TP. Cần Thơ với công tác xây dựng Đảng

Tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân

Tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân là nền tảng vững chắc để xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Quán triệt quan điểm đó, Đảng bộ TP. Cần Thơ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác dân vận và phong trào thi đua “Dân vận khéo”, góp phần xây dựng thành phố ngày càng phát triển bền vững, văn minh, hiện đại.

Chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của nhân dân

Ngày 7.12.2021, Thành ủy Cần Thơ đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TU “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố”, nhằm phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác tuyên truyền, tập hợp, vận động các tầng lớp nhân dân; chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Trên cơ sở đó, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố đã đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thông qua các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, “Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo làm kinh tế giỏi”, “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”… MTTQ Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội các cấp thành phố cũng tăng cường công tác giám sát, phản biện xã hội đối với cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và quan hệ với nhân dân; kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và tham mưu với các cấp ủy, chính quyền giải quyết những kiến nghị hợp pháp, chính đáng, những vấn đề bức xúc của nhân dân.

Trong công tác dân vận của cơ quan nhà nước, Ban Thường vụ Thành ủy tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các cấp chính quyền thực hiện có hiệu quả công tác dân vận chính quyền gắn với thực hiện dân chủ ở cơ sở. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, thông qua các kỳ họp, HĐND thành phố kịp thời cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Trung ương, Thành ủy, nghị quyết HĐND thành phố; quan tâm nâng cao chất lượng các kỳ họp, hoạt động tiếp xúc cử tri; đôn đốc, giám sát, giải quyết kịp thời kiến nghị của cử tri và nhân dân.

e6-2884.jpg
Bí Thư Thành ủy TP. Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu thăm và tặng hoa cho các Đảng viên cao tuổi của thành phố. Ảnh: Ban Tỏ chức Thành ủy TP. Cần Thơ cung cấp

UBND các cấp đã tăng cường phối hợp với MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp để tiếp thu ý kiến đóng góp, phản biện về các chủ trương, chính sách liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội thành phố như quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư; hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông dân, xây dựng nông thôn mới; an sinh xã hội, giảm nghèo…

Kết quả, nhiều chủ trương, chính sách sau khi ban hành đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, được sự ủng hộ, đồng thuận của người dân. Ở hầu hết các sở, ngành, địa phương, việc thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia gắn với công tác cải cách hành chính được triển khai thực hiện tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, các cơ quan tư pháp tăng cường thực hiện công tác dân vận thông qua các mô hình tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; đẩy mạnh cải cách tư pháp gắn với cải cách hành chính, thủ tục hành chính tư pháp; tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức và nhân dân giám sát hoạt động của các cơ quan tư pháp.

“Dân vận khéo” để phát huy các nguồn lực phát triển

Điểm sáng trong công tác dân vận ở TP. Cần Thơ nhiều năm qua là phong trào thi đua “Dân vận khéo” ngày càng phát huy hiệu quả trong giải quyết các vấn đề mới phát sinh từ thực tiễn, tạo được sự đồng thuận trong nhân dân; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng hệ thống chính trị của thành phố trong sạch, vững mạnh. Chủ trương nhất quán của lãnh đạo thành phố là đưa phong trào "Dân vận khéo” đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả trên cơ sở gắn kết chặt chẽ với Cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Trong số 7.274 mô hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị được đăng ký từ đầu nhiệm kỳ đến nay đã có 3.982 mô hình được công nhận. Trong đó, nổi bật như các mô hình: “Tết quân dân mừng Chol Chnam Thmay” với đồng bào dân tộc Khmer, “Lực lượng vũ trang Cần Thơ chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” của Đảng bộ Quân sự thành phố; Diễn đàn “Công an lắng nghe ý kiến của nhân dân”, “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự và văn minh đô thị” của Đảng bộ Công an thành phố; “Tổ hợp tác sản xuất sầu riêng Tân Thới” của Tổ Hợp tác sản xuất sầu riêng, xã Tân Thới, huyện Phong Điền; mô hình “Nụ cười tiếp dân” của UBND phường An Cư, quận Ninh Kiều; mô hình “Cầu Hy vọng” của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh TP. Cần Thơ… Các mô hình, điển hình trong phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã góp phần phát huy tốt các nguồn lực để xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa, tinh thần của nhân dân.

Đưa công tác dân vận đi vào chiều sâu, thực chất

Mặc dù đạt nhiều kết quả, song công tác dân vận của hệ thống chính trị TP. Cần Thơ vẫn còn một số vấn đề cần quan tâm. Cụ thể là, công tác dự báo, nắm bắt và phản ánh tình hình dư luận trong nhân dân ở một số địa phương, đơn vị có lúc, có nơi chưa kịp thời; công tác phối hợp thực hiện công tác dân vận giữa chính quyền với MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội ở một số ngành, địa phương có mặt còn hạn chế; nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội có mặt chưa theo kịp yêu cầu của tình hình mới. Bên cạnh đó, một số mô hình, điển hình trong phong trào thi đua “Dân vận khéo” chưa thật sự phát huy hiệu quả; việc học tập và nhân rộng các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” từng lúc, từng nơi chưa được quan tâm đúng mức…

Để đưa công tác dân vận thực sự đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả, theo chỉ đạo của Thành ủy Cần Thơ, thời gian tới, một trong những nhiệm vụ hàng đầu của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp là tăng cường công tác dân vận của các cơ quan nhà nước gắn với triển khai thực hiện tốt Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Trọng tâm trong công tác dân vận chính quyền là nâng cao hiệu quả cải cách hành chính và chuyển đổi số; công tác tiếp xúc, đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp với người dân, doanh nghiệp; thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết kịp thời, dứt điểm những vấn đề bức xúc trong nhân dân ngay từ cơ sở. Bên cạnh đó, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng hoạt động của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội; tăng cường nắm tình hình gắn với thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Các địa phương, đơn vị tiếp tục đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với tình hình thực tiễn của địa phương, đơn vị; gắn “Dân vận khéo” với đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận, nhất là dân vận trong các cơ quan nhà nước. Thông qua MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân thi đua phát triển sản xuất, kinh doanh, phấn đấu thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra của cả nhiệm kỳ. Song song đó, Ban Dân vận các cấp tiếp tục đổi mới công tác tham mưu cho cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến công tác dân vận.

Các chương trình, kế hoạch về công tác dân vận của hệ thống chính trị các cấp cần được xây dựng với nội dung cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm, rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ, tạo thuận lợi cho người dân dễ đồng thuận, chấp hành trong quá trình triển khai. Đồng thời, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác dân vận, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội; nêu cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong mối quan hệ mật thiết với nhân dân.

Địa phương

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân
Trên đường phát triển

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân

Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Ðặc biệt quan tâm xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn...”. Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp, chính sách giảm nghèo, trong đó, từ hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi, người nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các vùng không chỉ được hỗ trợ để tạo sinh kế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, tăng nguồn thu nhập.

Chương trình Cho vay hộ nghèo đã giúp đồng bào Trấn Yên thoát nghèo và phát triển kinh tế.
Địa phương

Cùng Trấn Yên trở thành cực tăng trưởng mới

Huyện Trấn Yên, Yên Bái ngày nay không chỉ hấp dẫn du khách bởi khu cách mạng Vần và nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái, Tày, Mường… mà đang trở thành một điểm sáng, một cực tăng trưởng mới về phát triển nông, lâm nghiệp, hàng hóa. Trên hành trình này, luôn có sự đồng hành của các chương trình tín dụng ưu đãi...

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước
Trên đường phát triển

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước

Theo báo cáo của UBND huyện Đông Anh, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; lan tỏa thông điệp chung sức đồng lòng, vươn lên bứt phá để phục hồi và phát triển kinh tế của cán bộ, Nhân dân; góp phần quảng bá các sản phẩm của huyện với Thủ đô và các tỉnh thành trên cả nước.