệnh nhân đã được xác nhận dương tính nên những mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày được ưu tiên tối đa. Người thì nói, có gì đâu mà đã nháo nhào lên. Người thì cho rằng, lo lắng là không thừa, nhỡ đâu cách ly thì lấy gì mà ăn. Vậy nhưng tâm lý chung vẫn là cứ mua để đấy, biết đâu...

Trong bối cảnh hiện nay, người dân Hà Nội nói riêng, người dân cả nước nói chung không nên chủ quan, lơ là, nhưng đồng thời cũng không nên lo lắng quá mức. Quan trọng là cần chủ động phòng tránh, bình tĩnh với tình huống và trách nhiệm với cộng đồng. Các cơ quan chức năng cần có giải pháp tuyên truyền, biện pháp xử lý phù hợp và hiệu quả để người dân hiểu và yên tâm với tình huống đang xảy ra. Thử đặt giả thuyết, nếu như người dân xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc khi phải thực hiện cách ly ai cũng nháo nhào lên thì liệu có đối phó hiệu quả với dịch - dù trong trường hợp này là cách ly để theo dõi hay không?

Dù dịch bệnh có diễn biến phức tạp nhưng vẫn đang trong tầm kiểm soát; các cơ quan chức năng đã công khai, minh bạch thông tin, khoanh vùng, cách ly những người có khả năng lây nhiễm cả tập trung và ngay tại cơ sở. Hệ thống chính trị từ Trung ương tới thôn bản, xã phường đều vào cuộc... Vậy nên điều cần thiết lúc này là không nên làm phức tạp, rối loạn vấn đề thông qua những việc nhỏ nhất như tranh mua, tranh bán hàng hóa thiết yếu; tiếp nhận và phát tán những nguồn thông tin không chính xác, không chính thống, gây hoang mang trong xã hội.

Dù rằng, đến hôm nay điều chúng ta lo ngại đã xuất hiện trong thực tế, Hà Nội có bệnh nhân đầu tiên nhiễm Covid-19. Chúng ta không được chủ quan, nhưng phải bình tĩnh, không quá lo lắng trước diễn biến mới của dịch vì Hà Nội đã rất quyết liệt, tích cực trong phòng, chống và đã có nhiều biện pháp xử lý, khoanh vùng dịch kịp thời, khẩn trương. Việc người dân lo lắng là đúng, nhưng lo lắng phải thực tế, bằng cách tự bảo vệ mình, bảo vệ gia đình. Các cá nhân cần có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền nếu có dấu hiệu của bệnh. Hà Nội hoàn toàn đủ nhu yếu phẩm cho người dân, không phải tích trữ như tình hình hiện tại -  Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ khẳng định.

Để đối phó hiệu quả với dịch bệnh, bên cạnh trách nhiệm của các cơ quan chức năng, cần có yếu tố đặc biệt quan trọng của cộng đồng đó là sự chủ động, điềm tĩnh và trách nhiệm.

Góc nhìn

Tinh giản biên chế hơn 78 nghìn người
Góc nhìn

Tinh giản biên chế hơn 78 nghìn người

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa có báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội về một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại Kỳ họp thứ Tư. Theo đó, tính đến 30.6.2022, tổng số đối tượng được giải quyết chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ- CP của Chính phủ ở các Bộ, ngành, địa phương là 78.234 người, trong đó, các Bộ, ngành là 5.451 người và địa phương là 72.783 người.

Bảo đảm công khai, minh bạch...
Góc nhìn

Bảo đảm công khai, minh bạch...

Một trong những nội dung đáng chú ý tại Phiên họp thứ 16, khai mạc hôm nay, 10.10 là Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá.

Chế tài nghiêm khắc, thông điệp rõ ràng...
Góc nhìn

Chế tài nghiêm khắc, thông điệp rõ ràng...

Theo kết quả giám sát chuyên đề Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021 được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ Mười bốn vừa qua về lĩnh vực đầu tư công, có rất nhiều vấn đề cần sớm được giải quyết.

Minh bạch, đáp ứng nhu cầu được sử dụng biển số đẹp của người dân
Góc nhìn

Minh bạch, đáp ứng nhu cầu được sử dụng biển số đẹp của người dân

Tại phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí bổ sung dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số xe ô tô thông qua đấu giá vào Chương trình Xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2022. Dự thảo Nghị quyết sẽ được Quốc hội xem xét, cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ Tư (tháng 10.2022) theo quy trình tại một kỳ họp.

Cần đánh giá hiệu quả sử dụng quỹ
Góc nhìn

Cần đánh giá hiệu quả sử dụng quỹ

Trước đây, cơ quan soạn thảo dự án Luật Giá (sửa đổi) là Bộ Tài chính khi lấy ý kiến về dự luật đã từng đề nghị bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Tuy nhiên, trong dự thảo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9 đang diễn ra, việc lập quỹ bình ổn lại tiếp tục được đưa vào dự thảo luật và thành một điều riêng...

Thực sự tâm huyết, thực sự cầu thị!
Góc nhìn

Thực sự tâm huyết, thực sự cầu thị!

Theo Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề Việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo từ ngày 1.7.2016 đến 1.7.2021, thực hiện tại 8 bộ, ngành; 6 địa phương và báo cáo của 55/63 UBND tỉnh, thành phố; 17/19 bộ ngành, vẫn còn tình trạng bố trí cán bộ làm công tác tiếp dân chưa phù hợp.

Vai trò ngày càng mờ nhạt?
Góc nhìn

Vai trò ngày càng mờ nhạt?

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8.2022 diễn ra cách đây vài hôm, đã có nhiều câu hỏi được nêu ra về việc trong nhiều kỳ điều hành xăng dầu liên tiếp gần đây việc trích lập vào Quỹ bình ổn giá xăng dầu luôn ở mức cao và việc trích lập như vậy có gây thiệt thòi cho người dân và doanh nghiệp không? Rằng có nên bỏ Quỹ bình ổn giá để điều hành xăng dầu theo giá thị trường hay không?

Đừng vì lợi ích cá nhân...
Góc nhìn

Đừng vì lợi ích cá nhân...

Tháng 6 vừa qua, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã có thông báo tạm dừng tuyển chọn lao động đi Hàn Quốc với 8 quận, huyện của 4 tỉnh là Hà Tĩnh, Hải Dương, Nghệ An và Thanh Hóa.

Vướng mắc thì phải tháo gỡ
Góc nhìn

Vướng mắc thì phải tháo gỡ

Trong Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 6.2022, trong đó có công tác dân nguyện tháng 5.2022 trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ Mười ba diễn ra vừa qua đã nêu tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế trong khám, chữa bệnh.

Để thí điểm không rơi vào quên lãng!
Góc nhìn

Để thí điểm không rơi vào quên lãng!

Từ sáng 6.8, TP Hà Nội bắt đầu thí điểm sử dụng dải phân cách cứng để phân làn giao thông trên một đoạn tuyến đường Nguyễn Trãi, cụ thể là đoạn từ Ngã Tư Sở đến hầm chui Khuất Duy Tiến nhằm giảm xung đột giữa các loại phương tiện, giảm rủi ro tai nạn giao thông...

Tăng giá đất "ảo" và những hệ lụy...
Góc nhìn

Tăng giá đất "ảo" và những hệ lụy...

Trả lời về tình trạng sốt đất ở một số địa phương và nguy cơ "bong bóng" bất động sản tại cuộc họp báo về Phiên họp thường kỳ Chính phủ diễn ra vừa qua, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cho biết, một trong số nguyên nhân khiến các nhà đầu tư chọn đất đai, vàng... làm kênh đầu tư, trú ẩn tài sản là dịch bệnh hai năm qua làm đứt gãy các chuỗi cung ứng trong nước cũng như toàn cầu, ảnh hưởng tới đầu tư, sản xuất.
Buông lỏng quản lý!
Góc nhìn

Buông lỏng quản lý!

Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương tại Kỳ họp 13, liên quan đến vụ việc tại Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á, nhiều cán bộ lãnh đạo quản lý của Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ bị xem xét, xử lý kỷ luật. Điều này một lần nữa cho thấy, công tác quản lý của chúng ta vẫn còn có sự buông lỏng.
Thanh lọc doanh nghiệp yếu
Góc nhìn

Thanh lọc doanh nghiệp yếu

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký quyết định phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021 - 2025”.
Nghịch lý xuất - nhập khẩu
Góc nhìn

Nghịch lý xuất - nhập khẩu

Theo số liệu của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam), năm 2021, hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn được duy trì ổn định, hoàn thành tốt các nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch được giao.
Mốc tiến độ được tính từng ngày!
Góc nhìn

Mốc tiến độ được tính từng ngày!

Thông tin từ Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông - Bộ Giao thông Vận tải cho biết, theo kế hoạch, năm 2022 sẽ có 26 dự án giao thông lĩnh vực đường bộ hoàn thành, trong đó có 4 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam. Việc hoàn thành đúng tiến độ các công trình dự án giao thông quan trọng sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đặc biệt là đối với những địa phương có công trình giao thông đi qua.
Chuẩn bị cho du lịch tăng tốc
Góc nhìn

Chuẩn bị cho du lịch tăng tốc

Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực du lịch 4,5 triệu đồng/người/khóa đào tạo. Đây là quy định tại Thông tư 12/2022/TT-BTC hướng dẫn nội dung và mức chi từ ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ xúc tiến, quảng bá và hỗ trợ phát triển du lịch của Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch do Bộ Tài chính ban hành mới đây.
Không có vùng cấm!
Góc nhìn

Không có vùng cấm!

Liên quan đến những vi phạm trong vụ kit test của Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á, nhiều cán bộ, lãnh đạo của Học viện Quân y các nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025 bị xem xét, xử lý kỷ luật.
Thời điểm chưa hợp lý?
Góc nhìn

Thời điểm chưa hợp lý?

Hiệp hội Thực phẩm minh bạch, Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Da giày - túi xách Việt Nam, Hiệp hội Sữa Việt Nam, Hiệp hội Nhựa Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh vừa kiến nghị giãn thời gian và mức thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu, cảng biển trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Minh bạch tiêu chí càng sớm, càng tốt
Góc nhìn

Minh bạch tiêu chí càng sớm, càng tốt

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước (DNNN) theo từng loại hình, lĩnh vực, địa bàn hoạt động đặc thù của doanh nghiệp. Bộ tiêu chí này sẽ là cơ sở quan trọng để đánh giá đúng “sức khỏe” của DNNN.
Chỗ đứng nào cho nông sản Việt?
Góc nhìn

Chỗ đứng nào cho nông sản Việt?

Dù là quốc gia có nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu thuộc top đầu của thế giới nhưng tên tuổi, vị thế nông sản Việt vẫn chưa thể định hình, định danh trên thị trường quốc tế.