Nữ sinh THPT chuyên Hà Tĩnh đạt học bổng toàn phần Đại học danh giá số 2 châu Á

Phan Thị Hạnh Nguyên (Lớp 12 Anh 1, Trường THPT chuyên Hà Tĩnh) vừa đạt được học bổng toàn phần trị giá gần 3 tỷ đồng vào Đại học Hồng Kông (HKU).

Bốn lý do quan trọng để học tại Đại học Hồng Kông

Chia sẻ với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, Phan Thị Hạnh Nguyên gọi đây là "quả ngọt" cho 4 tháng chờ đợi trong mòn mỏi.

"Lúc nhận tin đạt học bổng toàn phần, em bất ngờ, không tin vào mắt mình. Em phải gửi thông báo lên google dịch, bởi sợ dịch nhầm. Biết đã dịch đúng, em mới có thể thở phào nhẹ nhõm và cứ lâng lâng hạnh phúc đến tận mấy ngày sau", Hạnh Nguyên tâm sự.

z6484198502549-e098d37ffeb5c447a4c1f0a1c40bdae9.jpg
Phan Thị Hạnh Nguyên, Lớp 12 Anh 1 trúng tuyển học bổng toàn phần Đại học Hồng Kông. Ảnh: NVCC

Theo 2 bảng xếp hạng năm 2024, 2025 của tổ chức QS (Anh), Đại học Hồng Kông đứng số 2 châu Á và xếp hạng 17 thế giới. Hạnh Nguyên xác định đi du học từ đầu năm lớp 10. Đến hè năm lớp 11, em đặt mục tiêu vào HKU, và lập tức "bắt tay" vào tìm hiểu về tiêu chí học bổng, cách viết bài luận để nộp hồ sơ vào trường.

"Em chọn trường vì bốn lý do chính: Chất lượng giáo dục; Môi trường song ngữ; Sự giao thoa văn hóa Đông - Tây và cơ hội phát triển nghề nghiệp. Bởi chương trình đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh, mà môi trường giao tiếp hàng ngày lại bằng tiếng Trung, buộc em phải nâng cao và phát triển cùng lúc 2 ngôn ngữ để hòa nhập", Hạnh Nguyên chia sẻ.

Quá trình nộp hồ sơ xin học bổng gồm hai phần: Hồ sơ cá nhân và phỏng vấn đánh giá năng lực. Ở phần Hồ sơ cá nhân, Hạnh Nguyên được yêu cầu nộp các thành tích học thuật, bảng điểm các năm học, bài luận cá nhân và thư giới thiệu từ giáo viên. Ở vòng phỏng vấn đánh giá năng lực, bài thi bao gồm hai phần: Toán tư duy và Kiểm tra Kỹ năng nói.

Tại phần Toán, thí sinh phải hoàn thành một số bài toán mang tính suy luận và logic trong thời gian giới hạn. Tại vòng Kiểm tra kỹ năng nói, sau khi đọc đề, thí sinh chỉ có 2-5 phút để trình bày quan điểm cá nhân mạch lạc và ngắn gọn.

Phần Kiểm tra kỹ năng nói khó nhất với Hạnh Nguyên. Thời gian chuẩn bị chỉ khoảng 5 phút kể từ lúc đọc đề, và 2-5 phút để trình bày, yêu cầu thí sinh có phản xạ nhanh, vừa phải nghĩ ra nội dung, vừa phải trình bày trôi chảy, tự nhiên và thuyết phục.

z6484198484111-80f652dc82f49e968fd6b6b2d52aae82.jpg
Hạnh Nguyên chọn Đại học Hồng Kông bởi 4 lý do quan trọng. Ảnh: NVCC

Với bài luận cá nhân, đề bài yêu cầu nói về niềm yêu thích, quan tâm đối với các chương trình học đã đăng ký. Bởi HKU là trường đầu tiên nộp hồ sơ nên ban đầu, Hạnh Nguyên khá lúng túng trong quá trình làm bài.

Để hoàn thành bài luận, Hạnh Nguyên tích cực tham khảo các bài mẫu trên mạng, làm quen với cấu trúc, giọng văn và cách trình bày nội dung. Sau đó, em tập trung nghiên cứu về các điểm đặc biệt của chương trình đào tạo tại HKU; các ưu thế nổi bật của trường trong việc đào tạo ngành học đã đăng ký.

"Trong bài, em cố gắng thể hiện rõ niềm yêu thích của mình đối với ngành học, đánh giá cao chất lượng và tính ứng dụng của chương trình đào tạo. Đồng thời, chia sẻ thêm những lý do cá nhân như yếu tố văn hoá, ngôn ngữ và môi trường học tập khiến em chọn theo học tại trường", Hạnh Nguyên cho biết.

Hồ sơ của Hạnh Nguyên ghi điểm với Hội đồng tuyển sinh HKU bởi sự nhất quán giữa năng lực, động lực và định hướng cá nhân. Với Hạnh Nguyên, không có yếu tố nào là đủ nếu đứng riêng lẻ. Hồ sơ học tập, bài luận cá nhân hay vòng phỏng vấn đều thể hiện các khía cạnh khác nhau về mỗi cá nhân.

Nhận xét bản thân là người năng động, thích khám phá, ngành học Hạnh Nguyên theo đuổi tại HKU là Quản trị Kinh doanh. Cũng tại bài luận, em dành nhiều lời khen "có cánh" cho ngành học này với các lý do như môi trường làm việc sôi động, linh hoạt, mang đến sự tích cực cho cộng đồng.

Luyện Speaking bằng cách... tự nói chuyện một mình

Không chỉ được đại học danh giá trao học bổng toàn phần, bảng thành tích của nữ sinh THPT chuyên Hà Tĩnh vô cùng rực rỡ với Giải Nhất học sinh giỏi tỉnh 4 năm liên tiếp (2021-2025); đạt 1520/1600 điểm SAT và 8.0 IELTS.

z6484198479409-b0b9d33f59b23a25dc16b46fa91e79be.jpg
Bên cạnh học bổng toàn phần, Hạnh Nguyên đạt 1520/1600 điểm SAT và 8.0 IELTS. Ảnh: NVCC

Được tiếp xúc với tiếng Anh từ lớp 3, đến lớp 8, Hạnh Nguyên mới bắt đầu định hướng theo chuyên Anh. Việc có cùng lúc hai chứng chỉ SAT và IELTS đạt điểm gần tuyệt đối giúp hồ sơ du học của em trở nên nổi bật hơn, bên cạnh điểm trung bình năm học và hoạt động ngoại khóa.

Hạnh Nguyên kể, bố luôn đồng hành và dặn em rằng: "Sống cần có mục tiêu và định hướng rõ ràng". Như vậy, mới tiếp cận vấn đề một cách có hệ thống và hiệu quả. Đó cũng là bài học nữ sinh áp dụng xuyên suốt quá trình học tiếng Anh.

"Đối với mỗi bài kiểm tra tiêu chuẩn hoá, em luôn bắt đầu bằng việc tự học và đăng ký thi thật để biết năng lực đến đâu, còn yếu kém ở kỹ năng gì. Nếu kết quả chưa đạt mong muốn, em tập trung cải thiện kiến thức bằng việc chọn tài liệu và cách học phù hợp. Tránh 'lao đầu vào học thêm', học tràn lan mà thiếu định hướng", Hạnh Nguyên bật mí.

Hạnh Nguyên đặt phương châm: "Học cần tự tin - Tránh sợ sai mà không dám thử". Một cách học thú vị được cô bạn áp dụng trong quá trình luyện thi IELTS là thường “tự kỷ” bằng tiếng Anh trên đường đi học về.

z6484198478984-52dcfa909bfe6f9acd7558dbec34ec9f.jpg
"Học cần tự tin - Tránh sợ sai mà không dám thử" là phương châm học của Hạnh Nguyên. Ảnh: NVCC

"Em có thể tự nói chuyện, miêu tả những điều đã thấy, hoặc nói lại những gì học được trong ngày. Ban đầu cũng hơi ngại với người đi đường lúc dừng đèn đỏ, nhưng nhờ đó kỹ năng Speaking của em tiến bộ rõ rệt", Hạnh Nguyên chia sẻ.

Hiện Hạnh Nguyên đang trong quá trình apply visa, dự kiến nhập học HKU vào 1.9. Nữ sinh cũng tập trung ôn tiếng Anh và tiếng Trung để có thể giao tiếp thuần thục với người bản địa.

"Chưa một lần đặt chân đến Hồng Kông, dù có chút lo lắng, nhưng em vẫn vô cùng háo hức bởi sắp được hòa nhập với môi trường sống, học tập hoàn toàn mới. Những thử thách phải đối mặt sẽ là cơ hội để em trưởng thành, học cách thích nghi và trở nên linh hoạt hơn trong cuộc sống", Nữ sinh THPT chuyên Hà Tĩnh tâm sự.

Giáo dục

Hà Nội: Cô giáo giành giải Nhất giáo viên dạy giỏi thành phố với cách xây dựng bài giảng theo 5 tiêu chí
Giáo dục

Hà Nội: Cô giáo giành giải Nhất giáo viên dạy giỏi thành phố với cách xây dựng bài giảng theo 5 tiêu chí

Cô giáo Vũ Thị Lan, giáo viên môn Toán, Trường THPT Đống Đa đã giành giải Nhất, tại hội nghị đánh giá kết quả hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp trung học phổ thông năm học 2024-2025. Điểm nhấn trong các bài giảng của cô Lan là nội dung kiến thức bám sát thực tiễn, mang đậm tinh thần phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực học sinh.

 Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học
Giáo dục

Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học

Chiều 15.4, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali cùng Phu nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali đã chứng kiến Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam (GDĐT) và Bộ trưởng Bộ Phát triển lao động và Kỹ năng Ethiopia ký, trao Bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục đại học giữa Bộ GD-ĐT Việt Nam và Bộ Giáo dục Ethiopia.

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm
Giáo dục

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm

Ngày 12.4 vừa qua tại Hà Nội và TP.HCM, 24 thí sinh xuất sắc của mùa giải đã được chia thành 6 đội thi thuộc 3 bảng theo khu vực Bắc - Nam. Trên sân khấu, các em thể hiện khả năng tiếng Anh trôi chảy, phong thái tự tin và bản lĩnh khi bàn về những vấn đề xã hội nhức nhối, khiến khán phòng nhiều lần bùng nổ trong những tràng pháo tay dài.

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục
Thời sự Quốc hội

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục

Nguồn lực tài chính cho hoạt động giáo dục trong nhà trường ngoài ngân sách nhà nước, học phí, còn có nguồn tài trợ của cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, đơn vị, doanh nghiệp. Vì thế, tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đề nghị có hướng dẫn cụ thể hơn về xã hội hóa trong giáo dục.

Giáo sư Đại học Bắc Kinh chia sẻ góc nhìn kinh tế với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”
Giáo dục

Giáo sư Đại học Bắc Kinh chia sẻ góc nhìn kinh tế với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”

Ngày 15.4.2025, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”. GS. Lâm Nghị Phu, Viện trưởng Viện Kinh tế học Cấu trúc mới, ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc), nguyên Phó Chủ tịch Cấp cao phụ trách Kinh tế phát triển của Ngân hàng Thế giới là diễn giả khách mời của tọa đàm này.