Tự chủ đại học: Thống nhất nhận thức và hành động

Chủ trương về tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học đã từng bước được thể chế hóa và sửa đổi, bổ sung phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Song theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh, quyết tâm đẩy mạnh thực hiện tự chủ đại học trong cả hệ thống còn nằm ở sự thống nhất trong nhận thức và hành động.

Mặc dù chủ trương tự chủ đại học đã được thể chế hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật từ khá sớm, tuy nhiên, việc triển khai tự chủ đại học chỉ thực sự được đẩy mạnh sau khi ban hành Luật Giáo dục đại học (GDĐH) và bước đầu đạt kết quả đáng ghi nhận, góp phần tạo nên diện mạo mới cho nhiều cơ sở GDĐH thực hiện thí điểm tự chủ trong thời gian qua. 

Tự chủ đại học: Thống nhất trong nhận thức và hành động -0
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh phát biểu tại Hội nghị Tự chủ đại học chiều 4.8

Tuy nhiên, phát biểu tại Hội nghị Tự chủ đại học chiều 4.8 Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho rằng, việc thay đổi thói quen, đổi mới tư duy, nếp nghĩ, cách làm cố hữu thường sẽ gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại, nhất là trong giai đoạn khởi đầu. Việc triển khai thực hiện tự chủ đại học thời gian qua cũng gặp không ít rào cản, vướng mắc, nổi cộm là nhận thức, tư duy thiếu nhất quán; quy định pháp luật có liên quan trong một số văn bản luật còn mâu thuẫn, chồng chéo và khó triển khai trên thực tiễn; công tác tổ chức, quản trị đại học còn bất cập; nguồn lực tài chính cho GDĐH còn nhiều khó khăn; năng lực thực hiện tự chủ của nhiều cơ sở GDĐH còn hạn chế.

Tháo gỡ khó khăn, quyết tâm tâm đẩy mạnh thực hiện tự chủ đại học trong cả hệ thống còn nằm ở sự thống nhất trong nhận thức và hành động. Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh chỉ ra 4 yếu tố thúc đẩy thực hiện tự chủ đại học hiệu quả hơn. Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm tiếp cận cũng như cách hiểu nội hàm khái niệm tự chủ đại học; Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý rõ ràng, đồng bộ và cơ chế giám sát chặt chẽ; Thứ ba, phân biệt, làm rõ mối quan hệ giữa các thiết chế trong nhà trường, có sự phân công, phối hợp, phân vai thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm trong công tác quản trị, quản lý và điều hành hoạt động nhà trường một cách hợp lý hơn. Thứ tư, đổi mới cơ chế tài chính cho GDĐH, đồng thời nghiên cứu, đẩy mạnh xã hội hóa thông qua các hình thức hợp tác đối tác công tư trong GDĐH. 

"Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cam kết, trong phạm vi trách nhiệm của mình, sẽ đồng hành với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện tốt chủ trương đẩy mạnh thực hiện tự chủ đại học, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững nền giáo dục Việt Nam theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ quá trình hội nhập và phát triển của đất nước thời kỳ cách mạng công nghệ số", Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Đắc Vinh nhấn mạnh.

Giáo dục

Cần sự vào cuộc của cả xã hội để mang lại môi trường học tập hạnh phúc
Giáo dục

Cần sự vào cuộc của cả xã hội để mang lại môi trường học tập hạnh phúc

Tại hội thảo Hạnh phúc trong giáo dục 2024 tổ chức trong hai ngày 23 - 24.11, Anh hùng Lao động Thái Hương bày tỏ mong muốn có sự thấu hiểu và vào cuộc của xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng cho sự nghiệp trồng người nhằm mang lại hạnh phúc đích thực cho con trẻ trong hành trình học tập.

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.