Trị “bệnh” lãng phí - cần chế tài mạnh!

Rất nhiều khu đất là các dự án, khu biệt thự, nhà tái định cư bị bỏ hoang nhiều năm ở các tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước gây lãng phí rất lớn tài nguyên tài sản của Nhà nước. Việc tổ chức khai trương, khánh thành, lễ kỷ niệm gây lãng phí lớn ngân sách vẫn diễn ra... Đây là một trong những nội dung được nêu trong Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

177d6143255t4027l9-7-1720833042420.jpg
Công sở xã Xuân Thành, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa bị bỏ không khi xã này thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính

Lãng phí dù không dễ dàng để nhìn ra những con số gây thiệt hại, nhưng hậu quả của lãng phí để lại rất lớn. Như nhận định Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời: “Lãng phí tuy không lấy của công đút túi, song kết quả cũng rất tai hại cho Nhân dân, cho Chính phủ. Có khi tai hại hơn nạn tham ô”.

Trên diễn đàn Quốc hội, khi đề cập đến tình trạng này, có đại biểu Quốc hội đã từng rất thẳng thắn “có thể thấy nhìn đâu cũng thấy lãng phí”. Tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, khi đề cập đến các “dự án trùm mền”, “công trình đắp chiếu” hiện nay trên phạm vi cả nước như: các dự án điện gió, điện mặt trời đã đầu tư xây dựng nhưng chưa đưa vào vận hành hay hàng nghìn, trăm nghìn căn hộ xây xong rồi bỏ trống…, đại biểu Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận) cho rằng, sự lãng phí không dưới hàng trăm nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, “đây mới chỉ là con số về mặt tài chính, còn những lãng phí, hệ lụy về nguồn lực đất đai, lãng phí về cơ hội phát triển của doanh nghiệp, của đất nước… thì không đo đếm hết, và trên hết đó là lãng phí niềm tin của Nhân dân”, đại biểu Nguyễn Hữu Thông nói.

Thực tế cho thấy, lãng phí dường như xảy ra ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đó là sự lãng phí về tài nguyên của đất nước khi buông lỏng quản lý đối với tài sản công. Không ít dự án chậm tiến độ, điều chỉnh nhiều lần, có thất thoát, lãng phí và đầu tư không hiệu quả. Công tác cổ phần hóa, thoái vốn rất chậm. Quy hoạch, quản lý quy hoạch còn nhiều hạn chế, không ít diện tích đất chưa sử dụng, để hoang hóa tại nhiều dự án khá lớn. Đó còn là sự lãng phí khi chưa kịp thời xử lý các trụ sở công sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính. Sự lãng phí còn biểu hiện ở việc đào tạo, sử dụng “nhầm” người, điều này làm giảm hiệu quả hoạt động của cán bộ, công chức, viên chức, cũng như giảm hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến lãng phí. Trong đó, có một bộ phận cán bộ có tâm lý coi nhẹ việc chống lãng phí trong hoạt động quản lý của mình, chưa đánh giá đúng mức tính nghiêm trọng của lãng phí để lại cho xã hội. Cũng bởi tâm lý coi nhẹ lãng phí đôi khi việc lãng phí như bị “lây lan” chỉ vì tâm lý “cơ quan, đơn vị, địa phương này làm được thì mình làm chắc cũng chẳng sao”!

Để xử lý đối với lãng phí, pháp luật hiện hành của chúng ta đã có quy định nhưng tính răn đe chưa cao. Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã quy định trách nhiệm của cá nhân, trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tình trạng lãng phí. Tuy nhiên, các quy định này chủ yếu có tính chất cảnh báo, nhắc nhở.

Trong khi đó, Bộ luật Hình sự hiện hành có 2 điều đề cập đến các hành vi phạm tội dẫn đến hậu quả lãng phí. Cụ thể, Điều 179 Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và Điều 219 Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí. Quy định là vậy, nhưng trên thực tế, theo đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) cho rằng, các điều luật này ít khi được sử dụng để xử lý hành vi lãng phí mà thường được xử lý bằng các tội danh khác như: tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Với cách xử lý này, mặc dù tội phạm vẫn bị trừng trị nhưng theo đại biểu Hoa, tính răn đe, giáo dục về chống lãng phí chưa cao.

Tham nhũng và lãng phí từng được ví là “hai anh em sinh đôi”. Trong khi công cuộc phòng, chống tham nhũng của chúng ta đã được triển khai mạnh mẽ từ Trung ương đến địa phương, được Nhân dân đồng tình ủng hộ và đánh giá cao, Nhân dân cũng mong rằng, công cuộc phòng, chống lãng phí cũng sẽ được triển khai quyết liệt hơn nữa trên thực tế.

Do đó, ngoài việc tuyên truyền để nâng cao nhận thức của mỗi người dân, của cán bộ, người đứng đầu về lãng phí, rất cần sớm hoàn thiện thể chế về vấn đề này với những chế tài xử lý đủ mạnh, đủ sức răn đe đối với các tổ chức, cá nhân để xảy ra lãng phí. Khi tiến hành song song hai “gọng kìm” chống tham nhũng và lãng phí một cách triệt để, nghiêm minh, sẽ khắc phục tình trạng thất thoát, lãng phí tài sản nhà nước, góp phần đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Chính sách và cuộc sống

Samsung là một trong những doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất trong thời gian qua
Quốc hội và Cử tri

Niềm tin của nhà đầu tư!

Hôm nay, khi bắt đầu sự kiện, tôi cứ ngỡ đã 2 năm trôi qua, nhưng Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc tôi rằng mới chỉ 13 tháng trước. Kể từ khi Thủ tướng đến thăm NVIDIA tại Thung lũng Silicon (Hoa Kỳ), với rất nhiều nhiệt huyết và sự tin tưởng, Thủ tướng đã thuyết phục tôi rằng Việt Nam nên là ngôi nhà tương lai của NVIDIA. Con người Việt Nam, những cơ hội tại Việt Nam là lý tưởng để đầu tư ngay hôm nay.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu chỉ đạo Hội nghị . Ảnh: Lâm Hiển
Chính sách và cuộc sống

Cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy

Theo định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, sau khi sắp xếp, sáp nhập, tổ chức bộ máy của Chính phủ giảm 5 bộ, 4 cơ quan thuộc Chính phủ. Như vậy, bộ máy của Chính phủ sẽ được tinh gọn từ 30 xuống còn 21 đầu mối, giảm 9 đầu mối gồm 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 4 cơ quan thuộc Chính phủ…

Thực sự "cởi trói" cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo - Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

"Cởi trói" cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Từ những vướng mắc trong thực tiễn và trước yêu cầu thực hiện quyết liệt công cuộc chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ số, phát triển nền kinh tế số, xã hội số… chuẩn bị các điều kiện đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới thì phải khẩn trương hơn nữa trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Ảnh: Minh họa
Quốc hội và Cử tri

Đánh giá cán bộ, công chức phải thực chất

Bộ Nội vụ đang đề nghị xây dựng Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi). Một trong những mục tiêu của việc sửa đổi luật lần này là nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý công chức theo vị trí việc làm; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu có đủ năng lực, phẩm chất, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Cùng với đó, phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong quản lý đội ngũ cán bộ, công chức theo thẩm quyền, nhất là trong đánh giá, giới thiệu, bổ nhiệm cán bộ.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Không để ngắt quãng công việc

Kỳ họp thứ Tám của Quốc hội Khóa XV kết thúc với những kết quả quan trọng, đánh dấu một bước tiến lớn trong công tác lập pháp. Quốc hội đã thông qua 18 luật và nhiều nghị quyết, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để điều chỉnh các lĩnh vực quan trọng của đời sống kinh tế - xã hội.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV - Ảnh Quang Khánh
Chính sách và cuộc sống

Thông điệp mạnh mẽ về lập pháp kiến tạo

Diễn ra chỉ gần 1 tháng sau thành công của Hội nghị Trung ương 10 với những chỉ đạo hết sức quyết liệt của Trung ương về đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, thực tiễn công tác lập pháp tại Kỳ họp này cho thấy, tinh thần của Trung ương đã được Quốc hội quán triệt và thực hiện ngay, đem lại kết quả ngay.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Trung ương làm gương - địa phương hưởng ứng

Xây dựng tổ chức bộ máy hiệu lực, hiệu quả là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự đoàn kết, thống nhất, dũng cảm, sự hy sinh của từng cán bộ, đảng viên cùng với quyết tâm rất cao của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp làm với phương châm “Trung ương làm gương - địa phương hưởng ứng”.

Lựa chọn tất yếu cho an ninh năng lượng
Chính sách và cuộc sống

Lựa chọn tất yếu cho an ninh năng lượng

Năm 2022, khi các cơ quan liên quan tiến hành tổng kết 5 năm thực hiện chủ trương của Trung ương dừng đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử cho rằng, trong tình hình mới và trước bài toán bảo đảm an ninh năng lượng cũng như hiện thực hóa cam kết Net Zero của Việt Nam tại COP26, vấn đề phát triển điện hạt nhân cần được đặt ra và xem xét toàn diện để sớm có đề xuất hợp lý.

Mấu chốt là thiếu hụt nguồn cung
Chính sách và cuộc sống

Mấu chốt là thiếu hụt nguồn cung

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đến cuối quý III.2024, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1.274.233 tỷ đồng, tăng 29,1% so với cùng kỳ năm trước nhưng dư nợ cho vay xây dựng, sửa chữa, mua nhà chỉ chiếm khoảng trên 125.800 tỷ đồng. Về lãi suất cho vay mua nhà, hiện nay, mặt bằng chung tại các ngân hàng thương mại đang ở mức khoảng 4,6 - 9,5%/năm.

Sửa đổi để phù hợp với điều kiện mới
Chính sách và cuộc sống

Sửa đổi để phù hợp với điều kiện mới

Một trong những nội dung đáng chú ý trong đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) là các quy định về giảm trừ gia cảnh cần được rà soát, sửa đổi phù hợp với điều kiện mới. Bởi vậy, Bộ Tài chính đề xuất nghiên cứu phương án giao Chính phủ quy định mức giảm trừ gia cảnh để bảo đảm linh hoạt, chủ động điều chỉnh, phù hợp với thực tiễn và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Lấp khoảng trống xử lý trách nhiệm!

Hôm nay, 26.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội sẽ nghe và thảo luận về các báo cáo của Chính phủ, báo cáo về lĩnh vực tư pháp, trong đó có báo cáo về công tác thi hành án. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp cũng chỉ rõ, kỷ luật, kỷ cương trong thi hành án hành chính chưa nghiêm, số bản án hành chính tồn đọng qua các năm có xu hướng ngày càng tăng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, ĐBQH TP. Cần Thơ, tại phiên thảo luận tổ sáng 23.11
Chính sách và cuộc sống

Ưu đãi cho công nghiệp công nghệ số

Cuối tuần qua, Quốc hội đã thảo luận tổ về dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số. Tại Tổ 8 (gồm Đoàn ĐBQH TP. Cần Thơ và các tỉnh Điện Biên, Vĩnh Long, Kon Tum), chính sách phát triển công nghiệp công nghệ số là nội dung nhiều đại biểu quan tâm.

Đòi hỏi khách quan, cấp thiết
Chính sách và cuộc sống

Đòi hỏi khách quan, cấp thiết

Doanh nghiệp nhà nước có vị trí, vai trò quan trọng nhưng thực tế “định vị” này chưa tương xứng với tiềm lực, nguồn lực. Và trong bối cảnh nước ta đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước là đòi hỏi khách quan, cấp thiết.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp

Theo chương trình nghị sự, sáng mai, 23.11, Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Để nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước tương xứng với nguồn vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, bảo đảm doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, dự thảo Luật cần thể hiện rõ hơn tinh thần phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp, tránh tình trạng can thiệp hành chính vào công việc quản trị của doanh nghiệp.

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài
Chính sách và cuộc sống

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài

Từ năm 2022 đến nay, việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) được triển khai đã tạo ra những tác động tích cực đến nền kinh tế. Như năm 2022, việc giảm thuế đã giúp doanh nghiệp và người dân tiết kiệm được khoảng 51,4 nghìn tỷ đồng, góp phần thúc đẩy tiêu dùng và làm tăng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng lên 19,8% so với năm 2021.