Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc

PGS.TS Bùi Hoài Sơn
Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục

thumb.jpg

Ngày 19.9.1954, tại Đền Giếng, khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp mặt, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Người căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. 70 năm qua, lời căn dặn ấy của Bác Hồ là ngọn lửa thiêng, soi đường cho dân tộc ta vượt qua biết bao gian truân và thách thức.

Câu nói của Bác Hồ một mặt khẳng định công lao to lớn “dựng nước” của các Vua Hùng, của các thế hệ cha ông; đồng thời nhắc nhở toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta tiếp nối sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, giữ gìn, bảo vệ và phát triển Tổ quốc Việt Nam.

Không chỉ là bảo vệ bờ cõi

Lời căn dặn của Bác Hồ đánh thức lòng tự hào, ý thức sâu sắc về trách nhiệm và lòng yêu nước. Nếu các vua Hùng đã có công tạo nên hình hài, bản sắc đất nước, thì việc giữ nước hôm nay lại mang ý nghĩa sâu xa hơn: bảo tồn văn hóa dân tộc, phát triển bền vững đất nước trước những biến động không ngừng của thời cuộc và thiên nhiên.

Cơn bão số 3 (bão Yagi) vừa qua chính là minh chứng sống động nhất cho tinh thần ấy. Giữa bão táp cuồng phong, hình ảnh người dân cùng chính quyền và các lực lượng cứu hộ kề vai sát cánh, dốc lòng bảo vệ từng mạng sống, từng ngôi nhà, bản làng, thể hiện rõ sức mạnh đoàn kết, tinh thần "giữ lấy nước" mà Bác Hồ đã gửi gắm. Chính trong những khoảnh khắc khó khăn, ta mới thấy rõ hơn bao giờ hết việc hiện thực hóa lời căn dặn thiêng liêng ấy - rằng “giữ nước” không chỉ là bảo vệ bờ cõi, mà còn là bảo vệ cuộc sống bình an và hạnh phúc của đồng bào.

Trước thách thức từ biến đổi khí hậu và thiên tai ngày càng phức tạp, càng cần khơi dậy tinh thần đoàn kết, sáng tạo và ý thức trách nhiệm sâu sắc. Mỗi người Việt Nam hôm nay đều là một phần của hành trình dài mà tổ tiên đã khởi tạo, và cần chung tay gìn giữ, phát triển đất nước. Dù là đối mặt với thiên tai hay kiến tạo một nền kinh tế, văn hóa và giáo dục bền vững, mỗi bước đi của chúng ta hôm nay đều là sự kế thừa và phát huy những gì cha ông đã đổ công sức xây dựng.

3716-17-7-7.jpg
Bức phù điêu "Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên phong" tại Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng. Ảnh: TTXVN

Từ lời căn dặn của Bác, chúng ta rút ra nhiều bài học sâu sắc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trước hết, đó là tinh thần đoàn kết - sức mạnh vĩnh cửu và vô song của dân tộc. Từ thuở sơ khai đến những cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc hào hùng, chính sự đoàn kết, chung lòng đã giúp người Việt Nam vượt qua bao thử thách cam go.

Ngày nay, khi đối diện với những thách thức phức tạp như biến đổi khí hậu, áp lực toàn cầu hóa hay an ninh phi truyền thống, chúng ta càng phải nêu cao tinh thần ấy. Mỗi người Việt Nam, dù trẻ hay già, từ thành thị đến nông thôn, trong và ngoài nước, phải đồng lòng, nắm chặt tay nhau để xây dựng một Việt Nam ổn định, thịnh vượng và bền vững.

Thứ hai, trách nhiệm sâu nặng với Tổ quốc. Lời Bác dặn không chỉ gửi đến các thế hệ trước đây mà còn trao trọng trách cho thế hệ hôm nay và mai sau. Mỗi người dân Việt Nam đều có sứ mệnh giữ gìn và phát triển đất nước. Trong thời đại công nghệ và toàn cầu hóa, trách nhiệm ấy không chỉ nằm ở việc bảo vệ biên cương, mà còn thể hiện qua sự nỗ lực không ngừng học tập, sáng tạo và vươn mình ra thế giới. Đó là cách chúng ta đưa Việt Nam không chỉ tồn tại mà còn tỏa sáng trên trường quốc tế.

Thứ ba, nhắc nhở về sự khẩn thiết bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Giữa những biến động của thời tiết khắc nghiệt, như cơn bão số 3 (bão Yagi) vừa qua, chúng ta càng thấm thía giá trị của việc giữ gìn môi trường sống. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên chính là cách “giữ nước” trong thời đại mới - gìn giữ sự sống cho các thế hệ tương lai.

Thông điệp gửi tương lai

Lòng yêu nước không phải là những lời nói lớn lao, mà là những cảm xúc, tình cảm nhỏ bé, bình dị từng bước hình thành trong mỗi người. Để khơi dậy và nuôi dưỡng ngọn lửa ấy, chúng ta cần kết nối quá khứ với hiện tại, để thế hệ trẻ hôm nay bước tiếp con đường mà các vua Hùng và cha ông đã mở lối, dựng xây, chung tay giữ vững quê hương, đất nước. Bác Hồ đã trao gửi cho chúng ta một sứ mệnh cao cả, tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc.

Tấm bia đá khắc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đền Giếng, Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng - Nguồn: Báo Phú Thọ

Tấm bia đá khắc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đền Giếng, Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng - Nguồn: Báo Phú Thọ

Đất nước mà ta đang sống là thành quả máu xương, công sức của bao thế hệ cha ông. Không chỉ thừa hưởng, chúng ta còn có sứ mệnh giữ gìn, bảo vệ di sản quý báu mà tổ tiên tạo dựng và để lại. Trong từng hành động, từng quyết định, chúng ta đang viết tiếp những trang sử của dân tộc, và hành trình ấy đòi hỏi lòng dũng cảm, kiên cường và tinh thần bất khuất.

Thời đại hiện nay mở ra những cơ hội lớn lao nhưng cũng đầy thử thách. Chính trong bối cảnh ấy, chúng ta phải mang trí tuệ, tài năng của mình, không ngừng sáng tạo và cống hiến để xây dựng một đất nước Việt Nam hùng cường, hiện đại và phồn thịnh.

Lời căn dặn của Bác còn là việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc. Mỗi di sản văn hóa đều chất chứa hồn thiêng đất nước. “Giữ lấy nước” còn là giữ gìn bản sắc Việt, là bảo tồn những giá trị văn hóa đã làm nên dân tộc Việt, làm điểm tựa để chúng ta vươn lên trong tương lai. Cần phải kết hợp sức mạnh của truyền thống với đổi mới, sáng tạo, làm cho các giá trị văn hóa trở nên sống động, trở thành cầu nối giữa các thế hệ…

Không chỉ là thông điệp từ quá khứ, lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đền Hùng 70 năm trước là tiếng gọi từ trái tim, thúc giục thế hệ hôm nay sống với trách nhiệm cao nhất, với những người đi trước, với hiện tại và cả với thế hệ mai sau. Lời căn dặn ấy sẽ tiếp tục dẫn lối chúng ta trên hành trình dựng xây một Việt Nam hùng mạnh, văn minh, giàu có và hạnh phúc - xứng đáng với công lao của các vua Hùng, của Bác Hồ và bao thế hệ anh hùng dân tộc.

Văn hóa - Thể thao

Vinh danh phụ nữ qua truyện tranh
Văn hóa - Thể thao

Vinh danh phụ nữ qua truyện tranh

Triển lãm nhằm nêu bật đóng góp của phụ nữ cho xã hội qua các tác phẩm truyện tranh mang tên “Thế giới cần nữ siêu anh hùng” sẽ diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng từ ngày 17.10 – 6.11.

Sáng 10.10.1954, cánh quân của Đại đoàn 308 tiến vào tiếp quản Thủ đô
Văn hóa - Thể thao

Nhiều bài học lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Trong tham luận gửi tới hội thảo quốc gia “Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu”, Thượng tướng, TS. Lê Huy Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh công tác tiếp quản, giải phóng Hà Nội 70 năm về trước để lại nhiều bài học lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay.

Sáng 10.10.1954, cánh quân của Đại đoàn 308 từ các cửa ô tiến vào tiếp quản Thủ đô
Văn hóa - Thể thao

Sống lại những ngày tiếp quản

Những người lính năm xưa tiếp quản Thủ đô nay đều trên dưới 90 tuổi, không khỏi bồi hồi khi nhớ lại thời khắc hào hùng ấy. Những bước quân hành đầy khí thế trên những con phố cổ kính mang theo niềm tự hào của cả dân tộc. Khắp phố phường Hà Nội rợp cờ hoa, những cánh tay vẫy chào, những nụ cười rạng ngời chào đón đoàn quân chiến thắng trở về...

Tầm nhìn mới phát triển Thủ đô văn hiến
Văn hóa - Thể thao

Tầm nhìn mới phát triển Thủ đô văn hiến

70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 - 10.10.2024) là dịp để nhìn lại, đánh giá những kết quả, thành tựu rất đáng tự hào của Hà Nội trong giai đoạn vừa qua, cũng là đặt ra tầm nhìn mới, cơ hội mới phát triển thành phố trong tương lai.

Du khách Hà Nội tham quan trưng bày
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Hà Nội từ những cửa ô

Để nhiều thế hệ người Hà Nội hiểu hơn về ký ức hào hùng của vùng đất này thông qua các cửa ô xưa, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước phối hợp với Sở Nội vụ Hà Nội và Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức trưng bày “Hà Nội và những cửa ô”.

Học sinh Hà Nội chào mừng đoàn quân trở về tiếp quản Thủ đô
Văn hóa

Chúng ta đem vinh quang sức dân tộc trở về (*)

Mùa thu 70 năm trước, Hà Nội trở về với độc lập, tự do, kết thúc chặng đường lịch sử đầy hy sinh gian khổ nhưng oanh liệt, vẻ vang. Sự kiện đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa to lớn, mở ra thời kỳ mới trong lịch sử nghìn năm văn hiến của Thủ đô.

Tự vệ chiến đấu Hoàng Diệu ôm bom ba càng, sẵn sàng tiêu diệt xe tăng địch trên đường phố Hà Nội năm 1946
Văn hóa - Thể thao

Trước cuộc trường chinh vĩ đại

Ngày 19.12.1946, quân và dân Hà Nội đồng loạt nổ súng, mở đầu cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc với tinh thần “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Tinh thần ấy đã tiếp thêm động lực cho nhân dân Thủ đô anh dũng, chiến đấu 60 ngày đêm trước cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc.

Cần đưa nguồn lực văn hóa phong phú và đa dạng trở thành động lực phát triển của Hà Nội. Nguồn: TSC
Văn hóa - Thể thao

Bài cuối: Nhịp bước cùng thời đại

Không nằm ngoài bước chuyển thách thức của thời đại, Hà Nội hôm nay cần có đột phá trong tư duy phát triển cũng như cơ chế, chính sách, để văn hóa trở thành nguồn lực hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển bền vững của Thủ đô.