THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH, CHÍNH SÁCH VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ, MIỀN NÚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN

Bài 2: Kịp thời ngăn chặn tảo hôn, hôn nhân cận huyết

Thực hiện một số chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2019 - 2024 trên địa bàn, các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Bắc Kạn luôn quan tâm xây dựng, phát huy vai trò người có uy tín; đẩy mạnh thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS” giúp nhận thức của cán bộ, đảng viên, đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa được nâng lên; kịp thời ngăn chặn các trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết có thể xảy ra tại các địa bàn có nguy cơ cao.

Tỉ lệ tảo hôn có chiều hướng giảm

Người có uy tín là cầu nối quan trọng giữa cấp ủy, chính quyền với Nhân dân; truyền tải các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên tất cả mọi mặt của đời sống, kinh tế - xã hội đến với đông đảo đồng bào DTTS, tuyên truyền, vận động quần chúng Nhân dân thực hiện. Chính vì vậy, các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Bắc Kạn luôn quan tâm xây dựng và phát huy vai trò người có uy tín trên địa bàn tỉnh. Thực hiện chính sách đối với người có uy tín, công tác bình chọn, phê duyệt danh sách người có uy tín được thực hiện thường xuyên, kịp thời, đúng quy định.

Đến nay, toàn tỉnh có 1.288 người có uy tín/1.292 thôn bản, tổ phố, đa số các dân tộc đều có người có uy tín được bình chọn (như dân tộc Kinh, Tày, Dao, Nùng, Mông, Sán Chay và Hoa). Người có uy tín được lựa chọn từ nhiều thành phần khác nhau, là những am hiểu về xã hội, gương mẫu và có tinh thần trách nhiệm.

Cùng với đó, hằng năm, cấp ủy, chính quyền các cấp tổ chức nhiều hoạt động cung cấp thông tin cho người có uy tín với các nội dung, hình thức đa dạng, phong phú. Tổ chức cho người có uy tín giao lưu học tập kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh, gặp mặt biểu dương, tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán, thăm hỏi hỗ trợ vật chất khi ốm đau, gặp khó khăn, hoạn nạn; biểu dương, khen thưởng đối với người có uy tín có thành tích… Qua đó, kịp thời động viên, khích lệ người có uy tín phát huy vai trò, có nhiều đóng góp tích cực trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và sự phát triển chung của tỉnh.

dsc07977-6743-dba467b2b51c-5859.jpg
Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội thi tìm hiểu về Luật Hôn nhân gia đình, kiến thức về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống năm 2023 tại Trường PTDTNT Chợ Đồn. ẢNH: N.HÀ

Thực hiện đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS”, các ngành, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, cung cấp thông tin. Theo đó, đã thực hiện 24 chuyên mục tuyên truyền phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; mở chuyên mục trên Báo Bắc Kạn; duy trì các kênh phát thanh, chương trình truyền hình bằng tiếng dân tộc Tày, Mông, Dao. Tổ chức 3 lớp tập huấn về Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng chống bạo lực gia đình.

Biên soạn và phát hành 3.000 cuốn Bản tin “Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số”. Xây dựng Phim tài liệu về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, dịch thuật nội dung thành 4 thứ tiếng (Kinh, Mông, Dao, Tày- Nùng), sao lưu 100 USB 32Gb cung cấp cho các địa phương phục vụ công tác tuyên truyền. Tổ chức 6 hội thi tìm hiểu về Luật hôn nhân gia đình, kiến thức về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, bình đẳng giới... với hình thức tổ chức các buổi ngoại khóa, sân khấu hóa hội thi “ Rung chuông vàng” tại các trường Phổ thông dân tộc nội trú...

Qua đó, nhận thức của cán bộ, đảng viên, đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa được nâng lên, kịp thời ngăn chặn các trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết có thể xảy ra tại địa bàn nguy cơ cao. Tiêu biểu như việc xây dựng Mô hình điểm “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” tại các huyện Pác Nặm, Ba Bể đã giúp tỷ lệ tảo hôn giảm, từ năm 2022 đến nay không xảy ra hôn nhân cận huyết thống.

Tạo điều kiện phát huy quyền làm chủ, bình đẳng

Trên cơ sở các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng DTTS”, các ngành, địa phương đã ban hành kế hoạch thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế. Tạo điều kiện cho cả nam, nữ phát huy quyền làm chủ, bình đẳng trong tham gia thực hiện các hoạt động tại địa phương.

Hàng năm, tổ chức hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực tổ chức, thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới. Tổ chức tuyên truyền về pháp luật bình đẳng giới, hôn nhân gia đình, phòng chống bạo lực gia đình và các nội dung liên quan đến yếu tố giới cho các đối tượng là người có uy tín, trưởng thôn, bí thư chi bộ, trưởng ban công tác mặt trận, đại diện các tổ chức đoàn thể và người dân… Thông qua nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới đã giúp cho các cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức và người dân thấy rõ nguy cơ, thực trạng của vấn đề bất bình đẳng giới trong vùng đồng bào DTTS.

Cùng với đó, thực hiện Quyết định số 414/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2019-2025, tỉnh Bắc Kạn đã triển khai thực hiện dự án: “Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu về công tác dân tộc tỉnh Bắc Kạn”. Dự án đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng từ năm 2023. Hệ thống phần mềm bao gồm các cơ sở dữ liệu theo nhóm, bộ chỉ tiêu chứa các dữ liệu thống kê về DTTS theo quy định của Ủy ban Dân tộc với 132 chỉ tiêu; cơ sở dữ liệu được thu thập từ các sở/ban/ngành, huyện, xã, mỗi đơn vị được cung cấp 1 tài khoản để cập nhật dữ liệu lên hệ thống; các dữ liệu được đưa vào kho dữ liệu trung tâm phục vụ mục đích khai thác của các đơn vị, địa phương thuận lợi cho việc tra cứu xây dựng kế hoạch thực hiện một số chính sách trên địa bàn.

Địa phương

Năm 2023, Đồng Nai cung ứng cho thị trường hơn 2 triệu tấn nông sản Ảnh: ITN
Địa phương

Để nông sản rộng đường xuất khẩu

Tỉnh Đồng Nai đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, câu lạc bộ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và chỉ dẫn địa lý cho những loại trái cây, nông sản có ưu thế của địa phương. Như vậy sẽ bảo hộ sở hữu trí tuệ cho nông dân và tăng sức cạnh tranh cho nông sản, từ đó rộng đường xuất khẩu.

Nhằm tạo đầu ra ổn định, ngành nông nghiệp Đồng Nai đã chủ động triển khai đa dạng nhiều kênh phân phối cho nông sản
Địa phương

Đa dạng hóa kênh phân phối nông sản

Nhằm tạo đầu ra ổn định cho nông sản, ngành nông nghiệp Đồng Nai đã chủ động triển khai đa dạng nhiều kênh phân phối như chợ truyền thống, các sàn thương mại điện tử cũng như đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch sang các thị trường khó tính.

Đồng Nai phát triển nhãn hiệu, nâng cao giá trị nông sản Ảnh: ITN
Địa phương

Phát triển nhãn hiệu, nâng cao giá trị nông sản

Nhằm hỗ trợ nông dân xây dựng thương hiệu và uy tín chất lượng nông sản, thời gian qua, Đồng Nai đã triển khai chương trình xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho những sản phẩm nông nghiệp và ứng dụng các đề tài khoa học phục vụ sản xuất.

Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Bùi Văn Khánh
Địa phương

Mốc son về hạ tầng cho vùng cao Tây Bắc

Lễ khởi công Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Km19+000 - Km53+000 đoạn qua tỉnh Hòa Bình) có chiều dài 34km, với tổng vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng vừa được tổ chức long trọng tại xã Cao Sơn (huyện Đà Bắc, Hòa Bình). Sự kiện này không chỉ đánh dấu mốc son quan trọng trong phát triển hạ tầng của tỉnh Hòa Bình, mà còn được kỳ vọng sẽ tiếp thêm động lực, mở đường cho vùng Tây Bắc phát triển.

Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau Nguyễn Văn Khởi
Trên đường phát triển

Cà Mau phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) tại Cà Mau đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần cải thiện đời sống nông dân và phát triển kinh tế địa phương. Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) tỉnh Cà Mau Nguyễn Văn Khởi đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân về vấn đề này.

Khánh Hòa tăng trưởng xếp thứ 6 cả nước
Địa phương

Khánh Hòa tăng trưởng xếp thứ 6 cả nước

Theo báo cáo của Cục Thống kê Khánh Hòa, 9 tháng năm 2024, Khánh Hòa có mức tăng trưởng xếp thứ 6 cả nước, thứ 2 vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh tăng 10,45% so cùng kỳ năm trước.

Đảm bảo cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội
Hoạt động chính quyền

Đảm bảo cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội

Phát biểu tại hội nghị trực tuyến góp ý Dự thảo Đề án sửa đổi, bổ sung Quy định số 212-QĐ/TW, ngày 30.12.2019 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế cơ quan chuyên trách của Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội cấp tỉnh, cấp huyện, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến kiến nghị T.Ư xem xét, giao bổ sung biên chế cho khối Đảng, đoàn thể thành phố để thực hiện đúng chỉ tiêu tinh giản 5% công chức, 10% viên chức theo Kết luận của Bộ Chính trị.

Sản xuất vi mạch xuất khẩu tại Công ty TNHH Electronic Tripod Việt Nam, Khu công nghiệp Biên Hòa 2
Hoạt động chính quyền

Bài cuối: Thu hút dự án công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường

Để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư phát triển, Đồng Nai tập trung nguồn lực đầu tư, phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng, ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông, nhất là hạ tầng giao thông liên Vùng và hạ tầng xã hội. Cùng với đó, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, có lợi thế cạnh tranh vượt trội. Chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết thu hút đầu tư. Chú trọng thu hút các dự án công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao, ít thâm dụng lao động, tài nguyên và thân thiện với môi trường…

Công khai thông tin về vi phạm và việc khắc phục vi phạm pháp luật đất đai
Địa phương

Công khai thông tin về vi phạm và việc khắc phục vi phạm pháp luật đất đai

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản giao Sở Tài nguyên và môi trường (TNMT) chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu, thực hiện chỉ đạo của Bộ TNMT về việc tiếp tục công khai thông tin về vi phạm và việc khắc phục vi phạm pháp luật đất đai theo quy định của pháp luật.