Vì sao Trường Đại học Thương mại điều chỉnh phương thức tuyển sinh, đưa môn Lịch sử, Địa lý vào xét tuyển?

Tuyển sinh năm 2025, Trường Đại học Thương mại có nhiều điểm mới, điều chỉnh một số phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển để phù hợp với quy chế tuyển sinh mới của Bộ GD-ĐT, phù hợp với kỳ thi tốt nghiệp theo chương trình GDPT 2018.

Trao đổi với PV Báo Đại biểu Nhân dân, Phó trưởng phòng Truyền thông và Tuyển sinh, trường Đại học Thương mại Nguyễn Quang Trung cho biết, năm 2025, về cơ bản đề án tuyển sinh của Trường ĐH Thương mại khá ổn định so với các năm trước đây.

Tuy nhiên, năm nay, nhà trường bỏ phương thức xét tuyển hoàn toàn bằng học bạ đối với các em học THPT chuyên trọng điểm quốc gia. Trước đây, nhà trường dành 5% cho phương thức này.

Với các phương thức xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế với kết quả học tập thì chỉ dành cho các chương trình định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế, chương trình tiên tiến, chương trình song bằng quốc tế. Còn lại, với tất cả các chương trình đào tạo, đặc biệt là chương trình đào tạo chuẩn, các thí sinh sẽ phải xét tuyển bằng quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ với kết quả thi tốt nghiệp THPT 2 môn.

Ngoài ra, các phương thức khác của nhà trường bao gồm xét theo hoàn toàn bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét theo kết quả đánh giá năng lực (ĐGNL), đánh giá tư duy (ĐGTD), xét kết hợp giữa kết quả thi tốt nghiệp THPT với các em được giải học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố (từ giải 3 trở lên) sẽ được cộng thêm điểm.

z6484685322461-22dd89d3afda6305d3174b9838bedbc3.jpg
Phó trưởng phòng Truyền thông và Tuyển sinh, trường Đại học Thương mại Nguyễn Quang Trung. Ảnh: Nhật Hồng

Bổ sung nhiều tổ hợp xét tuyển mới

- Ông cho biết cụ thể hơn những điểm mới xét tuyển năm 2025 của nhà trường?

Đối với phương thức xét kết hợp chứng chỉ, kết hợp chứng chỉ với điểm thi thì sẽ xét được tất cả các ngành. Còn phương thức xét kết hợp chứng chỉ với kết quả học tập, thì chỉ xét được các ngành mà có yêu cầu năng lực ngoại ngữ cao hơn một chút. Đó là chương trình định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế và chương trình tiên tiến, chương trình song bằng quốc tế.

Về tổ hợp xét tuyển, nhà trường có bổ sung các tổ hợp xét tuyển tương ứng với môn thi tự chọn của năm 2025, tạo điều kiện tối đa cho thí sinh – tất cả các em học và thi các môn tốt nghiệp ở THPT đều có thể xét tuyển vào Trường ĐH Thương mại.

Nhà trường bổ sung thêm các tổ hợp xét tuyển mới như: Toán - Giáo dục kinh tế pháp luật - Tiếng Anh, Toán -Tin học – Tiếng Anh, Toán – Công nghệ - Tiếng Anh, Toán – Lịch Sử, Địa Lý – Tiếng Anh. Đó là các tổ hợp mới song song với các tổ hợp truyền thống trước đây của nhà trường, thì năm nay có bổ sung các tổ hợp tương ứng kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.

Về ngành nghề mới, với sự phát triển và yêu cầu cũng như bối cảnh của chuyển đổi số, nhà trường đã điều chỉnh các chương trình đào tạo và tăng cường, bổ sung thêm các chương trình đào tạo định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế. Các chương trình này có tính thực tiễn hơn, giúp các em có kiến thức chuyên môn liên ngành và năng lực ngoại ngữ tốt hơn, từ đó giúp các em ra trường có khả năng cạnh tranh cao hơn, cơ hội nghề nghiệp của các em tốt hơn.

Năm trước, nhà trường đã thành công trong việc tuyển sinh 8 chương trình đào tạo định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế và năm nay bổ sung 7 chương trình, tổng 15 chương trình định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế. Ngoài ra, có bổ sung chương trình song bằng quốc tế, tức là các em được cấp 2 bằng: bằng của trường ĐH Thương mại cấp và bằng của đối tác nước ngoài cấp. Như vậy, các em học 4 năm sẽ có 2 bằng.

Chương trình tiên tiến – một chương trình định vị là chương trình tốt nhất của Trường ĐH Thương mại bao gồm các học phần được lựa chọn và tuyển chọn, cập nhật kiến thức kể cả về mặt đội ngũ chuyên gia, trong đó có khoảng 5,6 học phần sẽ học hoàn toàn bằng đội ngũ chuyên gia cao cấp ở nước ngoài.

Đối với chương trình tiên tiến, chương trình song bằng quốc tế, thì các em học hoàn toàn bằng 100% tiếng Anh. Do vậy khi tuyển sinh, các em cũng phải có năng lực ngoại ngữ thì học các chương trình này rất tốt.

- Vì sao năm nay nhà trường đưa môn Địa Lý, Lịch Sử vào trong các tổ hợp để xét tuyển?

Thực tế, về mặt kiến thức chuyên môn, năng lực tư duy đầu vào của nhà trường, thì trong các tổ hợp xét tuyển này đều có môn Toán và môn Ngoại ngữ, đây là 2 môn có thể nói trọng tâm, tập trung về mặt kiến thức, tư duy, trụ cột của nhà trường khi xét tuyển các em ở đầu vào. Cho nên, môn Toán và tiếng Anh dù kết hợp với bất kỳ một môn nào nữa liên quan đến kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, thì các em đều đủ năng lực, đủ các kiến thức nền để vào học tốt các chương trình của Trường ĐH Thương mại.

Do vậy, Hội đồng tuyển sinh của nhà trường quyết định đưa các tổ hợp xét tuyển này nhằm tạo điều kiện cho các em, bởi vì rất nhiều em có thể chọn các môn thi tự chọn tương ứng theo quy chế mới (chương trình GDPT 2018) và để đảm bảo thuận lợi cho bất kể các em nào cũng đều có cơ hội được xét tuyển vào Trường.

p2130181.jpg

Thí sinh dự thi tốt nghiệp năm 2025. Ảnh: Quốc Việt

Điểm chuẩn chêch lệch giữa các tổ hợp không lớn

- Với quy chế tuyển sinh năm nay, việc quy đổi điểm các tổ hợp, các phương thức tuyển sinh của Nhà trường có thay đổi như thế nào để đảm bảo công bằng cho các thí sinh?

Thực tế, Bộ GD-ĐT đã ban hành dự thảo hướng dẫn các trường thực hiện việc quy đổi điểm. Hầu hết các trường cũng đang trong giai đoạn tính toán và thu thập dữ liệu thông tin, đảm bảo làm sao cho việc quy đổi điểm công bằng. Trường ĐH Thương Mại cũng đã thống kê kết quả học tập của các em trúng tuyển theo các phương thức khác nhau của 3 năm trước đây, đồng thời tính toán để thấy được mức độ chênh lệch giữa các phương thức xét tuyển và điểm chuẩn của trường ở các năm trước đây đã công bằng hay chưa.

Theo đó, kết quả của các tổ hợp xét tuyển này hầu hết tương đối công bằng và các em có chứng chỉ ngoại ngữ thì nhỉnh hơn một chút, ví dụ: các em có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế kết hợp với điểm thi tốt nghiệp THPT, điểm kết quả học tập THPT thì điểm kết quả học tập nhỉnh hơn.

Do vậy, đối với Trường ĐH Thương mại về vấn đề quy đổi điểm thực sự không có gì khó khăn. Bởi vì trọng tâm chúng tôi không xét học bạ hoàn toàn, mà xét học bạ kết hợp với chứng chỉ; xét học bạ kết hợp với kết quả thi tốt nghiệp THPT, cho nên mức độ ảnh hưởng chênh lệch giữa các tổ hợp gần như không lớn, không ảnh hưởng nhiều.

Chỉ có phương thức xét tuyển bằng kết quả thi ĐGNL của ĐH Quốc gia Hà Nội và kết quả thi ĐGTD của ĐH Bách Khoa Hà Nội, chúng tôi phải chờ dữ liệu của các đơn vị tổ chức thi công bố, cũng như họ quy đổi điểm như thế nào, có thể phải chờ đến việc dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT thì mới xác định được mức độ chênh lệch.

Với năm trước thi tốt nghiệp THPT trường có thể lấy ngưỡng trên dưới 26 điểm, nhưng năm nay có thể kỳ thi tốt nghiệp THPT có sự phân hóa cao hơn và điểm thi tốt nghiệp THPT sẽ thấp hơn (ví dụ quay trở về mốc 23,24 điểm) thì khi đó, nhà trường sẽ sử dụng quy đổi điểm theo thang điểm 30 để đảm bảo công bằng cho các em tham gia kỳ thi khảo thí và kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Mọi năm, sau khi có kết quả tốt nghiệp THPT nhà trường sẽ công bố kết quả ngưỡng đầu vào. Năm nay có thể sẽ khác, tùy phụ thuộc vào phổ điểm thi tốt nghiệp THPT các môn được công bố, lúc đó nhà trường mới đưa ra ngưỡng điểm và xác định được năm nay so với các năm trước tương ứng bao nhiêu, ví dụ: 26 điểm của năm 2023, 2024 tương ứng với năm 2025 là bao nhiêu điểm và có thể sẽ không phải 26 điểm mà thấp hơn, bởi dự kiến kỳ thi năm nay có sự phân hóa cao hơn. Cho nên, nhà trường phải chờ đến thời điểm đó và gần như các phương thức khác nhà trường đã rõ, việc quy đổi điểm không gặp khó khăn gì.

Các trường đều dành nhiều chỉ tiêu để xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT

- Hiện nay có rất nhiều phương thức thi như đánh giá tư duy, đánh giá năng lực, vậy liệu các thí sinh có nên thi cả 2 phương thức này để xét tuyển không?. Ông có lời khuyên gì với các thí sinh tham gia xét tuyển đại học năm nay?

Rõ ràng, việc các em cân nhắc kỳ thi này thì sẽ một phần các em định hướng vào các nhà trường. Theo kinh nghiệm của tôi, các em nên xem các năm trước, trường dành tỷ lệ cho việc xét tuyển của các kỳ thi này như thế nào.

Ví dụ, mọi năm ĐH Bách Khoa lấy rất nhiều chỉ tiêu cho Đánh giá tư duy. Vậy các em có thể cân nhắc đến việc, nếu thi vào Bách khoa thì nên thi Đánh giá tư duy; hay ĐH Quốc gia Hà Nội và hầu hết các trường thành viên đều dành rất nhiều chỉ tiêu cho Đánh giá năng lực, nếu các em xét tuyển vào những trường này thì nên cân nhắc lựa chọn.

Còn đối với các trường khác, các em nên xem chỉ tiêu của các năm trước như thế nào thì các em xét tuyển vào, năm nay các nhà trường cũng sẽ chỉ tiêu tương đương như vậy. Các em càng có nhiều phương thức xét tuyển thì cơ hội càng lớn, nhưng nếu các em thi quá nhiều thì sẽ mất thời gian, bởi khi tập trung vào một kỳ thi này thì kỳ thi khác sẽ ít cơ hội hơn. Cho nên các em cân nhắc kĩ với các kỳ thi.

Tôi vẫn đánh giá cao kỳ thi tốt nghiệp THPT – kỳ thi tương đối quan trọng vì đại đa số các trường dành chỉ tiêu cho kết quả tốt nghiệp THPT vẫn lớn nhất. Theo báo cáo thống kê tuyển sinh của Bộ GD-ĐT, năm 2024 khoảng 60% là kết quả các em trúng tuyển đại học bằng kết quả tốt nghiệp THPT, các phương thức còn lại 40%. Do đó, các em nên tập trung vào kỳ thi tốt nghiệp THPT nhiều hơn.

Học phí Trường ĐH Thương mại tăng theo lộ trình. Hàng năm, nhà trường đều công bố chi tiết học phí ở trong đề án tuyển sinh. Ví dụ năm nay, học phí chương trình chuẩn từ 26-28 triệu/ năm (khóa học 4 năm); chương trình định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế 38,5 triệu/năm; chương trình song bằng quốc tế khoảng 185 triệu/năm, chương trình tiên tiến trên 200 triệu/năm.

Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Khẩn trương điều tra vụ 29 học sinh nghi ngờ ngộ độc sau bữa trưa tại trường
Sức khỏe

TP. Hồ Chí Minh: Khẩn trương điều tra vụ 29 học sinh nghi ngờ ngộ độc sau bữa trưa tại trường

Sau khi nhận được báo cáo ban đầu từ Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường tiểu học Võ Thị Sáu (quận 7, TP. Hồ Chí Minh) diễn ra ngày 9.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn yêu cầu khẩn trương điều tra, truy xuất nguồn gốc vụ việc.

Công nghệ bán dẫn là "xương sống" của nền kinh tế số: Sinh viên sẽ được đào tạo như thế nào?
Giáo dục

Công nghệ bán dẫn là "xương sống" của nền kinh tế số: Sinh viên sẽ được đào tạo như thế nào?

Công nghệ bán dẫn là "xương sống" của nền kinh tế số, đóng vai trò cốt lõi trong sản xuất vi mạch, chip điện tử, cảm biến và các thiết bị công nghệ cao. Năm 2025, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giao Trường Đại học Khoa học Tự nhiên mở chương trình đào tạo cử nhân công nghệ bán dẫn, tuyển sinh khóa đầu tiên năm 2025 với 140 chỉ tiêu. Vậy chương trình này đào tạo như thế nào?, sinh viên sẽ học ra sao?

Đại học Quốc gia Hà Nội làm gì để triển khai tốt công viên Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo?
Giáo dục

Đại học Quốc gia Hà Nội làm gì để triển khai tốt công viên Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo?

Đại học Quốc gia Hà Nội đang đa dạng hoá các nguồn vốn để đầu tư cơ sở vật chất và tăng cường năng lực cho Công viên Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo, hướng đến hình thành các sản phẩm khoa học công nghệ có tính ứng dụng thực tiễn cao, có tiềm năng chuyển giao.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực tổ chức hội nghị triển khai chương trình đào tạo trình độ đại học

Sáng 10.4, Trường Đại học Điện lực đã tổ chức Hội nghị triển khai chương trình đào tạo trình độ đại học năm 2025 dưới sự chủ trì của PGS.TS Đinh Văn Châu, Hiệu trưởng Nhà trường. Tham dự hội nghị có Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường, PGS.TS Vũ Đình Ngọ; Phó Hiệu trưởng PGS.TS Nguyễn Lê Cường, TS. Dương Trung Kiên.

Thêm một vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Đại học Đồng Tháp
Sức khỏe

Thêm một vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Đại học Đồng Tháp

Sau khi nhận báo cáo sơ bộ ngày 8.4.2025 của Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường Đại học Đồng Tháp ngày 6.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn đề nghị địa phương khẩn trương triển khai các nội dung để điều tra, xử lý vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.