TP. Hồ Chí Minh: Duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết 1/500 Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ

UBND TP. Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 4316/QĐ-UBND về duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ (4 phân khu A, B, C và D – E).

anh6-6625-6101.jpg
Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ từng được triển khai thi công một số hạng mục nhưng đến nay vẫn đang dang dở. Ảnh: Quang Phương

Theo đó, vị trí, phạm vi ranh giới khu vực quy hoạch tại xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ. Giới hạn khu vực lập nhiệm vụ quy hoạch tỷ lệ 1/500, thuộc phạm vi đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 của Khu đô thị lấn biển Cần Giờ quy mô 2.870ha đã được UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số 3800/QĐ-UBND ngày 5.9.2018. Tính chất của khu vực quy hoạch: khu đô thị du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng, M.I.C.E (hội thảo hội nghị kết hợp nghỉ dưỡng), đô thị thông minh, dịch vụ công nghệ cao, nhà ở, khách sạn…

Cụ thể, Phân khu A: khoảng hơn 953ha là khu ở sinh thái gắn với dịch vụ du lịch khu vực cửa ngõ khu đô thị du lịch biển Cần Giờ.

Phân khu B: khoảng hơn 659ha là khu ở, khu du lịch nghỉ dưỡng, công trình dịch vụ - công cộng đô thị, khu cây xanh đô thị và khu đầu mối hạ tầng kỹ thuật và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị theo hướng đô thị hiện đại và thông minh.

Phân khu C: khoảng hơn 318ha là khu trung tâm tài chính, kinh tế, thương mại dịch vụ, văn phòng và bến cảng, khu đô thị hiện đại gồm các khu nhà ở, biệt thự hiện đại, văn minh. Bố trí đồng bộ và đầy đủ các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo nội dung đồ án và điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 đã được phê duyệt.

Phân khu D (khoảng hơn 480ha) và E (khoảng hơn 458ha) gồm: khu D là trung tâm thương mại, nghỉ dưỡng cao cấp, đô thị hiện đại, khu E là mặt nước, kênh dẫn và cây xanh sử dụng cấp đô thị.

anh5-2345-5864.jpg
Phần lớn diện tích đất thuộc dự án hiện đang bỏ trống. Ảnh: Quang Phương

Theo Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 nêu trên, dự báo quy mô dân số toàn khu tối đa 228.560 người. Trong đó, quy mô dân số tối đa tại các phân khu: Phân khu A: 59.027 người, Phân khu B: 75.000 người, Phân khu C: 41.364 người và Phân khu D: 53.115 người. Thời hạn lập đồ án tối đa 6 tháng kể từ ngày phê duyệt nhiệm vụ. Đơn vị tổ chức lập quy hoạch: Công ty Cổ phần Đô thị du lịch Cần Giờ (Công ty Đô thị du lịch Cần Giờ).

UBND TP. Hồ Chí Minh giao UBND huyện Cần Giờ cùng Công ty Đô thị du lịch Cần Giờ trong 15 ngày có trách nhiệm công bố công khai nội dung nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 nêu trên.

Từ 2007, huyện Cần Giờ đã thu hồi 600ha mặt bằng để bàn giao cho nhà đầu tư, tuy nhiên nhà đầu tư ban đầu không đủ nguồn lực nên TP. Hồ Chí Minh đã thu hồi chủ trương đầu tư và giao cho một nhà đầu tư khác.

Quyết định 4316/QĐ-UBND được thay thế và hủy bỏ các Quyết định số 556, 557, 558, 559/QĐ-UBND ký cùng ngày 20.2.2021 của UBND thành phố về duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, huyện Cần Giờ ( 4 phân khu: A, B, C và D – E).

Trên đường phát triển

Bài cuối: Thu hút các dự án công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường
Địa phương

Bài cuối: Thu hút các dự án công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường

Để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư phát triển, Đồng Nai tập trung nguồn lực đầu tư, phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng, ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông, nhất là hạ tầng giao thông liên Vùng và hạ tầng xã hội. Cùng với đó, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, có lợi thế cạnh tranh vượt trội. Chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết thu hút đầu tư. Chú trọng thu hút các dự án công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao, ít thâm dụng lao động, tài nguyên và thân thiện với môi trường…

Bài 2: Động lực mới từ sân bay Long Thành và hành lang sông Đồng Nai
Địa phương

Bài 2: Động lực mới từ sân bay Long Thành và hành lang sông Đồng Nai

Phương án phát triển không gian tỉnh Đồng Nai được xác định theo 3 vùng kinh tế - xã hội; phương án liên kết không gian được xây dựng trên cơ sở phát triển 6 hành lang và 3 vành đai. Xác định phát triển hệ thống đô thị theo hướng xanh, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đến năm 2030, đô thị sân bay Long Thành và hành lang sông Đồng Nai là 2 khu vực động lực phát triển mới cho tỉnh.

Đồng Nai hướng tới nền nông nghiệp xanh, bền vững
Địa phương

Hướng tới nền nông nghiệp xanh, bền vững

Để hướng tới một nền nông nghiệp xanh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, tỉnh Đồng Nai chú trọng việc giảm sử dụng đầu vào hóa chất nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực tự nhiên trong quá trình sản xuất; áp dụng phương pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; chuyển đổi cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Sản phẩm OCOP của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Di Trạch
Địa phương

Hoài Đức phát triển sản phẩm OCOP từ các làng nghề

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm nâng cao giá trị sản xuất và tạo thương hiệu cho sản phẩm của các doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn và góp phần đẩy mạnh giao thương, kết nối, tiêu thụ sản phẩm. Trên cơ sở đó, huyện Hoài Đức đã chủ động, tích cực phối hợp với các sở, ngành thành phố xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP, đồng thời khai trương các điểm trưng bày, giới thiệu, bán sản phẩm OCOP để tiêu thụ, quảng bá những sản phẩm OCOP của huyện.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dồn lực hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Trên đường phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dồn lực hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đầu tư. Kết quả, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực hơn so với cùng kỳ.

Chế biến sâu làm tăng giá trị nông sản, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế
Địa phương

Chế biến sâu để nâng cao giá trị nông sản

Năng suất, chất lượng và giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam liên tục tăng trưởng, góp phần quan trọng trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa. Đó là kết quả của ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến sản phẩm nông sản đang được các địa phương chú trọng. Tuy nhiên, vẫn còn những rào cản trong câu chuyện công nghệ mà Việt Nam cần vượt qua để giúp nâng cao giá trị nông sản.

Đưa Hà Nội trở thành Thành phố xanh – thông minh – hiện đại, xứng tầm vị thế
Trên đường phát triển

Đưa Hà Nội trở thành Thành phố xanh – thông minh – hiện đại, xứng tầm vị thế

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà, chuyển đổi xanh cùng với chuyển đổi số đang là xu hướng diễn ra trên toàn cầu và ở Việt Nam. Chuyển đổi xanh là quá trình xây dựng nền kinh tế trong đó mức phát thải từ thấp đến rất thấp, đạt được thông qua việc phát triển văn minh, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Bắc Kạn xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số ổn định, phát triển
Địa phương

Bắc Kạn xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số ổn định, phát triển

Xác định Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện nhiều giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc. Qua đó góp phần ổn định an ninh chính trị, giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào DTTS.

Đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng
Trên đường phát triển

Đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng

Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, 29/30 quận, huyện, thị xã của TP. Hà Nội đã đánh giá, phân hạng được trên 2.769 sản phẩm OCOP. Trong đó, có 6 sản phẩm đạt 5 sao, 12 sản phẩm đạt tiềm năng 5 sao, 1.485 sản phẩm đạt 4 sao và 1.266 sản phẩm đạt 3 sao. Dù trở thành đầu tàu trong thực hiện chương trình OCOP, song việc tiêu thụ các sản phẩm vẫn còn những khó khăn nhất định. Do đó, Hà Nội đang triển khai nhiều giải pháp để sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng.

Bí Thư Thành ủy TP. Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu và Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND TP. Cần Thơ Phạm Văn Hiểu trao hoa chúc mừng các tân Thành ủy viên
Trên đường phát triển

4 nhân sự mới được chỉ định vào Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Cần Thơ

Ngày 26.9, Thành ủy TP. Cần Thơ đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố sơ kết công tác 9 tháng và triển khai chương trình công tác Quý 4. 2024. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Cần Thơ đã trao quyết định chỉ định 4 nhân sự tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố.

Hỗ trợ téc nước cho người dân tại xã Sỹ Bình, huyện Bạch Thông
Trên đường phát triển

Bắc Kạn kịp thời tháo gỡ khó khăn trong thực hiện chính sách dân tộc - miền núi

Với hơn 88% số dân là người dân tộc thiểu số (DTTS), những năm qua, tỉnh Bắc Kạn luôn tiên phong, sáng tạo, nỗ lực thực hiện hiệu quả công tác dân tộc. Qua đó góp phần ổn định an ninh chính trị, giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào DTTS. Nhằm nâng hiệu quả việc thực hiện công tác dân tộc trên địa bàn, Ban Dân tộc tỉnh sẽ tiếp tục tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện tốt văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ liên quan đến công tác dân tộc. Cùng với đó, thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác tổ chức thực hiện để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.