Quỹ đồng hành hỗ trợ HS,SV vùng khó Trường ĐH Sư phạm Hà Nội: Lan tỏa lòng biết ơn, lòng yêu thương

Tối 9.1, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức chương trình Hành trình xanh gây Quỹ đồng hành với học sinh, sinh viên vùng khó khăn của Nhà trường. Ngay trong buổi lễ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội công bố Quỹ đồng hành với học sinh, sinh viên vùng khó khăn đã nhận được hơn 2 tỷ đồng.

Quỹ đồng hành với học sinh, sinh viên vùng khó khăn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội được thành lập từ sáng kiến của GS.TS Nguyễn Văn Minh nguyên hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nhằm thực hiện các hoạt động khuyến học, khuyến tài, trao giải thưởng để động viên, khuyến khích học sinh, sinh viên vượt khó, phát huy năng lực của bản thân trong học tập và rèn luyện.

Quỹ được phát động vào ngày 12.1.2024, nhận được sự tài trợ của nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

Trong năm đầu tiên được thành lập, Quỹ đồng hành đã trao 16 suất học bổng ý nghĩa dành cho các em sinh viên, trong đó có 6 sinh viên là K70 nhận được hỗ trợ, còn lại là sinh viên các khóa 71,72,73.

Trong số 6 em sinh viên K70 được nhận hỗ trợ từ Quỹ đồng hành của nhà trường, có 4 em đã tốt nghiệp và hiện có việc làm ổn định tại địa phương.

GS.TS Nguyễn Văn Minh phát biểu tại buổi lễ (Ảnh: Nguyễn Hoài)

GS.TS Nguyễn Văn Minh phát biểu tại buổi lễ (Ảnh: Nguyễn Hoài)

Dám đi để trở về, để thay đổi, để trả nghĩa

Phát biểu tại buổi lễ, GS.TS Nguyễn Văn Minh bày tỏ lòng biết ơn đến những người đồng hành cũng Quỹ - những người có tấm lòng cao cả, những người trao gửi niềm tin tốt đẹp. Quỹ này mang ý nghĩa để lan tỏa lòng biết ơn, lòng yêu thương và khát vọng về những điều tốt đẹp cho mai sau, cho những nơi, những phận đời còn nhiều gian khó; tôn vinh nhưng giá trị dấn thân, hi sinh để làm việc có ý nghĩa. Quỹ không hề mảy may mang dáng dấp, hình hài nào của sự ban ơn hay từ thiện đơn thuần.

Những sinh viên, học sinh nhận sự hỗ trợ của Quỹ không phải nhận cho riêng bản thân các em mà các em nhận sự trao gửi, nhận trọng trách của tình cảm, của niềm tin, của sự biết ơn để tiếp nối lan tỏa cho cuộc đời này tốt đẹp hơn.

GS.TS Nguyễn Văn Minh đánh giá, sinh viên, học sinh được nhận hỗ trợ từ Quỹ là những người đáng tự hào vì mình khó khăn nhưng sẵn sàng dấn thân đi về phía khó khăn vì mục đích tốt đẹp cho thế hệ mai sau. Các em là những người đầy ý chí, dám đi để trở về, để thay đổi, để trả nghĩa, để sẻ chia cho nơi mình sinh ra, nơi mình lớn lên, nơi cho mình miếng cơm, manh áo, nơi mẹ cha, bà con đầu tắt mặt tối lo toan cuộc sống hàng ngày, nơi những trẻ thơ đang đợi chờ những điều mới lạ và tốt tươi.

"Các em được nhận hỗ trợ của Quỹ không có gì tự ti, mặc cảm vì chính các em là những người đi để trao truyền niềm tin, đi để phụng sự, chứ không phải mình là người yếu thế cần sự giúp đỡ, ban ơn cho chính bản thân mỗi em. Hãy xóa tan những ám ảnh của ban phát, của những gì như là mắc nợ với người một cách quá tầm thường. Dẫu biết rằng, nơi đó con người nơi đó không hề đòi hỏi gì với các em về đền ơn, trả nghĩa; nhưng lẽ sống đời người không cho phép chúng ta sống vô ơn. Trên đời này, khi một người lớn lên, trưởng thành mà không biết gì về đất và người, về cha mẹ, về những người thân, về những ai đã dìu dắt mình, động viên mình thì cuối cùng cũng chỉ là những cái bóng cô quạnh giữa bạt ngàn hoang vu", GS Minh bày tỏ.

Cũng theo GS Minh, dấn thân vì cao đẹp không phải là điều gì xa xôi, không chỉ đằng sau những áng văn mượt mà, mà chính là hành động giản dị của các em đang thể hiện. Trước bao nhiêu cơ hội và các em hoàn toàn được quyền lựa chọn, nhưng các em đã can đảm lựa chọn về nơi khó khăn để thay đổi đáng trân trọng biết bao. Điều đáng trân quý hơn là, chính các em nhìn thấy khó khăn, thậm chí nghiệt ngã, nhưng người ta nói rằng, nghiệt ngã cần được tận dụng như là nguồn sức mạnh vì nếu đánh mất niềm tin, mất hi vọng thì đó mới chính là bi kịch thực sự.

Thầy Minh kỳ vọng, những sinh viên, học sinh được nhận hỗ trợ sẽ tự hào về việc làm của mình, ý thức về bổn phận của mình và nỗ lực hơn nhiều trong học tập, công tác để xứng đáng với niềm tin trao gửi. Mỗi chúng ta, một mình sẽ không làm được gì cả. Vì một mục đích tốt đẹp, cần một sự đồng hành của những người có tấm lòng cao cả và trách nhiệm với quê hương, đất nước.

z6213705951154-272b6030cbcffc6ff4780466e5667f4a.jpg
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trao hỗ trợ của Quỹ đồng hành cho sinh viên (Ảnh: Nguyễn Hoài)

Mỗi sinh viên được hỗ trợ 1,5 triệu đồng/tháng

Tại buổi lễ, đại diện sinh viên nhận hỗ trợ từ Quỹ, em Hoàng Minh Tâm, sinh viên K70 Khoa Lịch Sử chia sẻ, sau khi tốt nghiệp bằng cử nhân, Tâm ước mơ trở lại quê hương để dạy học. Được sự hỗ trợ của Quỹ, em đã về công tác tại trường cấp 2 từng theo học. Đây là một trường vùng cao với đa số học sinh là dân tộc thiểu số, có hoàn cảnh khó khăn. Tại đây, Tâm đã được cùng học trò tham gia các hoạt động học tập, thể thao.

"Em rất trân trọng hành trình vừa qua, và biết ơn các thầy cô trong Quỹ, các mạnh thường quân đã tiếp thêm sức mạnh để sinh viên chạm đến ước mơ của mình. Hiện em đã đỗ kỳ thi viên chức của tỉnh và chuẩn bị chuyển công tác sang môi trường mới", Minh Tâm xúc động.

Tại chương trình, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã trao hỗ trợ của Quỹ đồng hành với học sinh, sinh viên cho 16 sinh viên, mỗi em được hỗ trợ 1,5 triệu đồng/tháng.

Ngay trong buổi lễ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội công bố Quỹ đồng hành với học sinh, sinh viên vùng khó khăn đã nhận được hơn 2 tỷ đồng.

Giáo dục

Bỏ thi tuyển vào lớp 6: Có hướng dẫn tiêu chí riêng với trường có đông thí sinh đăng ký
Giáo dục

Bỏ thi tuyển vào lớp 6: Có hướng dẫn tiêu chí riêng với trường có đông thí sinh đăng ký

Trước lo ngại việc tuyển sinh lớp 6 bằng hình thức xét tuyển "không công bằng", "khó đánh giá năng lực học sinh", Vụ Trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Xuân Thành khẳng định, các sở GD-ĐT phải xây dựng bộ tiêu chí, áp dụng cho tất cả trường; đồng thời có hướng dẫn tiêu chí riêng đối với các trường có đông thí sinh đăng ký và đạt yêu cầu chung hơn chỉ tiêu.

Hoạ sĩ Lê Tiến Vượng: "Sinh viên Thiết kế đồ hoạ đang đứng trước thời cơ và thách thức của thời đại"
Giáo dục

Hoạ sĩ Lê Tiến Vượng: "Sinh viên Thiết kế đồ hoạ đang đứng trước thời cơ và thách thức của thời đại"

Ngày 8.1, tại Trường Cao đẳng Việt Mỹ Hà Nội, Hoạ sĩ/ Nhà thơ Lê Tiến Vượng - người đã chia sẻ những câu chuyện truyền cảm hứng về nghề thiết kế đồ hoạ cho sinh viên K24 của nhà trường, qua đó nhấn mạnh giá trị của việc học hỏi không ngừng trong hành trình phát triển nghề nghiệp.