Đề xuất phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có Tờ trình dự thảo "Về việc xây dựng Nghị quyết Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo từ 3 đến 4 tuổi" gửi Chính phủ.

Quan tâm đúng tới phổ cập giáo dục mầm non trẻ từ 3-4 tuổi

Theo số liệu của Bộ GD-ĐT hiện nay, mỗi năm có hơn 5,1 triệu trẻ mầm non được nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục tại 15.256 trường mầm non và 17.444 cơ sở GDMN độc lập trên cả nước.

Trong số đó, có 4.556.771 trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi. Tỷ lệ huy động trẻ em nhà trẻ đạt 34,6%, còn tỷ lệ huy động trẻ em mẫu giáo đạt 93,6%.

Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 4 tuổi – chủ yếu sống ở vùng khó khăn, thuộc nhóm yếu thế – chưa được tiếp cận với GDMN, dẫn đến tình trạng thiếu công bằng trong tiếp cận giáo dục.

489819886-1126106899318774-3921737962423160480-n.jpg
Trẻ mầm non học về phòng cháy chữa cháy (Ảnh: Trường mầm non Cầu Diễn)

Theo Tờ trình của Bộ GD-ĐT, Luật Giáo dục hiện hành chỉ quy định phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi. Do đó, để có thể thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi như mục tiêu đã đặt ra tại Nghị quyết số 42-NQ/TW ("đến năm 2030 hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi") và Kết luận số 91-KL/TW (yêu cầu "Từng bước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 3, 4 tuổi"), cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục. Tuy nhiên, đây là quá trình đòi hỏi thời gian đánh giá toàn diện để xử lý nhiều nội dung phức tạp.

Trong khi đó, việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội sẽ là cơ sở pháp lý kịp thời, tạo điều kiện cho các địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch phổ cập giáo dục mầm non đúng độ tuổi theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương. Đồng thời, điều này giúp có đủ thời gian để chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, đội ngũ và thực hiện phổ cập theo lộ trình phù hợp, bảo đảm tính khả thi cho mục tiêu đến năm 2030 hoàn thành phổ cập GDMN cho trẻ mẫu giáo, và từng bước hoàn thành phổ cập đúng độ tuổi cho trẻ em 3 và 4 tuổi.

Việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội trong bối cảnh hiện nay là cấp thiết, nhằm thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng, đồng thời phù hợp với quy định pháp luật tại Khoản 2, Điều 15 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Các chính sách trong dự thảo Nghị quyết không trái, không chồng chéo, không mâu thuẫn với các Luật hiện hành.

Dự thảo Nghị quyết đề xuất phổ cập giáo dục mầm non đối với trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi và quy định các cơ chế, chính sách cần thiết để thực hiện.

Mục tiêu là đến năm 2030, 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được công nhận đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ mẫu giáo (mức độ 1); đến năm 2035, đạt chuẩn phổ cập đúng độ tuổi cho trẻ mẫu giáo (mức độ 2).

Để đạt được mục tiêu này, Bộ GD-ĐT đề xuất tập trung vào 3 nhóm chính sách sau:

Chính sách đối với trẻ em mẫu giáo trong độ tuổi phổ cập

Bổ sung chính sách ưu đãi cho trẻ em mẫu giáo ở vùng khó khăn nhằm bảo đảm tỷ lệ huy động trẻ đến cơ sở GDMN để được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo Chương trình GDMN.

Bổ sung đối tượng trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi đang học tại các cơ sở dân lập, tư thục đã được cấp phép, có cha mẹ hoặc người chăm sóc là công nhân, người lao động làm việc trong khu công nghiệp theo hợp đồng lao động – được hỗ trợ chi phí học tập.

Đề xuất nâng mức hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi so với mức hiện hành.

Chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

Áp dụng trợ cấp thu hút đối với giáo viên mầm non mới tuyển dụng từ năm học 2025-2026 vào làm việc trong cơ sở công lập thực hiện nhiệm vụ phổ cập.

Hỗ trợ kinh phí cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tại các cơ sở GDMN (không bao gồm các cơ sở có liên kết hoặc vốn đầu tư nước ngoài) thực hiện nhiệm vụ phổ cập.Ưu tiên đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ, bảo đảm đủ giáo viên mầm non theo định mức quy định.

487303213-1117209113541886-7239492386398649988-n.jpg
Dự kiến đề nghị Bộ Chính trị bổ sung khoảng hơn 21 nghìn chỉ tiêu biên chế giáo viên mầm non (Ảnh: Trường mầm non Cầu Diễn)

Dự kiến đề nghị Bộ Chính trị bổ sung khoảng 21.427 chỉ tiêu biên chế cho giai đoạn 2026–2030, sau khi cân đối với số biên chế hiện còn thiếu và cần bổ sung.

Chính sách đầu tư phát triển mạng lưới trường, lớp

Tập trung tháo gỡ khó khăn liên quan đến chính sách đất đai, vay vốn tín dụng, ưu tiên cho thuê tài sản công; đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục mầm non.

Tạo điều kiện để cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước đầu tư phát triển các cơ sở GDMN dân lập, tư thục – đặc biệt là cơ sở độc lập tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị đông dân.

Nhà nước sẽ ưu tiên đầu tư xây dựng đủ trường/lớp học phục vụ yêu cầu phổ cập, trước hết tại các vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn, dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, bãi ngang ven biển và hải đảo.

Hiện tại, Bộ GD-ĐT tạo đang lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Nghị quyết trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Khẩn trương điều tra vụ 29 học sinh nghi ngờ ngộ độc sau bữa trưa tại trường
Sức khỏe

TP. Hồ Chí Minh: Khẩn trương điều tra vụ 29 học sinh nghi ngờ ngộ độc sau bữa trưa tại trường

Sau khi nhận được báo cáo ban đầu từ Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường tiểu học Võ Thị Sáu (quận 7, TP. Hồ Chí Minh) diễn ra ngày 9.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn yêu cầu khẩn trương điều tra, truy xuất nguồn gốc vụ việc.

Công nghệ bán dẫn là "xương sống" của nền kinh tế số: Sinh viên sẽ được đào tạo như thế nào?
Giáo dục

Công nghệ bán dẫn là "xương sống" của nền kinh tế số: Sinh viên sẽ được đào tạo như thế nào?

Công nghệ bán dẫn là "xương sống" của nền kinh tế số, đóng vai trò cốt lõi trong sản xuất vi mạch, chip điện tử, cảm biến và các thiết bị công nghệ cao. Năm 2025, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giao Trường Đại học Khoa học Tự nhiên mở chương trình đào tạo cử nhân công nghệ bán dẫn, tuyển sinh khóa đầu tiên năm 2025 với 140 chỉ tiêu. Vậy chương trình này đào tạo như thế nào?, sinh viên sẽ học ra sao?

Đại học Quốc gia Hà Nội làm gì để triển khai tốt công viên Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo?
Giáo dục

Đại học Quốc gia Hà Nội làm gì để triển khai tốt công viên Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo?

Đại học Quốc gia Hà Nội đang đa dạng hoá các nguồn vốn để đầu tư cơ sở vật chất và tăng cường năng lực cho Công viên Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo, hướng đến hình thành các sản phẩm khoa học công nghệ có tính ứng dụng thực tiễn cao, có tiềm năng chuyển giao.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực tổ chức hội nghị triển khai chương trình đào tạo trình độ đại học

Sáng 10.4, Trường Đại học Điện lực đã tổ chức Hội nghị triển khai chương trình đào tạo trình độ đại học năm 2025 dưới sự chủ trì của PGS.TS Đinh Văn Châu, Hiệu trưởng Nhà trường. Tham dự hội nghị có Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường, PGS.TS Vũ Đình Ngọ; Phó Hiệu trưởng PGS.TS Nguyễn Lê Cường, TS. Dương Trung Kiên.

Thêm một vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Đại học Đồng Tháp
Sức khỏe

Thêm một vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Đại học Đồng Tháp

Sau khi nhận báo cáo sơ bộ ngày 8.4.2025 của Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường Đại học Đồng Tháp ngày 6.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn đề nghị địa phương khẩn trương triển khai các nội dung để điều tra, xử lý vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.

Trường Cao đẳng Long Biên đa dạng hóa ngành nghề đào tạo, đáp ứng kỷ nguyên số
Giáo dục

Trường Cao đẳng Long Biên đa dạng hóa ngành nghề đào tạo, đáp ứng kỷ nguyên số

Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Long Biên Nguyễn Việt Hà cho biết với tầm nhìn chiến lược trong thời đại 4.0, nhà trường sẽ nỗ lực để tiếp tục định vị phát triển mở rộng theo hướng nghề nghiệp - ứng dụng với đa ngành, đa ngôn ngữ, đa trình độ đào tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của xã hội.