Hơn 300.000 tỷ đồng cam kết đầu tư vào tỉnh Bến Tre

Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bến Tre năm 2024, 20 doanh nghiệp đã cam kết đầu tư hơn 300.000 tỷ đồng vào tỉnh Bến Tre; 6 dự án, với tổng vốn đầu tư gần 8.000 tỷ đồng đã được trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

pho-ttg-chinh-phu-7674.jpeg
Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình dự và phát biểu tại Hội nghị

Ngày 3.10.2024, Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bến Tre năm 2024 đã được tổ chức với chủ đề “Bến Tre - Tầm nhìn hướng Đông và tiềm năng phát triển bền vững”.

Dự Hội nghị có: Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình. Về phía tỉnh Bến Tre có: Quyền Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Thị Hoàng Yến; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thanh Lâm; Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Tam, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Trúc Sơn; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Cảnh.

dsc00018-4886.jpg
Lãnh đạo tỉnh Bến Tre trao thoả thuận hợp tác cho nhà đầu tư

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam cho biết, với khát vọng và quan điểm phát triển “dựa vào nội lực là nền tảng, cơ bản lâu dài và ngoại lực là quan trọng, đột phá”, Bến Tre đã xây dựng hoàn thành Quy hoạch tỉnh và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1399 ngày 17.11.2023. Đây là cơ sở quan trọng để hiện thực hóa các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó ưu tiên phát triển mạnh về hướng Đông với điểm nhấn là tuyến đường bộ ven biển.

Điểm nhấn tiếp theo thể hiện khát vọng phát triển, tầm nhìn chiến lược là khu lấn biển với diện tích khoảng 50.000 ha để mở rộng không gian phát triển và phát triển mạnh kinh tế biển với các đột phá về công nghiệp; năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; nuôi trồng, khai thác và chế biến hải sản công nghệ cao; kinh tế hàng hải; dịch vụ, du lịch và đô thị xanh...

Tỉnh Bến Tre đã thành công trong việc cải thiện chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Cụ thể chỉ số PCI của tỉnh năm 2023 tăng 6 bậc so với năm 2022 (từ hạng 13 năm 2022 lên hạng 7) và xếp vị trí thứ 3/13 tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Song song với việc triển khai thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ, mời gọi đầu tư, tỉnh cũng đã tập trung cải cách mạnh mẽ, toàn diện thủ tục hành chính gắn với tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư khi đến với tỉnh Bến Tre. Qua đó, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đã lựa chọn Bến Tre để “làm tổ”, đồng hành, cùng nhau phát triển, thịnh vượng và có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh.

dsc00131-7141.jpg
Lãnh đạo tỉnh Bến Tre chụp ảnh cùng các nhà đầu tư

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình nhấn mạnh, đây là sự kiện hết sức ý nghĩa, là tiền đề góp phần huy động các nguồn lực, là sự khởi nguồn thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững của tỉnh Bến Tre trong thời gian tới.

Theo Phó Thủ tướng, Bến Tre có vị trí quan trọng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, có nhiều lợi thế về phát triển kinh tế biển, năng lượng tái tạo, du lịch sinh thái… Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, lịch sử, văn hóa đã tạo cho Bến Tre sự khác biệt, tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch và kinh tế biển.

Bến Tre còn nhiều dư địa, tiềm năng, cơ hội để phát triển bứt phá. Trong đó, Quy hoạch tỉnh Bến Tre vừa được phê duyệt đã xác định rõ phương hướng phát triển và các nhiệm vụ, giải pháp để tạo đột phá, hiện thực hóa mục tiêu đưa Bến Tre trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước đến năm 2030 và đến năm 2050 là tỉnh phát triển thịnh vượng, trở thành động lực phát triển quan trọng của vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

Trong đó, thực hiện thành công “Tầm nhìn về hướng Đông và tiềm năng phát triển bền vững” có ý nghĩa rất quan trọng, với các trọng tâm về phát triển kinh tế biển; hạ tầng giao thông trục ven biển; năng lượng tái tạo, cảng biển, logistics, công nghiệp chế biến, chế tạo; hình thành các khu đô thị - dịch vụ - du lịch tổng hợp…

Tại Hội nghị, UBND tỉnh Bến Tre đã chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với 20 nhà đầu tư, tổng vốn đầu tư hơn 300.000 tỷ đồng; trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 6 dự án với tổng vốn đầu tư gần 8.000 tỷ đồng.

Trên đường phát triển

Người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến để rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính
Trên đường phát triển

Cà Mau: Đi từng ngõ, gõ từng nhà vận động chuyển đổi số

Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia (10.10) của tỉnh, từ ngày 2.10, nhiều Tổ Công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã đồng loạt mở chiến dịch ra quân triển khai các hoạt động công nghệ số hướng đến mục tiêu đưa nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến người dân, thúc đẩy chuyển đổi số đến từng hộ gia đình.

Bí Thư Thành ủy TP. Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu thăm và tặng hoa cho các Đảng viên cao tuổi của thành phố
Địa phương

Tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân

Tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân là nền tảng vững chắc để xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Quán triệt quan điểm đó, Đảng bộ TP. Cần Thơ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác dân vận và phong trào thi đua “Dân vận khéo”, góp phần xây dựng thành phố ngày càng phát triển bền vững, văn minh, hiện đại.

Những nỗ lực trong công tác xây dựng Đảng đã tạo chuyển biến mạnh mẽ trong lực lượng cán bộ thành phố
Địa phương

Bước đột phá trong công tác xây dựng Đảng

Từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay, Thành ủy Cần Thơ đã tập trung lãnh đạo quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đặc biệt là 3 nhiệm vụ trọng tâm và 3 giải pháp đột phá trong công tác xây dựng Đảng mà Đại hội đã đề ra. Qua đó, nhận thức của các cấp ủy và cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, về công tác xây dựng Đảng được nâng lên, tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng bộ thành phố.

Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội thi tìm hiểu về Luật Hôn nhân gia đình, kiến thức về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống năm 2023 tại Trường PTDTNT Chợ Đồn. ẢNH: N.HÀ
Địa phương

Bài 2: Kịp thời ngăn chặn tảo hôn, hôn nhân cận huyết

Thực hiện một số chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2019 - 2024 trên địa bàn, các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Bắc Kạn luôn quan tâm xây dựng, phát huy vai trò người có uy tín; đẩy mạnh thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS” giúp nhận thức của cán bộ, đảng viên, đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa được nâng lên; kịp thời ngăn chặn các trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết có thể xảy ra tại các địa bàn có nguy cơ cao.

Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn kiểm tra tuyến đường Cổ Linh - Nghiên Loan, huyện Pác Nặm
Địa phương

Bài 1: Tập trung vùng đặc biệt khó khăn, giải quyết vấn đề bức thiết

Với phương châm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giải quyết những vấn đề bức thiết, đến nay, có 4 chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch. Đó là: 85% xã có đường ô tô đến trung tâm xã đạt cấp 6 trở lên (đạt 106%); 95% thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa (đạt 118,7%); 92% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng (đạt 104,5%); số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp đạt 98,5% kế hoạch…

Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau Nguyễn Văn Khởi
Trên đường phát triển

Cà Mau phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) tại Cà Mau đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần cải thiện đời sống nông dân và phát triển kinh tế địa phương. Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) tỉnh Cà Mau Nguyễn Văn Khởi đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân về vấn đề này.

Khánh Hòa tăng trưởng xếp thứ 6 cả nước
Địa phương

Khánh Hòa tăng trưởng xếp thứ 6 cả nước

Theo báo cáo của Cục Thống kê Khánh Hòa, 9 tháng năm 2024, Khánh Hòa có mức tăng trưởng xếp thứ 6 cả nước, thứ 2 vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh tăng 10,45% so cùng kỳ năm trước.

Bài cuối: Thu hút các dự án công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường
Địa phương

Bài cuối: Thu hút các dự án công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường

Để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư phát triển, Đồng Nai tập trung nguồn lực đầu tư, phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng, ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông, nhất là hạ tầng giao thông liên Vùng và hạ tầng xã hội. Cùng với đó, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, có lợi thế cạnh tranh vượt trội. Chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết thu hút đầu tư. Chú trọng thu hút các dự án công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao, ít thâm dụng lao động, tài nguyên và thân thiện với môi trường…

Bài 2: Động lực mới từ sân bay Long Thành và hành lang sông Đồng Nai
Địa phương

Bài 2: Động lực mới từ sân bay Long Thành và hành lang sông Đồng Nai

Phương án phát triển không gian tỉnh Đồng Nai được xác định theo 3 vùng kinh tế - xã hội; phương án liên kết không gian được xây dựng trên cơ sở phát triển 6 hành lang và 3 vành đai. Xác định phát triển hệ thống đô thị theo hướng xanh, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đến năm 2030, đô thị sân bay Long Thành và hành lang sông Đồng Nai là 2 khu vực động lực phát triển mới cho tỉnh.

Đồng Nai hướng tới nền nông nghiệp xanh, bền vững
Địa phương

Hướng tới nền nông nghiệp xanh, bền vững

Để hướng tới một nền nông nghiệp xanh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, tỉnh Đồng Nai chú trọng việc giảm sử dụng đầu vào hóa chất nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực tự nhiên trong quá trình sản xuất; áp dụng phương pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; chuyển đổi cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao.