Cà Mau: Đi từng ngõ, gõ từng nhà vận động chuyển đổi số

Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia (10.10) của tỉnh, từ ngày 2.10, nhiều Tổ Công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã đồng loạt mở chiến dịch ra quân triển khai các hoạt động công nghệ số hướng đến mục tiêu đưa nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến người dân, thúc đẩy chuyển đổi số đến từng hộ gia đình.

cds-1-6878.jpg
Phong trào chuyển đổi số lan tỏa khắp các ban, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh

Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024 tỉnh Cà Mau năm nay có chủ đề “Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động”.

Trước đó, Cà Mau đã khởi động tháng cao điểm thực hiện chuyển đổi số với 4 chương trình hành động. Trong đó, tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, hướng đến thay đổi cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất của tổ chức, cá nhân dựa trên các công nghệ số một cách phù hợp, hiệu quả như: sử dụng dịch vụ công trực tuyến; mua sắm trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt, sử dụng dịch vụ đăng ký khám, chữa bệnh từ xa; tạo và sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 (VNeID mức độ 2); xây dựng, kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan, đơn vị; việc đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng...

Theo đó, trong tháng cao điểm, tỉnh Cà Mau đề ra chương trình hành động “Tăng cường sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh”, phấn đấu tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trực tuyến cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã đạt từ 85% trở lên. Tỷ lệ số hoá hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh đạt 95%; cấp huyện đạt 85%; cấp xã đạt 75%. Tỷ lệ thanh toán trực tuyến cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã đạt từ 70% trở lên.

Ngoài ra, tỉnh cũng đẩy mạnh các chương trình bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng bán hàng trên các sàn thương mại điện tử, nền tảng xã hội cho các đơn vị quản lý chuyên ngành có liên quan, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh... trong đó, tập trung đi sâu về cách thức bán hàng trên các sàn thương mại điện tử, bán hàng thông qua livestream trên các nền tảng mạng xã hội; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi tham gia và các quy định có liên quan.

chuyen-doi-so-2023-7795.jpg
Hoạt động chuyển đổi số của tỉnh nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dân trên địa bàn

Đặc biệt, từ ngày 2.10, đồng loạt nhiều Tổ Công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh đã mở chiến dịch ra quân triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia. Hiện, toàn tỉnh Cà Mau có 883/883 số ấp/khóm thành lập Tổ công nghệ số cộng đồng, đạt tỷ lệ 100%, có tổng cộng 4.518 thành viên tham gia.

Các Tổ công nghệ số cộng đồng của các ấp, khóm từ thành thị đến nông thôn đã “đi từng ngõ, gõ từng nhà” hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, cài đặt ứng dụng Chính quyền điện tử tỉnh Cà Mau (CaMau-G), ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt, đặt lịch khám bệnh từ xa…Đồng thời, các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh cũng triển khai thành lập các mô hình “Khu dân cư điện tử” nhằm từng bước tạo lập hành vi, thói quen số cho người dân trên môi trường số, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của tỉnh mạnh mẽ hơn.

Trên đường phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững
Địa phương

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững

Các doanh nghiệp phía Nam đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng như lắp đặt điện mặt trời mái nhà, thay thế thiết bị cũ, tối ưu quy trình sản xuất. Những nỗ lực này không chỉ giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.