Tiềm năng phát triển các khu công nghiệp tại huyện Thủ Thừa, Long An

Huyện Thủ Thừa được đánh giá là huyện có tiềm năng phát triển công nghiệp rất lớn tại tỉnh Long An. Đây cũng là một trong những địa phương có diện tích khu công nghiệp đủ điều kiện tiếp nhận đầu tư lớn nhất của tỉnh.

A95E0919-479B-4E91-A9A4-10253960D7E5_1_201_a.jpeg
Huyện Thủ Thừa là một trong những địa phương có diện tích khu công nghiệp đủ điều kiện tiếp nhận đầu tư lớn nhất của tỉnh Long An

Thời gian qua, Long An là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Bên cạnh những thuận lợi về vị trí địa lý, tỉnh luôn quan tâm đến công tác cải cách thủ tục hành chính, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, để kêu gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư đến với tỉnh.

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Long An là địa phương đứng thứ 3 cả nước về phát triển các khu công nghiệp (sau tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Dương). Đây cũng là địa phương luôn nằm trong top đầu thu hút FDI, là điểm sáng về thu hút đầu tư phát triển công nghiệp trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Hiện, tỉnh Long An đang tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo cả chiều rộng và chiều sâu, hướng đến năm 2050 trở thành tỉnh phát triển công nghiệp hàng đầu của cả nước.

Long An hiện có 35 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích được quy hoạch là gần 9.400ha. Trong đó có 26 KCN đủ điều kiện tiếp nhận đầu tư với diện tích quy hoạch gần 6.000ha (đất công nghiệp 4.278ha, đã cho thuê gần 2.900ha); 9 KCN đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, đang triển khai thực hiện các thủ tục, giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng với diện tích quy hoạch là gần 2.500ha.

Ngoài ra, còn có 5 KCN với diện tích quy hoạch là gần 1.000ha đã nộp hồ sơ xin cấp chủ trương đầu tư và đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định. Còn lại 11 KCN với diện tích quy hoạch gần 2.200ha đang thực hiện các thủ tục về quy hoạch, sẽ thực hiện thủ tục xin cấp chủ trương đầu tư sau khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp.

Diện tích KCN.png

Tại tỉnh Long An, Thủ Thừa được đánh giá là huyện có tiềm năng phát triển về công nghiệp rất lớn. Thủ Thừa hiện đứng thứ 2 trong top 5 địa phương có diện tích KCN đủ điều kiện tiếp nhận đầu tư lớn nhất tỉnh Long An với hơn 192ha; đứng thứ 3 trong top 5 địa phương có tiềm năng phát triển diện tích về KCN lớn nhất của tỉnh Long An với hơn 4.600ha.

Đặc biệt, Thủ Thừa đang xếp vị trí số 1 về biên độ tăng trưởng tiềm năng của 5 địa phương đang có diện tích KCN đủ điều kiện tiếp nhận đầu tư lớn nhất, với mức tăng lên đến 2016%.

Theo quy hoạch, đến năm 2030, Long An sẽ có thêm 17 KCN thành lập mới với diện tích gần 3.200 ha. Toàn tỉnh sẽ có 51 KCN với tổng diện tích 12.433 ha, vươn lên xếp thứ hai cả nước về diện tích các KCN. Đồng thời, địa phương sẽ có thêm 28 cụm công nghiệp, tổng diện tích hơn 1.800 ha, nâng tổng số cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2030 là 72 cụm với tổng diện tích gần 4.000ha. Đây là điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư tận dụng cơ sở hạ tầng, chính sách ưu đãi… tại các khu, cụm công nghiệp rộng khắp và trải dài trên địa bàn tỉnh này.

Sự phát triển của bất động sản KCN sẽ kéo theo nhu cầu và sự tăng trưởng của thị trường bất động sản đô thị. Với lượng lớn nguồn nhân lực sẽ tới làm việc tại các KCN trong tương lai, Long An chắc chắn sẽ phải sẵn sàng chuẩn bị về hạ tầng đô thị, nhà ở và các hạ tầng xã hội khác.

PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế cho hay, nhìn vào quyết tâm của Long An khi thực hiện các kế hoạch và phát triển đô thị nói chung và thị trường bất động sản nói riêng, có thể nói, Long An đang đi đúng hướng khi tập trung phát triển hạ tầng, phục vụ cho quá trình phát triển đô thị, phát triển kinh tế - xã hội, để trở thành “tỉnh công nghiệp phát triển hàng đầu của cả nước”.

Theo chuyên gia kinh tế, TS. Đinh Thế Hiển, với kế hoạch phát triển hạ tầng đã được chính quyền tỉnh quyết tâm thực hiện trong thời gian tới, rất dễ thấy, Long An hoàn toàn có thể trở thành địa phương giữ vai trò quan trọng trong khu vực Đông và Tây Nam Bộ. Nhìn sang tỉnh Bình Dương, nhờ tập trung phát triển hạ tầng kết nối vùng nên ngay cả những khu vực tưởng chừng không có tiềm năng phát triển cũng trở thành vùng, KCN tốt. Trong khi đó, Long An còn loay hoay với hạ tầng trong nhiều năm nay. Sắp tới đây, rất nhiều hạ tầng kết nối vào năm 2025 – 2026 sẽ mở ra triển vọng phát triển cho Long An cũng như hiện thực hóa Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050.

Trên đường phát triển

Bài cuối: Thu hút các dự án công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường
Địa phương

Bài cuối: Thu hút các dự án công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường

Để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư phát triển, Đồng Nai tập trung nguồn lực đầu tư, phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng, ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông, nhất là hạ tầng giao thông liên Vùng và hạ tầng xã hội. Cùng với đó, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, có lợi thế cạnh tranh vượt trội. Chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết thu hút đầu tư. Chú trọng thu hút các dự án công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao, ít thâm dụng lao động, tài nguyên và thân thiện với môi trường…

Bài 2: Động lực mới từ sân bay Long Thành và hành lang sông Đồng Nai
Địa phương

Bài 2: Động lực mới từ sân bay Long Thành và hành lang sông Đồng Nai

Phương án phát triển không gian tỉnh Đồng Nai được xác định theo 3 vùng kinh tế - xã hội; phương án liên kết không gian được xây dựng trên cơ sở phát triển 6 hành lang và 3 vành đai. Xác định phát triển hệ thống đô thị theo hướng xanh, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đến năm 2030, đô thị sân bay Long Thành và hành lang sông Đồng Nai là 2 khu vực động lực phát triển mới cho tỉnh.

Đồng Nai hướng tới nền nông nghiệp xanh, bền vững
Địa phương

Hướng tới nền nông nghiệp xanh, bền vững

Để hướng tới một nền nông nghiệp xanh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, tỉnh Đồng Nai chú trọng việc giảm sử dụng đầu vào hóa chất nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực tự nhiên trong quá trình sản xuất; áp dụng phương pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; chuyển đổi cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Sản phẩm OCOP của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Di Trạch
Địa phương

Hoài Đức phát triển sản phẩm OCOP từ các làng nghề

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm nâng cao giá trị sản xuất và tạo thương hiệu cho sản phẩm của các doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn và góp phần đẩy mạnh giao thương, kết nối, tiêu thụ sản phẩm. Trên cơ sở đó, huyện Hoài Đức đã chủ động, tích cực phối hợp với các sở, ngành thành phố xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP, đồng thời khai trương các điểm trưng bày, giới thiệu, bán sản phẩm OCOP để tiêu thụ, quảng bá những sản phẩm OCOP của huyện.

Chế biến sâu làm tăng giá trị nông sản, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế
Địa phương

Chế biến sâu để nâng cao giá trị nông sản

Năng suất, chất lượng và giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam liên tục tăng trưởng, góp phần quan trọng trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa. Đó là kết quả của ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến sản phẩm nông sản đang được các địa phương chú trọng. Tuy nhiên, vẫn còn những rào cản trong câu chuyện công nghệ mà Việt Nam cần vượt qua để giúp nâng cao giá trị nông sản.

Đưa Hà Nội trở thành Thành phố xanh – thông minh – hiện đại, xứng tầm vị thế
Trên đường phát triển

Đưa Hà Nội trở thành Thành phố xanh – thông minh – hiện đại, xứng tầm vị thế

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà, chuyển đổi xanh cùng với chuyển đổi số đang là xu hướng diễn ra trên toàn cầu và ở Việt Nam. Chuyển đổi xanh là quá trình xây dựng nền kinh tế trong đó mức phát thải từ thấp đến rất thấp, đạt được thông qua việc phát triển văn minh, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Bắc Kạn xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số ổn định, phát triển
Địa phương

Bắc Kạn xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số ổn định, phát triển

Xác định Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện nhiều giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc. Qua đó góp phần ổn định an ninh chính trị, giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào DTTS.

Đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng
Trên đường phát triển

Đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng

Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, 29/30 quận, huyện, thị xã của TP. Hà Nội đã đánh giá, phân hạng được trên 2.769 sản phẩm OCOP. Trong đó, có 6 sản phẩm đạt 5 sao, 12 sản phẩm đạt tiềm năng 5 sao, 1.485 sản phẩm đạt 4 sao và 1.266 sản phẩm đạt 3 sao. Dù trở thành đầu tàu trong thực hiện chương trình OCOP, song việc tiêu thụ các sản phẩm vẫn còn những khó khăn nhất định. Do đó, Hà Nội đang triển khai nhiều giải pháp để sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng.

Bí Thư Thành ủy TP. Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu và Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND TP. Cần Thơ Phạm Văn Hiểu trao hoa chúc mừng các tân Thành ủy viên
Trên đường phát triển

4 nhân sự mới được chỉ định vào Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Cần Thơ

Ngày 26.9, Thành ủy TP. Cần Thơ đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố sơ kết công tác 9 tháng và triển khai chương trình công tác Quý 4. 2024. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Cần Thơ đã trao quyết định chỉ định 4 nhân sự tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố.

Hỗ trợ téc nước cho người dân tại xã Sỹ Bình, huyện Bạch Thông
Trên đường phát triển

Bắc Kạn kịp thời tháo gỡ khó khăn trong thực hiện chính sách dân tộc - miền núi

Với hơn 88% số dân là người dân tộc thiểu số (DTTS), những năm qua, tỉnh Bắc Kạn luôn tiên phong, sáng tạo, nỗ lực thực hiện hiệu quả công tác dân tộc. Qua đó góp phần ổn định an ninh chính trị, giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào DTTS. Nhằm nâng hiệu quả việc thực hiện công tác dân tộc trên địa bàn, Ban Dân tộc tỉnh sẽ tiếp tục tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện tốt văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ liên quan đến công tác dân tộc. Cùng với đó, thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác tổ chức thực hiện để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.