Tiền Giang: Một doanh nghiệp chuyển hóa rác thải thành phân bón hữu cơ

Công ty Cổ phần Nam Long Xanh vừa tổ chức hội thảo Nông nghiệp xanh và ra mắt viên vi sinh, phân bón hữu cơ phục vụ cho nông nghiệp sạch, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt.

cn1_xmzv.jpg
Nhà máy xử lý rác mini tuần hoàn của Công ty Cổ phần Nam Long Xanh

Tại hội thảo, đại diện Công ty Cổ phần Nam Long Xanh (Công ty Nam Long Xanh, tỉnh Tiền Giang) đã chia sẻ mô hình “Nhà máy xử lý rác tuần hoàn", với năng lực xử lý 20 tấn rác/ngày. Từ 20 tấn rác sẽ thu về khoảng 6 tấn phân hữu cơ và 200 lít chất lỏng tương tự như xăng dầu, có thể dùng cho máy có động cơ đốt trong… Ngoài ra, xỉ từ quá trình đốt rác thải được thu thập và có thể dùng làm nguyên liệu sản xuất gạch không nung.

Theo Công ty Cổ phần Nam Long Xanh, đơn vị sở hữu giải pháp công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp đốt yếm khí và đốt Reackin, không mùi, không xả nước thải ra môi trường, không khói, không chôn lấp. Công nghệ xử lý rác thải được phát triển dựa trên đặc thù của rác sinh hoạt chưa phân loại của Việt Nam. Với công nghệ mới này chi phí xử lý rác thải tương đối thấp do tận dụng được nhiệt năng từ quá trình đốt yếm khí và Reackin chuyển hóa thành xăng dầu.

Ngoài ra, công nghệ này còn có khả năng tái chế các chủng loại phế phẩm có trong rác thải… Bên cạnh đó, công nghệ này được đánh giá là rất thân thiện môi trường do không phát thải các khí thải gây hiệu ứng nhà kính; quá trình xử lý rác bằng men vi sinh nên hạn chế được mùi hôi, ruồi nhặng và sản phẩm phân hữu cơ và phân bón lá đã được kiểm nghiệm, phù hợp cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Ông Võ Hoài Phong – Giám đốc Công ty CP Nam Long Xanh chia sẻ: "Đơn vị đang có xu hướng mở rộng nhiều nhà máy xử lý rác trên nhiều địa phương, tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long để giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, xử lý nguồn rác thải trên sông nước. Bởi, hiện nay, nhiều tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long và nhiều địa phương trên cả nước đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm từ các bãi rác. Mô hình "Nhà máy xử lý rác tuần hoàn" là mô hình được kỳ vọng làm điểm sáng mới cho việc xử lý rác thải hiệu quả và bền vững".

Môi trường

Chung tay tái thiết, khắc phục hậu quả sau siêu bão Yagi
Môi trường

Chung tay tái thiết, khắc phục hậu quả sau siêu bão Yagi

Cơn bão Yagi (cơn bão số 3) đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng tại nhiều tỉnh miền Bắc, trong đó có Thủ đô Hà Nội. Mặc dù, đã có sự chuẩn bị, ứng phó nhưng siêu bão vẫn để lại những mất mát và hậu quả rất nặng nề ở những nơi bão đi qua. Sau bão, Đảng, Nhà nước, chính quyền và người dân địa phương nỗ lực khắc phục hậu quả, tái thiết cuộc sống.

Hà Nội: Lực lượng quân sự quận Long Biên khẩn trương hỗ trợ người dân "chạy lũ" sông Hồng
Video

Hà Nội: Lực lượng quân sự quận Long Biên khẩn trương hỗ trợ người dân "chạy lũ" sông Hồng

Ngày 11.9, mực nước sông Hồng dâng cao do ảnh hưởng của cơn bão số 3, gây ngập lụt nghiêm trọng tại khu vực phường Cự Khối, quận Long Biên, Hà Nội. Nhiều khu vực dân cư, đặc biệt là tại tổ 1 của phường Cự Khối, nước lũ đã tràn vào, làm gián đoạn cuộc sống của người dân và hư hại tài sản. Trước tình hình cấp bách, Ban Chỉ huy quân sự quận Long Biên đã khẩn trương triển khai lực lượng cứu hộ và cứu nạn đến hiện trường để hỗ trợ di dời người dân cùng tài sản đến nơi an toàn.

Quảng Ninh dồn lực, tập trung cao độ khắc phục hậu quả bão số 3
Địa phương

Quảng Ninh dồn lực, tập trung cao độ khắc phục hậu quả bão số 3

Bão số 3 (Yagi) - cơn bão mạnh nhất trong hàng chục năm trở lại đây đã gây ra những hậu quả nặng nề cho nhiều địa phương phía Bắc, trong đó có Quảng Ninh. Với sự chỉ đạo kịp thời, quyết liệt của chính quyền các cấp, sự chung sức của các lực lượng, đoàn thể cùng với người dân, đến thời điểm này công tác khắc phục thiệt hại do bão đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống Nhân dân.

Nước lũ sông Hồng dâng nhanh, một số khu vực nội đô Hà Nội ngập cục bộ
Xã hội

Nước lũ sông Hồng dâng nhanh, một số khu vực nội đô Hà Nội ngập cục bộ

Từ đêm 9.9 đến chiều tối 10.9, mưa lớn ở thượng nguồn đổ về khiến mực nước sông Hồng liên tục dâng cao. Trong khu vực nội đô Hà Nội, mực nước nhanh chóng vượt ngưỡng báo động 1 và đã tiến sát khu vực dân cư một số xã, phường của TP. Hà Nội, gây ngập lụt ven bờ, một số hộ dân và kho bãi ven sông Hồng đã phải di tản.