Bộ GD-ĐT ráo riết triển khai đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Chiều 10.4, tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng chủ trì cuộc họp Tổ biên tập và các Tiểu ban xây dựng Đề án từng bước đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học giai đoạn 2025 - 2035, tầm nhìn đến năm 2045.

Xây dựng một đề án quốc gia

Sau khi Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 91-KL/TW, trong đó có nội dung “từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học”, Bộ GDĐT đã phối hợp với Sở GDĐT Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo bàn về các giải pháp thực hiện mục tiêu trên.

Trên cơ sở hội thảo đó, Bộ GDĐT tham mưu, đề xuất với Chính phủ xây dựng một đề án quốc gia với các nội dung cụ thể, rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ sản phẩm; bao gồm mục tiêu, lộ trình thực hiện.

Thời gian qua, các đơn vị thuộc Bộ GDĐT đã tích cực để xây dựng dự thảo đề án, bước đầu xin ý kiến tư vấn tham gia của các bên. Việc góp ý nhanh chóng, rộng rãi, đúng yêu cầu thực tiễn, khả thi.

Tại buổi họp, Vụ trưởng Vụ Giáo dục phổ thông Thái Văn Tài cho biết, bên cạnh một số vấn đề còn có ý kiến băn khoăn, cơ bản dự thảo được đánh giá cao trong cách tiếp cận, nội dung tường minh, định lượng, thuận lợi cho địa phương trong xây dựng kế hoạch tại địa phương mình.

Các ý kiến phát biểu tại cuộc họp tập trung trao đổi, góp ý dự thảo Đề án liên quan đến quan điểm chỉ đạo, định nghĩa, chỉ tiêu, tiêu chuẩn, tiêu chí, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, kinh phí thực hiện Đề án…

1-quang-canh.jpg
Toàn cảnh cuộc họp

Triển khai khẩn trương, nghiêm túc, bài bản, dù thời gian ngắn

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho biết, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Bộ Chính trị đề ra tại Kết luận số 91-KL/TW, trong đó nêu rõ: "Tập trung nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học...".

Đánh giá cao Ban soạn thảo, đơn vị nòng cốt là Vụ Giáo dục phổ thông và các tiểu ban, đồng thời đánh giá cao ý kiến góp ý của các chuyên gia, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh tinh thần triển khai khẩn trương, nghiêm túc, dù thời gian ngắn nhưng phải làm thật bài bản.

“Dù “từng bước” nhưng chúng ta cần phải nhanh chóng thực hiện, đặc biệt là trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên vươn mình, vai trò của ngoại ngữ rất quan trọng để hội nhập sâu rộng, vì thế tốc độ cần phải nhanh hơn nữa”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Tổng hợp và trao đổi lại các ý kiến phát biểu, Thứ trưởng yêu cầu Ban soạn thảo tiếp thu các ý kiến để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Đề án; có kết luận cuộc họp để trên cơ sở đó các tiểu ban triển khai thực hiện.

Ý kiến bạn đọc

Giáo dục

Giáo sư Đại học Bắc Kinh chia sẻ góc nhìn kinh tế với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”
Giáo dục

Giáo sư Đại học Bắc Kinh chia sẻ góc nhìn kinh tế với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”

Ngày 15.4.2025, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”. GS. Lâm Nghị Phu, Viện trưởng Viện Kinh tế học Cấu trúc mới, ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc), nguyên Phó Chủ tịch Cấp cao phụ trách Kinh tế phát triển của Ngân hàng Thế giới là diễn giả khách mời của tọa đàm này.

Khung năng lực số trong trường học: Cần những nội dung, tiêu chí cụ thể
Giáo dục

Khung năng lực số trong trường học: Cần những nội dung, tiêu chí cụ thể

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho rằng, cần đưa ra những nội dung, tiêu chí cụ thể về Khung năng lực số cho từng đối tượng học sinh, khi áp dụng phải phù hợp với thực tế ở mỗi địa phương, nhà trường. Quá trình xây dựng văn bản phải thận trọng, kỹ lưỡng nhưng cũng không quá cầu toàn, nhận diện được những thách thức sẽ phải đối mặt.