Sóc Trăng đa dạng hóa sản phẩm du lịch để thu hút khách

Khẳng định thế mạnh đặc thù trong du lịch văn hóa nhờ khai thác sâu các yếu tố truyền thống của ba dân tộc chính: Kinh, Khmer và Hoa, tỉnh Sóc Trăng đã và đang tận dụng sự đa dạng văn hóa này để phát triển nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, góp phần thu hút du khách trong và ngoài nước.

Kiến trúc tinh tế, cảnh quan thanh bình

Số liệu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng cho thấy, trong 9 tháng đầu năm 2024, tổng lượt khách du lịch đến tỉnh đạt 2.449.963 lượt, đạt 81,7% kế hoạch năm, trong đó khách quốc tế là 51.903 lượt. Tổng doanh thu từ du lịch đạt 1.323 tỷ 148 triệu đồng, đạt 82,7% kế hoạch năm.

Theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phạm Văn Đâu, nhờ biết khai thác các nét văn hóa đặc thù của ba dân tộc Kinh - Khmer và Hoa, thời gian qua, Sóc Trăng luôn là điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Hàng năm, Lễ hội Oóc Om Bóc - đua ghe Ngo của người Khmer luôn là sự kiện lớn, thu hút hàng ngàn lượt du khách hàng. Các lễ hội như lễ cúng Trăng hay lễ thả đèn nước cũng được tổ chức với quy mô lớn, gắn kết cộng đồng và quảng bá văn hóa truyền thống của địa phương.

chua-phat-nam-5883-2.jpg
Nhiều kiến trúc tâm linh độc đáo là địa chỉ thu hút du khách của Sóc Trăng. Ảnh: VH

Sóc Trăng còn sở hữu nhiều công trình kiến trúc tôn giáo độc đáo như chùa Dơi, chùa Chén Kiểu, chùa Som Rong, Bảo tàng Khmer... Các ngôi chùa này không chỉ là nơi thờ phụng của cộng đồng Khmer mà còn trở thành những điểm đến du lịch văn hóa, hấp dẫn du khách bởi nét kiến trúc tinh tế và cảnh quan thanh bình. Các khu văn hóa tín ngưỡng như Giếng Tiên ở huyện Châu Thành cũng là điểm nhấn trong du lịch văn hóa của Sóc Trăng. Đây là nơi du khách có thể tìm hiểu về những câu chuyện dân gian, tín ngưỡng truyền thống, đồng thời trải nghiệm không gian tâm linh.

Từ những yếu tố trên, Sóc Trăng đã xây dựng thành công thương hiệu du lịch văn hóa độc đáo, góp phần quan trọng vào phát triển du lịch bền vững và nâng cao giá trị văn hóa của địa phương.

Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Để khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh sẵn có, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, mới đây, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng đã trình UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai mô hình khu du lịch sinh thái sông nước miệt vườn Cồn Mỹ Phước tại xã Nhơn Mỹ, huyện Kế sách; kế hoạch triển khai Chương trình liên kết, hợp tác phát triển du lịch TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành phố đồng bằng sông Cửu Long năm 2024; xin chủ trương triển khai thực hiện mô hình Xanh - sạch - đẹp tại điểm du lịch chùa Mahatup (chùa Dơi); xin chủ trương xây dựng Đề án đầu tư một số điểm chùa trên địa bàn tỉnh phục vụ phát triển du lịch.

Ngành du lịch tỉnh cũng đã thực hiện đề cương và dự toán chi tiết các đề án, dự án: “Đề án chiến lược xúc tiến, quảng bá du lịch tỉnh Sóc Trăng đến năm 2025, định hướng năm 2030”; “Dự án phát triển du lịch sinh thái rừng tràm kết hợp du lịch văn hóa về nguồn tại Khu căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng tại huyện Mỹ Tú; “Đề án xây dựng thương hiệu du lịch Sóc Trăng đến năm 2025, định hướng năm 2030”.

Ngoài ra, tỉnh cũng tập trung mở rộng liên kết, thu hút du khách nước ngoài với các chương trình khảo sát, kết nối thị trường du lịch Ấn Độ - Sóc Trăng, tham gia Chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam tại Úc và New Zealand do Cục du lịch Quốc gia Việt Nam tổ chức, tiến hành đưa hệ thống du lịch thông minh tỉnh Sóc Trăng vào vận hành. Tổ chức các lớp tập huấn: kỹ năng giao tiếp và sinh hoạt văn hóa, văn nghệ giao lưu du lịch; ứng dụng công nghệ 4.0 trong hoạt động kinh doanh và xúc tiến du lịch tại Sóc Trăng; phương pháp xây dựng sản phẩm du lịch; kỹ năng điều hành và phối hợp trong triển khai hoạt động du lịch; lựa chọn hình ảnh chùa Som Rông, chùa Sro Lôn, điểm du lịch Tân Huê Viên để triển khai chương trình bình chọn điểm đến du lịch hấp dẫn TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành phố đồng bằng sông Cửu Long năm 2024.

Mới đây, ngành du lịch tỉnh đã báo cáo xin chủ trương xây dựng Đề án đầu tư một số điểm chùa trên địa bàn tỉnh phục vụ phát triển du lịch. Theo đó, Đề án được thực hiện đến năm 2030 và chia làm 2 giai đoạn (2024 - 2025) và (2026 - 2030) với một số nội dung như khảo sát đánh giá tổng thể từng điểm chùa để xây dựng nội dung, đầu tư phát triển phù hợp; xây dựng các hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ khách du lịch; tổ chức hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ phục vụ khách du lịch và quảng bá, phát triển sản phẩm du lịch. Dự kiến, kinh phí thực hiện khoảng 29 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh khoảng 22 tỷ đồng và nguồn vận động xã hội hóa gần 7 tỷ đồng.

Mục tiêu chính của đề án là bảo tồn các ngôi chùa cổ, giữ gìn bản sắc dân tộc và nâng cao nhận thức về di sản văn hóa. Tăng cường hạ tầng và dịch vụ để phát triển du lịch tâm linh, thu hút du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, lễ bái, đặc biệt vào các dịp lễ hội tôn giáo như Lễ hội Oóc Om Bóc - đua ghe Ngo; đồng thời, tạo thêm cơ hội việc làm cho người dân địa phương, thông qua các dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn, và các ngành nghề thủ công liên quan. Đề án bao gồm việc đầu tư và cải tạo nhiều điểm chùa quan trọng, gồm việc cải tạo cơ sở vật chất, xây dựng các tuyến đường dẫn vào chùa, khu vực để xe và phát triển các dịch vụ du lịch xung quanh, việc đầu tư sẽ tập trung tu sửa các công trình kiến trúc đã xuống cấp và bảo tồn các di tích này.

Trên đường phát triển

Bài cuối: Thu hút các dự án công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường
Địa phương

Bài cuối: Thu hút các dự án công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường

Để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư phát triển, Đồng Nai tập trung nguồn lực đầu tư, phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng, ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông, nhất là hạ tầng giao thông liên Vùng và hạ tầng xã hội. Cùng với đó, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, có lợi thế cạnh tranh vượt trội. Chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết thu hút đầu tư. Chú trọng thu hút các dự án công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao, ít thâm dụng lao động, tài nguyên và thân thiện với môi trường…

Bài 2: Động lực mới từ sân bay Long Thành và hành lang sông Đồng Nai
Địa phương

Bài 2: Động lực mới từ sân bay Long Thành và hành lang sông Đồng Nai

Phương án phát triển không gian tỉnh Đồng Nai được xác định theo 3 vùng kinh tế - xã hội; phương án liên kết không gian được xây dựng trên cơ sở phát triển 6 hành lang và 3 vành đai. Xác định phát triển hệ thống đô thị theo hướng xanh, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đến năm 2030, đô thị sân bay Long Thành và hành lang sông Đồng Nai là 2 khu vực động lực phát triển mới cho tỉnh.

Đồng Nai hướng tới nền nông nghiệp xanh, bền vững
Địa phương

Hướng tới nền nông nghiệp xanh, bền vững

Để hướng tới một nền nông nghiệp xanh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, tỉnh Đồng Nai chú trọng việc giảm sử dụng đầu vào hóa chất nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực tự nhiên trong quá trình sản xuất; áp dụng phương pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; chuyển đổi cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Sản phẩm OCOP của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Di Trạch
Địa phương

Hoài Đức phát triển sản phẩm OCOP từ các làng nghề

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm nâng cao giá trị sản xuất và tạo thương hiệu cho sản phẩm của các doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn và góp phần đẩy mạnh giao thương, kết nối, tiêu thụ sản phẩm. Trên cơ sở đó, huyện Hoài Đức đã chủ động, tích cực phối hợp với các sở, ngành thành phố xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP, đồng thời khai trương các điểm trưng bày, giới thiệu, bán sản phẩm OCOP để tiêu thụ, quảng bá những sản phẩm OCOP của huyện.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dồn lực hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Trên đường phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dồn lực hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đầu tư. Kết quả, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực hơn so với cùng kỳ.

Chế biến sâu làm tăng giá trị nông sản, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế
Địa phương

Chế biến sâu để nâng cao giá trị nông sản

Năng suất, chất lượng và giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam liên tục tăng trưởng, góp phần quan trọng trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa. Đó là kết quả của ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến sản phẩm nông sản đang được các địa phương chú trọng. Tuy nhiên, vẫn còn những rào cản trong câu chuyện công nghệ mà Việt Nam cần vượt qua để giúp nâng cao giá trị nông sản.

Đưa Hà Nội trở thành Thành phố xanh – thông minh – hiện đại, xứng tầm vị thế
Trên đường phát triển

Đưa Hà Nội trở thành Thành phố xanh – thông minh – hiện đại, xứng tầm vị thế

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà, chuyển đổi xanh cùng với chuyển đổi số đang là xu hướng diễn ra trên toàn cầu và ở Việt Nam. Chuyển đổi xanh là quá trình xây dựng nền kinh tế trong đó mức phát thải từ thấp đến rất thấp, đạt được thông qua việc phát triển văn minh, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Bắc Kạn xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số ổn định, phát triển
Địa phương

Bắc Kạn xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số ổn định, phát triển

Xác định Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện nhiều giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc. Qua đó góp phần ổn định an ninh chính trị, giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào DTTS.

Đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng
Trên đường phát triển

Đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng

Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, 29/30 quận, huyện, thị xã của TP. Hà Nội đã đánh giá, phân hạng được trên 2.769 sản phẩm OCOP. Trong đó, có 6 sản phẩm đạt 5 sao, 12 sản phẩm đạt tiềm năng 5 sao, 1.485 sản phẩm đạt 4 sao và 1.266 sản phẩm đạt 3 sao. Dù trở thành đầu tàu trong thực hiện chương trình OCOP, song việc tiêu thụ các sản phẩm vẫn còn những khó khăn nhất định. Do đó, Hà Nội đang triển khai nhiều giải pháp để sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng.

Bí Thư Thành ủy TP. Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu và Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND TP. Cần Thơ Phạm Văn Hiểu trao hoa chúc mừng các tân Thành ủy viên
Trên đường phát triển

4 nhân sự mới được chỉ định vào Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Cần Thơ

Ngày 26.9, Thành ủy TP. Cần Thơ đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố sơ kết công tác 9 tháng và triển khai chương trình công tác Quý 4. 2024. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Cần Thơ đã trao quyết định chỉ định 4 nhân sự tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố.

Hỗ trợ téc nước cho người dân tại xã Sỹ Bình, huyện Bạch Thông
Trên đường phát triển

Bắc Kạn kịp thời tháo gỡ khó khăn trong thực hiện chính sách dân tộc - miền núi

Với hơn 88% số dân là người dân tộc thiểu số (DTTS), những năm qua, tỉnh Bắc Kạn luôn tiên phong, sáng tạo, nỗ lực thực hiện hiệu quả công tác dân tộc. Qua đó góp phần ổn định an ninh chính trị, giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào DTTS. Nhằm nâng hiệu quả việc thực hiện công tác dân tộc trên địa bàn, Ban Dân tộc tỉnh sẽ tiếp tục tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện tốt văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ liên quan đến công tác dân tộc. Cùng với đó, thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác tổ chức thực hiện để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Hà Nội: Dự kiến có thêm 16 quận giai đoạn từ nay đến năm 2035
Trên đường phát triển

Hà Nội: Dự kiến có thêm 16 quận giai đoạn từ nay đến năm 2035

Hà Nội hiện đang triển khai song song lập, thẩm định, trình cấp thẩm quyền xem xét, phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065… nhằm cụ thể hóa, tập hợp các nhiệm vụ, giải pháp, chương trình, đề án, dự án nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển đô thị của từng giai đoạn theo quy hoạch tỉnh, quy hoạch chung đô thị.