Vĩnh Yên hướng đến thành phố dịch vụ chất lượng cao

Là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh Vĩnh Phúc, với mật độ dân số đông, thành phố Vĩnh Yên có điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại, dịch vụ. Bởi vậy, thành phố luôn quan tâm, chú trọng dồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, ứng dụng chuyển đổi số nhằm xây dựng lĩnh vực thương mại, dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp chủ lực cho tăng trưởng kinh tế của thành phố.

Triển khai đồng bộ nhiều chính sách

Thống kê của UBND thành phố cho thấy, từ năm 2015 đến nay, ngành dịch vụ luôn có tốc độ tăng trưởng cao, bình quân đạt 19,3%/năm, cao hơn từ 3,6% so với ngành công nghiệp, xây dựng và khoảng 18,5% so với ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản. Năm 2022, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng giá trị sản xuất ngành dịch vụ vẫn đạt trên 10.400 tỷ đồng, tăng 9,8% so với năm 2021; năm 2023, dịch vụ đạt 11.712,9 tỷ đồng, bằng 104,69% so với kế hoạch, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2022.

Để có được thành quả trên, Vĩnh Yên đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, chính sách, trong đó thực hiện hiệu quả Đề án “Nâng cao chất lượng dịch vụ thành phố Vĩnh Yên giai đoạn 2021- 2030”, với 4 loại hình dịch vụ, gồm: Dịch vụ du lịch và vui chơi giải trí, dịch vụ thương mại, dịch vụ giáo dục và dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Đồng thời, giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, ban, đơn vị; chỉ đạo UBND các xã, phường căn cứ tình hình thực tế của địa phương xây dựng kế hoạch hằng năm về phát triển dịch vụ. Tăng cường tháo gỡ khó khăn, khắc phục những bất cập trong xây dựng chợ và hình thành các tuyến phố chuyên kinh doanh, dịch vụ. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, xây dựng văn minh đô thị, văn minh thương mại của người dân và người kinh doanh trên địa bàn.

Hướng đến thành phố dịch vụ chất lượng cao -0
Vĩnh Yên đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, thương mại điện tử. Ảnh: Thế Hùng

Dựa trên cơ sở của đề án, Vĩnh Yên chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng thương mại theo hướng văn minh, hiện đại. Ngoài hệ thống các chợ truyền thống, Vĩnh Yên hiện có 2 trung tâm thương mại quy mô hạng I là Hà Minh Anh, Soiva Plaza; 6 siêu thị đang hoạt động và gần 3.000 cửa hàng tiện lợi và tự phục vụ với đầy đủ các mặt hàng đa dạng, phong phú, chất lượng kinh doanh dịch vụ đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người tiêu dùng. Hiện, trên địa bàn thành phố có gần 700 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ; Gần 8.000 hộ kinh doanh thương mại, khách sạn, nhà hàng, du lịch và dịch vụ khác; 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh ứng dụng và sử dụng phần mềm chuyên dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong đó, các hộ kinh doanh đã tăng cường quảng bá sản phẩm, bán hàng trực tuyến thông qua các trang mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Tiktok, sàn thương mại điện tử, nhất là các sản phẩm đã được cấp chứng nhận OCOP, sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap. Qua đó, góp phần thúc đẩy giao thương hàng hóa, nông sản trên địa bàn thành phố và ngoài thành phố.

Trong lĩnh vực dịch vụ chăm sóc sức khỏe Nhân dân, Vĩnh Yên đã triển khai hướng dẫn của ngành Y tế về phát triển các hình thức phòng khám, bác sỹ gia đình. Đồng thời, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền các ứng dụng khám sức khỏe theo mô hình phòng khám, bác sỹ gia đình đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép; Quan tâm, tạo điều kiện và thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở y, dược ngoài công lập. Qua đó, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh, bảo đảm quyền và lợi ích của người dân trong sử dụng dịch vụ của các cơ sở y, dược ngoài công lập. Đến nay, trên địa có 296 cơ sở y, dược ngoài công lập đã được cấp giấy phép hoạt động, trong đó có 130 cơ sở khám, chữa bệnh; 166 cơ sở hành nghề dược.

Phát triển hạ tầng thương mại theo hướng đồng bộ, hiện đại

Với sự phát triển nhanh chóng, hơn 10 năm qua, thương mại, dịch vụ luôn khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp chủ lực cho tăng trưởng kinh tế của Vĩnh Yên, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho Nhân dân, giúp diện mạo đô thị ngày càng khởi sắc.

Để đạt mục tiêu tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 8 - 10% trong giai đoạn 2021 - 2025 và từ 10 - 12% trong giai đoạn 2025 - 2030, thành phố Vĩnh Yên sẽ đặc biệt quan tâm đầu tư, phát triển hạ tầng thương mại, dịch vụ theo hướng đồng bộ, hiện đại phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, của tỉnh. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ các cơ sở kinh doanh tìm kiếm, nắm bắt, dự báo thị trường để điều chỉnh phương hướng sản xuất, kinh doanh phù hợp.

Cùng với đó, Vĩnh Yên sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về xây dựng văn minh đô thị; Nâng cao trách nhiệm của các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất, cung cấp dịch vụ. Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh thành phố Vĩnh Yên; Đẩy mạnh cải cách hành chính, bảo đảm an ninh trật tự, thu hút đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ; Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thị trường, xử lý các trường hợp vi phạm hoạt động thương mại, dịch vụ, tạo nếp sống văn minh đô thị.

Mặt khác, Vĩnh Yên sẽ tập trung phát triển sản phẩm lưu niệm đặc trưng phục vụ du dịch; Kết nối tuyến du lịch liên vùng Vĩnh Yên - Hà Nội- Thái Nguyên- Tuyên Quang- Phú Thọ; Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh đầu tư, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng dịch vụ.

Trên đường phát triển

Người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến để rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính
Trên đường phát triển

Cà Mau: Đi từng ngõ, gõ từng nhà vận động chuyển đổi số

Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia (10.10) của tỉnh, từ ngày 2.10, nhiều Tổ Công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã đồng loạt mở chiến dịch ra quân triển khai các hoạt động công nghệ số hướng đến mục tiêu đưa nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến người dân, thúc đẩy chuyển đổi số đến từng hộ gia đình.

Bí Thư Thành ủy TP. Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu thăm và tặng hoa cho các Đảng viên cao tuổi của thành phố
Địa phương

Tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân

Tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân là nền tảng vững chắc để xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Quán triệt quan điểm đó, Đảng bộ TP. Cần Thơ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác dân vận và phong trào thi đua “Dân vận khéo”, góp phần xây dựng thành phố ngày càng phát triển bền vững, văn minh, hiện đại.

Những nỗ lực trong công tác xây dựng Đảng đã tạo chuyển biến mạnh mẽ trong lực lượng cán bộ thành phố
Địa phương

Bước đột phá trong công tác xây dựng Đảng

Từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay, Thành ủy Cần Thơ đã tập trung lãnh đạo quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đặc biệt là 3 nhiệm vụ trọng tâm và 3 giải pháp đột phá trong công tác xây dựng Đảng mà Đại hội đã đề ra. Qua đó, nhận thức của các cấp ủy và cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, về công tác xây dựng Đảng được nâng lên, tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng bộ thành phố.

Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội thi tìm hiểu về Luật Hôn nhân gia đình, kiến thức về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống năm 2023 tại Trường PTDTNT Chợ Đồn. ẢNH: N.HÀ
Địa phương

Bài 2: Kịp thời ngăn chặn tảo hôn, hôn nhân cận huyết

Thực hiện một số chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2019 - 2024 trên địa bàn, các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Bắc Kạn luôn quan tâm xây dựng, phát huy vai trò người có uy tín; đẩy mạnh thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS” giúp nhận thức của cán bộ, đảng viên, đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa được nâng lên; kịp thời ngăn chặn các trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết có thể xảy ra tại các địa bàn có nguy cơ cao.

Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn kiểm tra tuyến đường Cổ Linh - Nghiên Loan, huyện Pác Nặm
Địa phương

Bài 1: Tập trung vùng đặc biệt khó khăn, giải quyết vấn đề bức thiết

Với phương châm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giải quyết những vấn đề bức thiết, đến nay, có 4 chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch. Đó là: 85% xã có đường ô tô đến trung tâm xã đạt cấp 6 trở lên (đạt 106%); 95% thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa (đạt 118,7%); 92% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng (đạt 104,5%); số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp đạt 98,5% kế hoạch…

Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau Nguyễn Văn Khởi
Trên đường phát triển

Cà Mau phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) tại Cà Mau đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần cải thiện đời sống nông dân và phát triển kinh tế địa phương. Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) tỉnh Cà Mau Nguyễn Văn Khởi đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân về vấn đề này.

Khánh Hòa tăng trưởng xếp thứ 6 cả nước
Địa phương

Khánh Hòa tăng trưởng xếp thứ 6 cả nước

Theo báo cáo của Cục Thống kê Khánh Hòa, 9 tháng năm 2024, Khánh Hòa có mức tăng trưởng xếp thứ 6 cả nước, thứ 2 vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh tăng 10,45% so cùng kỳ năm trước.

Bài cuối: Thu hút các dự án công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường
Địa phương

Bài cuối: Thu hút các dự án công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường

Để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư phát triển, Đồng Nai tập trung nguồn lực đầu tư, phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng, ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông, nhất là hạ tầng giao thông liên Vùng và hạ tầng xã hội. Cùng với đó, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, có lợi thế cạnh tranh vượt trội. Chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết thu hút đầu tư. Chú trọng thu hút các dự án công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao, ít thâm dụng lao động, tài nguyên và thân thiện với môi trường…

Bài 2: Động lực mới từ sân bay Long Thành và hành lang sông Đồng Nai
Địa phương

Bài 2: Động lực mới từ sân bay Long Thành và hành lang sông Đồng Nai

Phương án phát triển không gian tỉnh Đồng Nai được xác định theo 3 vùng kinh tế - xã hội; phương án liên kết không gian được xây dựng trên cơ sở phát triển 6 hành lang và 3 vành đai. Xác định phát triển hệ thống đô thị theo hướng xanh, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đến năm 2030, đô thị sân bay Long Thành và hành lang sông Đồng Nai là 2 khu vực động lực phát triển mới cho tỉnh.