THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH, CHÍNH SÁCH VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ, MIỀN NÚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN

Bài 1: Tập trung vùng đặc biệt khó khăn, giải quyết vấn đề bức thiết

Với phương châm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giải quyết những vấn đề bức thiết, đến nay, có 4 chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch. Đó là: 85% xã có đường ô tô đến trung tâm xã đạt cấp 6 trở lên (đạt 106%); 95% thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa (đạt 118,7%); 92% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng (đạt 104,5%); số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp đạt 98,5% kế hoạch…

Đó là những kết quả nổi bật của Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn - 1 trong 3 Chương trình MTQG được thực hiện trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2025

2-3408.jpg
Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn kiểm tra tuyến đường Cổ Linh - Nghiên Loan, huyện Pác Nặm. Ảnh: Xuân Nghiệp

Huy động, lồng ghép, sử dụng hiệu quả nguồn lực

Thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Bắc Kạn đã triển khai kịp thời các cơ chế, chính sách và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương về thực hiện 3 chương trình MTQG. Thường xuyên rà soát hệ thống cơ chế, chính sách và văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các chương trình đã ban hành để kịp thời sửa đổi, bổ sung và nghiên cứu, cụ thể hóa đảm bảo phù hợp với quy định mới của Trung ương và điều kiện thực tế của tỉnh. Hệ thống cơ chế, chính sách và văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cơ bản phù hợp điều kiện thực tiễn của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình MTQG.

Tỉnh đã huy động, lồng ghép, sử dụng hiệu quả nguồn lực nhà nước và các nguồn lực hợp pháp khác để thực hiện các chương trình MTQG bảo đảm nguyên tắc không trùng lặp về phạm vi, đối tượng và nội dung giữa 3 chương trình. Ưu tiên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho các địa bàn còn nhiều khó khăn. Trên cơ sở nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ nguồn vốn ngân sách nhà nước, tỉnh đã phân bổ các nguồn lực thực hiện bảo đảm đúng mục tiêu và nội dung của từng chương trình. Trong đó, tập trung đầu tư, hoàn thiện hệ thống hạ tầng thiết yếu; hỗ trợ các địa phương lập quy hoạch, hoàn thiện cơ sở hạ tầng tại các xã, huyện thuộc lộ trình đạt chuẩn nông thôn mới, đầu tư hệ thống các trường lớp học tại các xã phấn đấu đạt chuẩn, nâng cấp đường lâm nghiệp phục vụ sản xuất.

98,5% hộ dân được sử dụng điện

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - 1 trong 4 chương trình MTGQ được triển khai trên địa bàn tỉnh với 10 dự án thành phần và 14 tiểu dự án. Từ năm 2022 - 2024, tỉnh đã phân bổ 2.118.797 triệu đồng triển khai thực hiện các nội dung chính sách của chương trình.

Thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2022 - 2024, tỉnh Bắc Kạn đã phân bổ 741.405 triệu đồng, với mục tiêu chung là thực hiện giảm nghèo đa chiều, hạn chế tái nghèo; hỗ trợ người nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều, nâng cao chất lượng cuộc sống. Kết quả, mục tiêu giảm nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều cơ bản đạt theo kế hoạch; các cấp, ngành tập trung nguồn lực hỗ trợ đầu tư, triển khai đầy đủ, kịp thời các dự án, tiểu dự án thành phần. Từ năm 2022 đến nay, tỉnh Bắc Kạn đã phân bổ vốn đầu tư xây dựng 54 công trình cơ sở hạ tầng tại các huyện nghèo; hỗ trợ triển khai 263 dự án phát triển sản xuất với 6.193 hộ, trong đó hộ nghèo, cận nghèo chiếm trên 73%... Các chỉ tiêu giải quyết mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản hàng năm đều giảm.

Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách để thực hiện chương trình ngay từ đầu giai đoạn. Với phương châm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn; giải quyết những vấn đề bức thiết về nhà ở, nước sinh hoạt, sắp xếp bố trí ổn định dân cư ở những nơi cần thiết, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, xây dựng các mô hình phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị và cộng đồng, các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân...

Kết quả từ năm 2022 đến nay, đã hỗ trợ xây dựng 830 nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo bảo đảm 3 cứng (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng); hỗ trợ chuyển đổi nghề 399 hộ; hỗ trợ 3.428 hộ mua téc nước, vật dụng dẫn nước, làm bể chứa nước; đầu tư xây dựng 55 công trình nước sinh hoạt tập trung, 7 dự án sắp xếp ổn định dân cư, 957 công trình hạ tầng thiết yếu, 6 công trình chợ, 10 công trình đường giao thông liên xã, 25 công trình trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú, trường có học sinh bán trú, Trung tâm Y tế huyện Ngân Sơn; 36 nhà văn hóa; thực hiện các hoạt động trồng rừng, hỗ trợ bảo vệ rừng 108.812,19ha, với 641 cộng đồng, 10.574 hộ gia đình được hưởng lợi; hỗ trợ 163 dự án phát triển sản xuất (61 dự án chuỗi giá trị, 102 dự án phát triển sản xuất cộng đồng) với 4.838 hộ được thụ hưởng; bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho 3.911 công chức, viên chức; hỗ trợ đào tạo nghề 5.615 lao động.

Đến nay, có 4 chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch gồm: 85% xã có đường ô tô đến trung tâm xã đạt cấp 6 trở lên (đạt 106%); 95% thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa (đạt 118,7%); 92% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng (đạt 104,5%); số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp đạt 98,5% kế hoạch.

Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân
Trên đường phát triển

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân

Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Ðặc biệt quan tâm xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn...”. Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp, chính sách giảm nghèo, trong đó, từ hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi, người nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các vùng không chỉ được hỗ trợ để tạo sinh kế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, tăng nguồn thu nhập.

Chương trình Cho vay hộ nghèo đã giúp đồng bào Trấn Yên thoát nghèo và phát triển kinh tế.
Địa phương

Cùng Trấn Yên trở thành cực tăng trưởng mới

Huyện Trấn Yên, Yên Bái ngày nay không chỉ hấp dẫn du khách bởi khu cách mạng Vần và nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái, Tày, Mường… mà đang trở thành một điểm sáng, một cực tăng trưởng mới về phát triển nông, lâm nghiệp, hàng hóa. Trên hành trình này, luôn có sự đồng hành của các chương trình tín dụng ưu đãi...

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước
Trên đường phát triển

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước

Theo báo cáo của UBND huyện Đông Anh, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; lan tỏa thông điệp chung sức đồng lòng, vươn lên bứt phá để phục hồi và phát triển kinh tế của cán bộ, Nhân dân; góp phần quảng bá các sản phẩm của huyện với Thủ đô và các tỉnh thành trên cả nước.

Công viên hồ Phùng Khoang khánh thành trước Tết Nguyên đán 2025
Hoạt động chính quyền

Công viên hồ Phùng Khoang khánh thành trước Tết Nguyên đán 2025

Đây là thông tin của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh tại buổi họp sáng 20.11, sau khi nghe báo cáo về tình hình triển khai, các tồn tại, vướng mắc đối với dự án đầu tư xây dựng Công viên hồ Phùng Khoang (quận Nam Từ Liêm và quận Thanh Xuân), một trong những dự án chậm tiến độ kéo dài đang được dư luận xã hội quan tâm.

Công ty TNHH dược phẩm Mai Phương đã ký kết tiêu thụ sản phẩm của Công ty Nguyên liệu xanh Thủy Tùng
Trên đường phát triển

Kết nối giao thương giữa nhà cung cấp với nhà phân phối khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Trong khuôn khổ Festival Gạch gốm đỏ - kinh tế xanh Vĩnh Long, chiều 20.11, Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long tổ chức “Hội nghị kết nối giao thương giữa nhà cung cấp các tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long với các doanh nghiệp phân phối”.

Đắk Lắk: Sôi nổi hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam
Địa phương

Đắk Lắk: Sôi nổi hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Hướng tới kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, các trường học trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tổ chức nhiều hoạt động chuyên môn, văn hóa, văn nghệ, tạo sân chơi thiết thực, ý nghĩa và bổ ích nhằm tôn vinh, tri ân công lao của các thầy, cô giáo, tăng cường tình cảm gắn kết giữa thầy và trò.

Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí
Địa phương

Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội do Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các nhiệm vụ này, thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm của thành phố.

Hiện trạng nhà văn hóa lao động tỉnh Đắk Lắk đang xuống cấp nghiêm trọng
Địa phương

Hiện trạng nhà văn hóa lao động tỉnh Đắk Lắk đang xuống cấp nghiêm trọng

Nhà văn hóa lao động (VHLĐ) tỉnh Đắk Lắk, trực thuộc Liên đoàn lao động tỉnh, là nơi hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và là nơi thu hút người dân đến vui chơi, giải trí, sáng tạo. Tuy nhiên, sau nhiều năm hoạt động, công trình hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, tạo nên một cảnh nhếc nhác, hoang tàn.