Hải Phòng: Một cô giáo mầm non bị chấm dứt hợp đồng vì kiểm tra "vùng nhạy cảm" của trẻ giữa lớp

Ngày 9.4, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hải Phòng thông tin, một giáo viên tại Trường mầm non Ngôi nhà ong xinh đã bị chấm dứt hợp đồng lao động sau khi có hành vi kiểm tra vùng nhạy cảm của trẻ 3 tuổi ngay giữa lớp học.

Trước đó, khoảng 16h15 ngày 28.3, tại lớp Nhà trẻ 1, Trường mầm non Ngôi nhà ong xinh (quận An Dương, TP. Hải Phòng), giáo viên Đ.K.C đã có hành vi kiểm tra vùng kín của bé S ngay trong giờ học, khi có mặt các trẻ khác trong lớp.

Sự việc chỉ được biết đến rộng rãi khi ngày 4.4, phụ huynh P.T.T.H – mẹ bé S bức xúc đăng tải lên Facebook cá nhân bài viết phản ánh về hành vi của cô giáo. Nội dung bài viết nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội, thu hút sự quan tâm và tạo làn sóng phẫn nộ trong cộng đồng phụ huynh.

1.png
Trường mầm non Ngôi nhà ong xinh quận An Dương, TP. Hải Phòng nơi diễn ra vụ việc

Ngay khi tiếp nhận thông tin, UBND quận An Dương đã chỉ đạo Phòng GD-ĐT phối hợp cùng UBND phường An Đồng và nhà trường tiến hành xác minh.

Kết quả điều tra cho thấy phản ánh của phụ huynh là có cơ sở. Trong buổi làm việc với phụ huynh, nhà trường và đại diện chủ đầu tư, cô giáo C. đã thừa nhận hành vi sai sót, công khai xin lỗi gia đình cháu bé và cam kết không tái diễn.

Phòng GD-ĐT quận An Dương xác định đây là vi phạm đạo đức nghề nghiệp nghiêm trọng, không phù hợp với quy định về giáo dục giới tính dành cho trẻ mầm non. Trên cơ sở đó, Công ty CP Phát triển giáo dục Sakura Kids - chi nhánh Grand Tower (đơn vị chủ quản của trường) đã ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với giáo viên Đ.K.C.

Không dừng lại ở việc xử lý cá nhân vi phạm, UBND quận An Dương yêu cầu chủ đầu tư và nhà trường khẩn trương rà soát toàn bộ quy trình chăm sóc, giáo dục trẻ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chuyên môn; đồng thời tổ chức mời chuyên gia tâm lý và bác sĩ đánh giá sức khỏe, tâm lý các bé trong lớp.

Ngoài ra, Phòng GD-ĐT cũng phối hợp với các phường trên địa bàn quận tổ chức sinh hoạt chuyên môn định kỳ về đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng xử lý tình huống nhạy cảm cho toàn bộ giáo viên mầm non.

Sự việc là hồi chuông cảnh tỉnh về sự cần thiết của việc giám sát chuyên môn và bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp trong môi trường giáo dục mầm non – nơi mọi hành vi nhỏ nhất của người lớn đều có thể để lại dấu ấn lâu dài trong tâm hồn trẻ thơ.

Giáo dục

Hà Nội: Cô giáo giành giải Nhất giáo viên dạy giỏi thành phố với cách xây dựng bài giảng theo 5 tiêu chí
Giáo dục

Hà Nội: Cô giáo giành giải Nhất giáo viên dạy giỏi thành phố với cách xây dựng bài giảng theo 5 tiêu chí

Cô giáo Vũ Thị Lan, giáo viên môn Toán, Trường THPT Đống Đa đã giành giải Nhất, tại hội nghị đánh giá kết quả hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp trung học phổ thông năm học 2024-2025. Điểm nhấn trong các bài giảng của cô Lan là nội dung kiến thức bám sát thực tiễn, mang đậm tinh thần phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực học sinh.

 Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học
Giáo dục

Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học

Chiều 15.4, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali cùng Phu nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali đã chứng kiến Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam (GDĐT) và Bộ trưởng Bộ Phát triển lao động và Kỹ năng Ethiopia ký, trao Bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục đại học giữa Bộ GD-ĐT Việt Nam và Bộ Giáo dục Ethiopia.

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm
Giáo dục

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm

Ngày 12.4 vừa qua tại Hà Nội và TP.HCM, 24 thí sinh xuất sắc của mùa giải đã được chia thành 6 đội thi thuộc 3 bảng theo khu vực Bắc - Nam. Trên sân khấu, các em thể hiện khả năng tiếng Anh trôi chảy, phong thái tự tin và bản lĩnh khi bàn về những vấn đề xã hội nhức nhối, khiến khán phòng nhiều lần bùng nổ trong những tràng pháo tay dài.

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục
Thời sự Quốc hội

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục

Nguồn lực tài chính cho hoạt động giáo dục trong nhà trường ngoài ngân sách nhà nước, học phí, còn có nguồn tài trợ của cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, đơn vị, doanh nghiệp. Vì thế, tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đề nghị có hướng dẫn cụ thể hơn về xã hội hóa trong giáo dục.

Giáo sư Đại học Bắc Kinh chia sẻ góc nhìn kinh tế với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”
Giáo dục

Giáo sư Đại học Bắc Kinh chia sẻ góc nhìn kinh tế với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”

Ngày 15.4.2025, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”. GS. Lâm Nghị Phu, Viện trưởng Viện Kinh tế học Cấu trúc mới, ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc), nguyên Phó Chủ tịch Cấp cao phụ trách Kinh tế phát triển của Ngân hàng Thế giới là diễn giả khách mời của tọa đàm này.