Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cà Mau Nguyễn Văn Khởi:

Cà Mau phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) tại Cà Mau đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần cải thiện đời sống nông dân và phát triển kinh tế địa phương. Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) tỉnh Cà Mau Nguyễn Văn Khởi đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân về vấn đề này.

- Xin ông cho biết, vai trò của Ủy ban MTTQ Việt Nam đã được thể hiện như thế nào trong việc thúc đẩy chương trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Cà Mau?

- Có thể nói, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) triển khai trên địa bàn tỉnh đã huy động được cả hệ thống chính trị và toàn xã hội vào cuộc. Trong đó, MTTQ từ tỉnh xuống cơ sở là thành viên rất quan trọng trong Ban Chỉ đạo xây dựng NTM các cấp. Xác định được vai trò, vị trí này, thời gian qua, MTTQ các cấp đã tích cực tuyên truyền, vận động để Nhân dân hiểu rõ và tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng NTM lồng ghép các phong trào thi đua yêu nước, cụ thể hóa thành những chương trình hành động thiết thực, hướng mạnh các hoạt động về cơ sở, lấy khu dân cư làm địa bàn phối hợp tổ chức thực hiện các các hoạt động, tiêu biểu như: Hiến đất, hiến kế, hiến công, xây dựng đời sống văn hóa, bảo vệ và xây dựng cảnh quan môi trường, tạo ra môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp, phát triển kinh tế và giảm nghèo bền vững, khuyến khích khu dân cư thực hiện các mô hình tự quản,…

avatar

Những kết quả đạt được đã góp phần phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM, khơi dậy lòng yêu nước, sức mạnh nội lực trong cộng đồng dân cư. Việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân ngày càng tốt hơn; dân chủ cơ sở được mở rộng, bộ mặt nông thôn, đô thị khởi sắc; tạo sự đồng thuận trong xã hội ngày càng cao, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương. Kết quả trên cũng khẳng định vị trí, vai trò, sự nỗ lực của MTTQ trong thúc đẩy thực hiện xây dựng NTM.

- Vậy, công tác phối hợp giữa Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới được thực hiện như thế nào trong thời gian qua, thưa ông?

- Công tác phối hợp giữa Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên, nhất là các tổ chức chính trị - xã hội trong tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân tham gia thực hiện ngày càng chặt chẽ, có hiệp y, phân công trách nhiệm từng đơn vị thông qua việc ký kết, triển khai Chương trình phối hợp với UBND tỉnh - Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh - Hội Cựu chiến binh tỉnh - Hội Nông dân tỉnh - Liên đoàn Lao động tỉnh - Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh thực hiện công tác giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Từ đó, MTTQ các cấp chủ động phối hợp với các tổ chức thành viên thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia xây dựng NTM, phát triển kinh tế, đoàn kết giúp nhau phát triển sản xuất, giảm nghèo, làm giàu chính đáng; đồng thời, lồng ghép tuyên truyền vào các phong trào thi đua yêu nước của các tổ chức thành viên như: phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo xây dựng gia đình hạnh phúc”, cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”; phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới; phong trào “Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo bền vững, làm kinh tế giỏi”; phong trào thi đua “Nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả” trong doanh nghiệp; phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới” và “Thanh niên tham gia xây dựng đô thị văn minh”,… đã góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình, nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên, ổn định cuộc sống.

Nông thôn mới Cà Mau đã có nhiều thay đổi nhờ sự hưởng ứng và đóng góp tích cực của người dân

Nông thôn mới Cà Mau đã có nhiều thay đổi nhờ sự hưởng ứng và đóng góp tích cực của người dân

MTTQ các cấp chủ động gắn kết chặt chẽ với việc triển khai thực hiện các phong trào, hoạt động như “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau vào Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, triển khai có trọng tâm, trọng điểm, khơi dậy tinh thần thi đua, lao động sáng tạo và sự chung sức của cả cộng đồng, mang lại hiệu quả thiết thực. Từ năm 2019 đến nay, hàng năm, hộ nghèo trong tỉnh giảm bình quân 0,8%/năm, đến nay hộ nghèo còn 1,6%. Đã vận động trên 434 tỷ đồng để hỗ trợ xây dựng 2.153 căn và sửa chữa 460 căn nhà “Đại đoàn kết”, cầu giao thông nông thôn, quà, học bổng, thăm hỏi, giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời người dân bị thiệt hại do thiên tai, sự cố...

Cùng với đó, công tác giám sát của MTTQ Việt Nam trong xây dựng NTM cũng có những chuyển biến và đạt được kết quả nhất định. Hàng năm, MTTQ tỉnh tổ chức từ 2 đến 3 cuộc giám sát về thực hiện Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn NTM. Qua các kiến nghị của MTTQ tỉnh sau giám sát, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tiếp thu, phản hồi đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân trong xây dựng NTM.

Qua giám sát cho thấy, trên cơ sở các mục tiêu, nhiệm vụ về xây dựng NTM hàng năm 2024 theo kế hoạch của UBND tỉnh Cà Mau đề ra, các sở, ngành, địa phương theo chức năng nhiệm vụ có liên quan, đã tập trung triển khai thực hiện quyết liệt. Đến nay, toàn tỉnh có 60/82 xã đạt chuẩn NTM, đạt tỷ lệ 73,1% 3 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, đạt tỷ lệ 5%.

ca-khoai-kho-4736.jpg
Các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới đã thúc đẩy người dân giảm nghèo bền vững, làm kinh tế giỏi, đưa đặc sản Cà Mau đi muôn nơi

- Thưa ông, để thúc đẩy và nâng cao hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới, MTTQ tỉnh đề ra những giải pháp nào trong thời gian tới?

- Trong thời gian tới, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau sẽ tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Để thực hiện cuộc vận động này, tại khu vực nông thôn, trên cơ sở Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM, MTTQ Việt Nam các cấp căn cứ tình hình thực tế của địa phương, lựa chọn các tiêu chí phù hợp, cụ thể hóa thành các nội dung để vận động Nhân dân tham gia thực hiện. Đối với các xã đã đạt chuẩn NTM, vận động Nhân dân tiếp tục phát huy kết quả, tích cực tham gia các hoạt động để góp phần nâng cao chất lượng xã đạt chuẩn NTM.

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả Chương trình phối hợp với UBND, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Liên đoàn Lao động, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện công tác giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Đồng thời, phối hợp với các tổ chức thành viên hiệp y đảm nhận các phần việc cụ thể, tăng cường vận động Nhân dân phát huy tính sáng tạo, tích cực đóng góp sức người, sức của, góp phần thực hiện các tiêu chí xây dựng xã đạt chuẩn NTM. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước ở cơ sở, hàng năm có 100% ấp, khóm có công trình, phần việc, mô hình có hiệu quả phục vụ cộng đồng, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân, phát huy sức mạnh đoàn kết của Nhân dân tại mỗi địa phương trong việc xây dựng NTM…

- Xin cảm ơn ông!

Trên đường phát triển

Khánh Hòa tăng trưởng xếp thứ 6 cả nước
Địa phương

Khánh Hòa tăng trưởng xếp thứ 6 cả nước

Theo báo cáo của Cục Thống kê Khánh Hòa, 9 tháng năm 2024, Khánh Hòa có mức tăng trưởng xếp thứ 6 cả nước, thứ 2 vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh tăng 10,45% so cùng kỳ năm trước.

Bài cuối: Thu hút các dự án công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường
Địa phương

Bài cuối: Thu hút các dự án công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường

Để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư phát triển, Đồng Nai tập trung nguồn lực đầu tư, phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng, ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông, nhất là hạ tầng giao thông liên Vùng và hạ tầng xã hội. Cùng với đó, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, có lợi thế cạnh tranh vượt trội. Chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết thu hút đầu tư. Chú trọng thu hút các dự án công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao, ít thâm dụng lao động, tài nguyên và thân thiện với môi trường…

Bài 2: Động lực mới từ sân bay Long Thành và hành lang sông Đồng Nai
Địa phương

Bài 2: Động lực mới từ sân bay Long Thành và hành lang sông Đồng Nai

Phương án phát triển không gian tỉnh Đồng Nai được xác định theo 3 vùng kinh tế - xã hội; phương án liên kết không gian được xây dựng trên cơ sở phát triển 6 hành lang và 3 vành đai. Xác định phát triển hệ thống đô thị theo hướng xanh, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đến năm 2030, đô thị sân bay Long Thành và hành lang sông Đồng Nai là 2 khu vực động lực phát triển mới cho tỉnh.

Đồng Nai hướng tới nền nông nghiệp xanh, bền vững
Địa phương

Hướng tới nền nông nghiệp xanh, bền vững

Để hướng tới một nền nông nghiệp xanh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, tỉnh Đồng Nai chú trọng việc giảm sử dụng đầu vào hóa chất nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực tự nhiên trong quá trình sản xuất; áp dụng phương pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; chuyển đổi cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Sản phẩm OCOP của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Di Trạch
Địa phương

Hoài Đức phát triển sản phẩm OCOP từ các làng nghề

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm nâng cao giá trị sản xuất và tạo thương hiệu cho sản phẩm của các doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn và góp phần đẩy mạnh giao thương, kết nối, tiêu thụ sản phẩm. Trên cơ sở đó, huyện Hoài Đức đã chủ động, tích cực phối hợp với các sở, ngành thành phố xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP, đồng thời khai trương các điểm trưng bày, giới thiệu, bán sản phẩm OCOP để tiêu thụ, quảng bá những sản phẩm OCOP của huyện.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dồn lực hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Trên đường phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dồn lực hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đầu tư. Kết quả, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực hơn so với cùng kỳ.

Chế biến sâu làm tăng giá trị nông sản, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế
Địa phương

Chế biến sâu để nâng cao giá trị nông sản

Năng suất, chất lượng và giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam liên tục tăng trưởng, góp phần quan trọng trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa. Đó là kết quả của ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến sản phẩm nông sản đang được các địa phương chú trọng. Tuy nhiên, vẫn còn những rào cản trong câu chuyện công nghệ mà Việt Nam cần vượt qua để giúp nâng cao giá trị nông sản.

Đưa Hà Nội trở thành Thành phố xanh – thông minh – hiện đại, xứng tầm vị thế
Trên đường phát triển

Đưa Hà Nội trở thành Thành phố xanh – thông minh – hiện đại, xứng tầm vị thế

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà, chuyển đổi xanh cùng với chuyển đổi số đang là xu hướng diễn ra trên toàn cầu và ở Việt Nam. Chuyển đổi xanh là quá trình xây dựng nền kinh tế trong đó mức phát thải từ thấp đến rất thấp, đạt được thông qua việc phát triển văn minh, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Bắc Kạn xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số ổn định, phát triển
Địa phương

Bắc Kạn xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số ổn định, phát triển

Xác định Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện nhiều giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc. Qua đó góp phần ổn định an ninh chính trị, giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào DTTS.

Đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng
Trên đường phát triển

Đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng

Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, 29/30 quận, huyện, thị xã của TP. Hà Nội đã đánh giá, phân hạng được trên 2.769 sản phẩm OCOP. Trong đó, có 6 sản phẩm đạt 5 sao, 12 sản phẩm đạt tiềm năng 5 sao, 1.485 sản phẩm đạt 4 sao và 1.266 sản phẩm đạt 3 sao. Dù trở thành đầu tàu trong thực hiện chương trình OCOP, song việc tiêu thụ các sản phẩm vẫn còn những khó khăn nhất định. Do đó, Hà Nội đang triển khai nhiều giải pháp để sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng.