Cần có chế độ đãi ngộ tương xứng dành cho bác sĩ, nhân viên y tế

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh, Phó Trưởng đoàn giám sát "Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19; việc thực hiện chính sách pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng", để các trạm y tế thực hiện tốt vai trò “người gác cổng” chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người dân, rất cần có chế độ đãi ngộ tương xứng, động viên đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế cơ sở, y tế dự phòng, từ đó thu hút họ làm việc và cống hiến nhiều hơn.  

Luân chuyển nhân viên y tế để đào tạo và bồi dưỡng cán bộ

Qua giám sát thực tế tại tỉnh Quảng Ninh, Đoàn giám sát của Quốc hội ghi nhận, Quảng Ninh là một trong những địa phương gương mẫu, đi đầu trong phòng, chống dịch Covid-19. Với đặc thù có biên giới đường bộ với Trung Quốc, có cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, cảng biển, đối mặt với nguy cơ lây lan dịch Covid-19 rất cao, nhưng tỉnh đã chủ động, quyết liệt, giữ vững địa bàn an toàn để duy trì sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội; không ngừng nâng cao năng lực của y tế cơ sở, nhất là y tế dự phòng, y tế học đường bảo đảm có đủ khả năng xử lý kịp thời, ứng phó hiệu quả trong mọi tình huống.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh phát biểu tại cuộc làm việc với UBND tỉnh Quảng Ninh - Ảnh Hoàng Ngọc
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh phát biểu tại cuộc làm việc với UBND tỉnh Quảng Ninh. Ảnh Hoàng Ngọc

Điểm sáng của tỉnh Quảng Ninh theo ghi nhận của Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh là đã triển khai chính sách luân phiên với bác sĩ từ đơn y vị y tế tuyến tỉnh xuống tuyến huyện và từ tuyến huyện xuống tuyến xã làm việc có thời hạn, nhằm bổ sung ngay bác sĩ cho tuyến y tế cơ sở, triển khai hoạt động chuyên môn theo vị trí việc làm. Đến thời điểm hiện tại, tỉnh đã bổ sung hơn 50 lượt bác sĩ luân phiên từ các trung tâm y tế xuống xã còn thiếu bác sĩ, để bảo đảm mỗi trung tâm y tế đều có bác sĩ làm việc.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội đánh giá, đây là một trong những hình thức đào tạo, chuyển giao và đúc rút kinh nghiệm, rèn luyện, quy hoạch cán bộ. Tuyến trên chuyển giao kỹ thuật và thu được kinh nghiệm trong công tác chuyên môn và quản lý từ cơ sở; tuyến dưới lên tuyến trên được tiếp nhận kiến thức, kỹ thuật, kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn, nhiệm vụ do tuyến trên chuyển giao.

Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách Hoàng Văn Cường cũng đánh giá tỉnh Quảng Ninh rất sáng tạo trong cách phòng, chống dịch. Cụ thể là, Quảng Ninh không mua sắm quá nhiều trang thiết bị phục vụ cho phòng chống dịch, mà tận dụng cơ sở vật chất sẵn có, như mượn giường của các trường học làm giường bệnh. Y tế dự phòng không quy định cứng, bất cứ trường học nào cũng phải có y tế trường học; căn cứ trên điều kiện của nhà trường, tỉnh cho phép, trường học ký hợp đồng với trạm y tế xã để thực hiện chăm sóc y tế cho học sinh. Quảng Ninh cũng là một trong những địa phương đầu tiên trên toàn quốc triển khai hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm trên phần mềm đến trạm y tế xã, cùng với việc triển khai phần mềm quản lý sức khỏe người dân và phần mềm khám, chữa bệnh tại trạm y tế. Tuy nhiên, đại biểu Hoàng Văn Cường cũng chỉ ra, vướng mắc tại tỉnh Quảng Ninh là hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử mới chỉ thực hiện cho người dân có thẻ bảo hiểm y tế, chưa quản lý tới người dân chưa có thẻ bảo hiểm y tế, người dân khám, chữa bệnh ở cơ sở y tế tư nhân.  

Phụ cấp thấp khiến cán bộ, nhân viên y tế không muốn gắn bó với nghề

 Bên cạnh những điểm sáng, tỉnh Quảng Ninh cũng gặp những vướng mắc như các địa phương khác đó là năng lực y tế cơ sở còn hạn chế. Tham gia Đoàn giám sát, Viện trưởng Viện Chiến lược và chính sách y tế Trần Thị Mai Oanh cho biết, ngay tại huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh, có 11 trạm y tế xã nhưng năng lực cung ứng dịch vụ chỉ đạt 50% theo quy định. Số lượng thuốc ở các trạm y tế này cũng rất ít. Sắp tới, tỉnh Quảng Ninh cần quan tâm, có giải pháp mở rộng các dịch vụ ở trạm y tế xã.

Từ thực tiễn giám sát tại trạm y tế xã Điền Xá, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh, Đoàn giám sát cũng nhận thấy, khó khăn lớn nhất là thu nhập của cán bộ quá thấp, không còn phù hợp với tình hình thực tế. Theo quy định, chế độ phụ cấp đặc thù đối với cán bộ, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế, tiền trực ngày thường cán bộ y tế cơ sở được hưởng là 18.750 đồng/ngày; trực thứ 7, chủ nhật hưởng 47.500 đồng/ngày; ngày lễ tết hưởng 60.000 đồng/ngày, bao gồm cả tiền ăn. Thế nhưng, Phó Trạm trưởng Trạm Y tế xã Điền Xá Lô Thị Tần chia sẻ, thực nhận còn thấp hơn quy định (trực ngày thường chỉ 17.800 đồng/1ngày). Phụ cấp thấp cũng là một trong những lý do khiến cán bộ, nhân viên y tế không muốn gắn bó với nghề, không nhiệt tình với công việc.

Đối với Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bị giảm sút, kéo theo thu nhập tăng thêm giảm sút, 2 bác sĩ đã nghỉ việc. Trong khi đó, cán bộ, công chức tuyển dụng vào làm việc ở phòng y tế cấp huyện phải có trình độ chuyên môn đại học về y hoặc dược, với chế độ tiền lương thấp, cơ hội việc làm và chế độ tiền công ở cơ sở y tế ngoài công lập, các bệnh viện cao hơn rất nhiều, nên không tuyển dụng được công chức vào làm việc tại phòng y tế cấp huyện.

Trước thực tế này, tỉnh Quảng Ninh cũng kiến nghị với Đoàn giám sát của Quốc hội, cần có chính sách nâng mức đãi ngộ đối với nhân viên y tế, thu hút nhân lực phục vụ lâu dài trong hệ thống y tế công lập, đặc biệt là y tế cơ sở, y tế dự phòng. Chính phủ cần sửa đổi, bổ sung Nghị định số 56/2011/QĐ-CP ngày 4.7.2011 quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập. Sửa đổi, bổ sung Quyết định số 73/201/QĐ-TTg ngày 28.12.2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế.

Khẳng định sẽ tiếp thu các kiến nghị của tỉnh và xem xét đưa vào Báo cáo của Đoàn giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh nêu rõ, để các trạm y tế thực hiện tốt vai trò “người gác cổng” chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người dân, rất cần có chế độ đãi ngộ tương xứng, động viên đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế cơ sở, y tế dự phòng, từ đó thu hút họ làm việc và cống hiến nhiều hơn.  

Quốc hội và Cử tri

Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương phát biểu thảo luận tổ
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm chế độ phù hợp đối với thành viên đoàn giám sát

Chiều nay, 22.11, thảo luận tại tổ 4 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận đã tham gia đóng góp nhiều kiến nghị thiết thực.

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát
Quốc hội và Cử tri

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại Tổ 9, Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Yên, Bến Tre về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, các đại biểu nhấn mạnh, cần quy định cụ thể để các cơ quan chịu giám sát phải vào cuộc, thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua quá trình giám sát. 

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước

Thảo luận tại Tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Tĩnh, Lai Châu, Lâm Đồng, Cà Mau về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), các đại biểu cho rằng: Cần bảo đảm công bằng, trung lập của chính sách thuế, hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội với chính sách miễn, giảm thuế để tránh các trường hợp lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách Nhà nước...

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân
Ý kiến đại biểu

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân

Góp ý vào Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ Đặc biệt (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, Bộ Y tế hoàn toàn nhất trí với mục đích, quan điểm và sự cần thiết ban hành dự án Luật Thuế TTĐB (sửa đổi), đặc biệt là định hướng tăng thuế đối với các hàng hóa có hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu bia, và bổ sung đồ uống có đường vào danh mục chịu thuế.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp

Theo chương trình nghị sự, sáng mai, 23.11, Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Để nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước tương xứng với nguồn vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, bảo đảm doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, dự thảo Luật cần thể hiện rõ hơn tinh thần phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp, tránh tình trạng can thiệp hành chính vào công việc quản trị của doanh nghiệp.

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa
Diễn đàn Quốc hội

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa

Nhất trí việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương là phù hợp với lịch sử hình thành và phát triển của đô thị Huế, các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp nhằm thực hiện thành công Đề án. Trong đó, cần làm rõ các giải pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố Huế và của Trung ương cho đầu tư phát triển.

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài
Chính sách và cuộc sống

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài

Từ năm 2022 đến nay, việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) được triển khai đã tạo ra những tác động tích cực đến nền kinh tế. Như năm 2022, việc giảm thuế đã giúp doanh nghiệp và người dân tiết kiệm được khoảng 51,4 nghìn tỷ đồng, góp phần thúc đẩy tiêu dùng và làm tăng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng lên 19,8% so với năm 2021.

ĐBQH Nguyễn Phương Thủy phát biểu tại thảo luận Tổ 1
Ý kiến đại biểu

Đặc biệt quan tâm đến việc chuyển giao công nghệ

Thảo luận tại Tổ 1 về chủ trương đầu tư dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các đại biểu của Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đều chung đánh giá, đây là dự án bảo đảm cân bằng, hướng đến phát triển bền vững phương thức vận tải. Đáng chú ý, quá trình thực hiện cần quan tâm tới việc chuyển giao công nghệ của dự án bởi đây là một trong những vấn đề cốt lõi trong vận hành, làm chủ kỹ thuật của dự án sau này.

Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Diễn đàn Quốc hội

Sẽ tạo bước đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông

Thảo luận tại Hội trường về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết đầu tư dự án để thể chế hóa chủ trương của Đảng, tạo bước đột phá trong phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông. Đồng thời, tin tưởng, với sự huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, dự án sẽ sớm được hiện thực hoá thành công, phát huy hiệu quả, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước cả trước mắt và tương lai lâu dài.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Nhanh chóng giải quyết khó khăn về đời sống nhà giáo

Cho ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo, nhiều đại biểu cho rằng, việc quy định tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp sẽ giải quyết được những khó khăn về đời sống của nhà giáo. Đồng thời, khuyến khích thu hút nguồn nhân lực và những người giỏi tham gia vào ngành sư phạm nhiều hơn, giúp ngành giáo dục ngày càng bảo đảm về số lượng và tốt về chất lượng.

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền
Ý kiến đại biểu

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền

Góp ý vào Dự thảo Luật nhà giáo sáng 20.11, ĐBQH Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) cho rằng Nhà giáo nếu có sai phạm thì đã có các chế tài xử lý theo quy định, nhưng đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo có tính chất đặc biệt, nhất là khi nhà giáo trực tiếp đứng lớp, trực tiếp có ảnh hưởng lớn đối với tâm lý của người học. Vì vậy, nếu không có phương án bảo vệ nhà giáo thì đối tượng chịu ảnh hưởng không chỉ là nhà giáo mà còn là hàng triệu tương lai của đất nước.

ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Quan tâm trước đến đến nhà giáo làm việc ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn

Thảo luận tại hội trường sáng nay, 20.11 về dự án Luật Nhà giáo, ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy thống nhất với chủ trương luôn xem giáo dục là quốc sách trong mọi giai đoạn phát triển của đất nước; việc chăm lo về chế độ, chính sách, tôn vinh đội ngũ làm công tác giáo dục cần phải được chú trọng. Đồng thời, đại biểu cho rằng quan tâm trước đến đội ngũ nhà giáo đang làm việc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn; giáo viên mầm non; giáo viên dạy cho các đối tượng khuyết tật.

Tổng Bí thư Tô Lâm và đại biểu cùng đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tham dự buổi gặp mặt. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Chính sách và cuộc sống

Phải thực sự là niềm vui lớn!

Một đạo luật về nhà giáo với những chính sách thật sự khả thi sẽ là sự tri ân ý nghĩa nhất dành tặng các thầy giáo, cô giáo. Hy vọng rằng, qua phiên thảo luận tổ và trong tuần tới, khi Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể, chúng ta sẽ có một đạo luật hoàn thiện, thực sự đem lại niềm vui lớn cho các nhà giáo.

Công sở xã Xuân Thành, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa bỏ không khi xã này thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính
Chính sách và cuộc sống

Trị “bệnh” lãng phí - cần chế tài mạnh!

Rất nhiều khu đất là các dự án, khu biệt thự, nhà tái định cư bị bỏ hoang nhiều năm ở các tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước gây lãng phí rất lớn tài nguyên tài sản của Nhà nước. Việc tổ chức khai trương, khánh thành, lễ kỷ niệm gây lãng phí lớn ngân sách vẫn diễn ra... Đây là một trong những nội dung được nêu trong Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.