Thi vào lớp 10, dứt khoát phải chuyển từ "thi gì học nấy" thành "học gì thi nấy"
Báo Đại biểu Nhân dân
Nhiệm vụ cấp bách hiện nay là đổi mới toàn diện phương thức và nội dung thi vào lớp 10. Cần dứt khoát chuyển từ tâm lý “thi gì học nấy” sang “học gì thi nấy”, đảm bảo học sinh tiếp thu đầy đủ kiến thức theo yêu cầu chương trình giáo dục bắt buộc (từ lớp 1 đến 9).
Đó là ý kiến của GS.TSKH Đỗ Đức Thái, Giảng viên Khoa Toán - Tin, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội - Tổng chủ biên chương trình môn Toán phổ thông tại Chương trình "Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018", tổ chức ngày 10.4 tại Hà Nội.
3 giáo sư gặp khó khi giải đề thi tốt nghiệp THPT môn Toán
Tại Chương trình tập huấn, GS. TSKH Đỗ Đức Thái chia sẻ về câu chuyện từng gặp phải. Theo đó, ông cùng 2 giáo sư khác cùng Khoa Toán - Tin của trường đã gặp khó với câu 44 (mã đề 109) tại đề thi tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2024. Cả ba đã cùng nhau làm thử, nhưng đến cuối buổi chiều vẫn không làm được. Không thể giải nổi trong khuôn khổ thời gian có hạn.
GS. TSKH Đỗ Đức Thái: "Cần đổi mới phương pháp giảng dạy để đào tạo thế hệ học sinh biết vận dụng kiến thức được học vào thực tế"
“Vậy tại sao chúng ta bắt học sinh học theo cách như vậy? Cần xem lại phương pháp giảng dạy để đào tạo những thế hệ biết cách vận dụng tri thức được học để giải quyết vấn đề thực tiễn”, GS. TSKH Đỗ Đức Thái nhấn mạnh.
Vài năm gần đây, kỳ thi tốt nghiệp THPT đã có nhiều thay đổi về phương án thi và định dạng của bài thi. Điều này thể hiện rõ ở đề minh họa thi tốt nghiệp THPT mà Bộ GD-ĐT đã công bố, nhất là đối với đề môn Toán.
"Chương trình GDPT trước đây chủ yếu tập trung vào việc truyền thụ kiến thức, với mục tiêu giúp học sinh trả lời câu hỏi 'biết được gì' sau khi học xong. Tuy vậy, việc áp dụng kiến thức đó vào thực tế thế nào lại chưa được chú trọng.
Ví dụ với môn Toán, học sinh đang chỉ tập trung vào số lượng và dạng bài tập có thể giải quyết, thay vì nắm được ứng dụng của Toán học trong đời sống và các lĩnh vực nghề nghiệp", ông Thái trăn trở.
Ngược lại, chương trình GDPT 2018 được tiếp cận theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh, tập trung vào câu hỏi học sinh sẽ làm được gì, làm như thế nào sau khi hoàn thành chương trình học.
"Giáo dục Toán học ở phổ thông mà phụ huynh mong học sinh thụ hưởng không chỉ là kiến thức Toán học. Điều họ cần là chương trình giúp con em khai phá được năng lực Toán học tiềm ẩn trong bản thân, từ đó áp dụng vào giải quyết bài học thực tiễn", GS. TSKH Đỗ Đức Thái chỉ rõ.
Các đại biểu tham gia chương trình tập huấn
Gạt bỏ tâm lý "thi gì học nấy", chuyển thành "học gì thi nấy"
GS.TSKH Đỗ Đức Thái đánh giá, kỳ thi vào lớp 10 nhiều năm qua vô cùng khốc liệt. Tại Hà Nội, chỉ khoảng 60% học sinh đỗ vào trường công lập. Để cạnh tranh, học sinh thường chỉ tập trung vào Toán, Ngữ văn, tiếng Anh, bỏ qua các môn Khoa học tự nhiên. Điều này ảnh hưởng đến lựa chọn môn học ở bậc THPT, gây mất cân bằng trong đào tạo nhân lực ngành khoa học, công nghệ.
Thực trạng hiện nay, học sinh thường chỉ tập trung vào tổ hợp Khoa học xã hội hơn là Khoa học tự nhiên. Ảnh minh họa
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, ở kỳ thi tốt nghiệp THPT các năm trước, số thí sinh lựa chọn bài thi Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) luôn thấp hơn bài thi Khoa học xã hội. Năm 2024, chỉ 37% trong hơn 1,07 triệu thí sinh thi tốt nghiệp chọn tổ hợp Khoa học tự nhiên.
Ở bậc đại học, khối ngành Kinh doanh và quản lý thu hút nhiều thí sinh nhập học nhất trong những năm qua, với khoảng 25% thí sinh, trong khi tỷ lệ nhập học ngành Công nghệ kỹ thuật và Máy tính, Công nghệ thông tin lần lượt là 9 và 12%.
"Vấn đề này không còn là chuyện riêng của ngành giáo dục, mà còn là chuyện quốc gia đại sự, cần được nhìn nhận nghiêm túc để không trở nên trầm trọng. Không có quốc gia nào với dân số quy mô 100 triệu dân có thể trở thành nước phát triển nếu chỉ tập trung vào các lĩnh vực dịch vụ, phi công nghệ", GS. TSKH Đỗ Đức Thái nhấn mạnh.
Một nhiệm vụ cấp bách hiện nay được đề ra là đổi mới toàn diện phương thức và nội dung thi vào lớp 10. Cần dứt khoát chuyển từ tâm lý “thi gì học nấy” sang “học gì thi nấy”, đảm bảo học sinh tiếp thu đầy đủ kiến thức theo yêu cầu chương trình giáo dục bắt buộc từ lớp 1 đến 9.
"Tôi đề xuất bổ sung một bài thi tổng hợp, ngoài Toán và Ngữ văn, để đánh giá toàn diện tất cả môn học bằng điểm số. Chỉ có 'học gì thi nấy', học sinh mới học đầy đủ, đảm bảo chất lượng đúng với yêu cầu của chương trình ở giai đoạn giáo dục bắt buộc", GS Thái kiến nghị.
4 giải pháp
Tại buổi tập huấn, GS.TSKH Đỗ Đức Thái đã đề xuất các giải pháp khắc phục hạn chế trong chương trình giáo dục thời gian tới. Cụ thể:
Thứ nhất, cần chuẩn hóa chương trình của một số môn học theo Chương trình GDPT 2018.
Thứ hai, đẩy mạnh tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học theo phương châm “cầm tay chỉ việc”. Thực tế cho thấy, việc chỉ tập trung đào tạo giáo viên cốt cán, rồi các giáo viên đó lan tỏa cho đồng nghiệp khác không đạt kết quả như kỳ vọng.
Thứ ba, thúc đẩy công tác hướng nghiệp từ THPT xuống THCS với nội dung và phương thức triển khai rõ ràng, có thể qua tài liệu hướng dẫn chi tiết.
Thứ tư, đổi mới toàn diện nội dung, phương thức thi cử. Đây là khâu then chốt, cần được ưu tiên, tránh ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện chương trình, đặc biệt là kỳ thi vào 10.
"Khi học sinh nắm vững kiến thức và trải qua kỳ thi chuyển cấp, các em mới đủ trải nghiệm để định hướng được mục tiêu, hiểu được điểm mạnh và yếu trong quá trình thực hiện. Từ đó, lựa chọn đúng nhóm môn học phù hợp khi bước vào lớp 10", GS. TSKH Đỗ Đức Thái nhìn nhận.
Nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên tại các cơ sở giáo dục đại học
PGS.TS Nguyễn Đức Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết, chương trình tập huấn được tổ chức nhằm trang bị kiến thức chuyên sâu, cập nhật những đổi mới về nội dung, phương pháp và cách tiếp cận trong Chương trình GDPT 2018 cho đội ngũ giảng viên các trường sư phạm. Đây là một trong các hoạt động trọng điểm trong lộ trình triển khai chương trình GDPT 2018, nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên tại các cơ sở giáo dục đại học.
PGS.TS Nguyễn Đức Sơn Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Theo quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong số 12 trường đại học chủ chốt và hai trường trọng điểm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội được xác định là một trong những trường trọng điểm đào tạo sư phạm quốc gia.
Trong những năm qua, Trường Đại học sư phạm Hà Nội đã chủ động xây dựng mạng lưới các trường phổ thông phát triển nghề nghiệp, với hơn 100 trường tham gia. Mạng lưới này được tổ chức theo từng nhóm bộ môn, tạo điều kiện để chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ chuyên môn và đồng hành cùng sự phát triển nghề nghiệp của giáo viên.
"Thời gian tới sẽ có thêm một mạng lưới mới, đại diện giảng viên các cơ sở đào tạo giáo viên cùng hợp tác và đồng hành với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên trên toàn quốc", PGS.TS Nguyễn Đức Sơn kỳ vọng.
Ngày 12.4, Trường Cao đẳng Long Biên chính thức công bố bộ nhận diện thương hiệu mới, đánh dấu bước chuyển biến mạnh mẽ trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước.
Sau khi nhận được báo cáo ban đầu từ Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường tiểu học Võ Thị Sáu (quận 7, TP. Hồ Chí Minh) diễn ra ngày 9.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn yêu cầu khẩn trương điều tra, truy xuất nguồn gốc vụ việc.
Sáng ngày 12.4, tại Trường THPT Nguyễn Quốc Trinh (huyện Thanh Trì, Hà Nội), Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp cùng các đơn vị tổ chức Chương trình đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025.
Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh sẽ trình UBND thành phố phương án tăng chỉ tiêu vào lớp 10 ở 3 trường THPT, để tỷ lệ học sinh đỗ lớp 10 công lập đạt hơn 80%.
Công nghệ bán dẫn là "xương sống" của nền kinh tế số, đóng vai trò cốt lõi trong sản xuất vi mạch, chip điện tử, cảm biến và các thiết bị công nghệ cao. Năm 2025, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giao Trường Đại học Khoa học Tự nhiên mở chương trình đào tạo cử nhân công nghệ bán dẫn, tuyển sinh khóa đầu tiên năm 2025 với 140 chỉ tiêu. Vậy chương trình này đào tạo như thế nào?, sinh viên sẽ học ra sao?
Đại học Quốc gia Hà Nội đang đa dạng hoá các nguồn vốn để đầu tư cơ sở vật chất và tăng cường năng lực cho Công viên Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo, hướng đến hình thành các sản phẩm khoa học công nghệ có tính ứng dụng thực tiễn cao, có tiềm năng chuyển giao.
Tổng chỉ tiêu vào lớp 10 của 115 trường THPT công lập tại TP. Hồ Chí Minh là 70.070 học sinh, đạt tỉ lệ 79% so với số học sinh dự kiến tốt nghiệp lớp 9 (88.210).
Cuộc thi “Sáng tạo - Sinh viên Vật liệu xây dựng” là dịp đặc biệt để sinh viên thể hiện tinh thần học thuật, niềm đam mê nghiên cứu và khả năng đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực xây dựng.
Chiều 11.4, Trường Đại học Thủy lợi tổ chức Lễ công bố hệ thống Virtual Tour - chuyến tham quan ảo trải nghiệm không gian trường học dưới góc nhìn 3D và ký kết thỏa thuận hợp tác với Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế cảng - Kỹ thuật biển (Portcoast).
Sáng 10.4, Trường Đại học Điện lực đã tổ chức Hội nghị triển khai chương trình đào tạo trình độ đại học năm 2025 dưới sự chủ trì của PGS.TS Đinh Văn Châu, Hiệu trưởng Nhà trường. Tham dự hội nghị có Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường, PGS.TS Vũ Đình Ngọ; Phó Hiệu trưởng PGS.TS Nguyễn Lê Cường, TS. Dương Trung Kiên.
Đón đầu "làn sóng" trí tuệ nhân tạo, Vi mạch - bán dẫn trở thành ngành học xu hướng tại các trường đại học với mức học phí dao động từ 10 - 80 triệu đồng.
Chiều 10.4, tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng chủ trì cuộc họp Tổ biên tập và các Tiểu ban xây dựng Đề án từng bước đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học giai đoạn 2025 - 2035, tầm nhìn đến năm 2045.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có Tờ trình dự thảo "Về việc xây dựng Nghị quyết Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo từ 3 đến 4 tuổi" gửi Chính phủ.
Bộ GD-ĐT vừa có văn bản yêu cầu các cơ sở đào tạo nghiêm túc rà soát công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2025, đặc biệt trong việc lựa chọn tổ hợp môn xét tuyển và phương thức tuyển sinh.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh, việc quy đổi tương đương điểm trúng tuyển giữa các phương thức là phương án khoa học và công bằng hơn rất nhiều so với quyết định điểm chuẩn dựa vào chỉ tiêu.
Sau khi nhận báo cáo sơ bộ ngày 8.4.2025 của Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường Đại học Đồng Tháp ngày 6.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn đề nghị địa phương khẩn trương triển khai các nội dung để điều tra, xử lý vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.
Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Long Biên Nguyễn Việt Hà cho biết với tầm nhìn chiến lược trong thời đại 4.0, nhà trường sẽ nỗ lực để tiếp tục định vị phát triển mở rộng theo hướng nghề nghiệp - ứng dụng với đa ngành, đa ngôn ngữ, đa trình độ đào tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của xã hội.
Hơn 20 học sinh Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (Quận 7, TP. Hồ Chí Minh) sau khi đi học về có biểu hiện đau bụng, ói. Đơn vị cung cấp suất ăn cho học sinh bán trú của trường là Công ty TNHH Ẩm thực Xích Long.