Philippines chao đảo khi hứng chịu 5 trận bão lớn trong 3 tuần

Người dân Philippines cảm nhận được tác động thực sự của biến đổi khí hậu khi các cơn bão với sức tàn phá khủng khiếp liên tục “ghé thăm” trong thời gian ngắn.

Usagi là cơn bão lớn thứ năm đổ bộ vào Philippines chỉ trong vòng ba tuần qua. Dự báo cơn bão thứ sáu sẽ đổ bộ vào đất nước quần đảo trong cuối tuần này. Ít nhất 160 người đã thiệt mạng và 9 triệu người phải di dời, trong khi tần suất bất thường của những trận bão lớn khiến người dân vốn đã phải vật lộn với hậu quả của những trận mưa lớn và lũ lụt trước đó không có nhiều thời gian để chuẩn bị cho đợt tấn công tiếp theo.

“Cú sốc lớn trong cuộc đời”

Cơn bão Yinxing đổ bộ vào vùng Đông Bắc Philippines ngày 7.11 với sức gió tương đương bão cấp 4 Đại Tây Dương đã thổi bay một phần mái nhà của bà Diana Moraleda ở thành phố Tuguegaro, miền bắc Philippines vào tuần trước. Trong khi mái nhà chưa kịp sửa chữa thì bà và nhiều gia đình khác tiếp tục phải hứng chịu cơn bão Toraji mang theo mưa vào cuối tuần trước khi bão Usagi đổ bộ vào đất liền vào cuối ngày 14.11.

z6034990584971-b2c4cb08ee2e23a3d4d966a9d7439fff.jpg
Một ngôi nhà ở Moraleda bị tốc mái do bão Yingxing. Ảnh: Francis R Malasig/EPA

“Người dân gặp rất nhiều khó khăn sau khi nhà cửa của họ bị bão Yinxing tàn phá vẫn chưa được sửa chữa. Bản thân thợ mộc và thợ xây dựng vẫn đang tự sửa nhà của họ nên rất khó để tìm được công nhân”, bà Moraleda nói.

Bà Moraleda cho biết nhà bà còn may mắn do lỗ thủng ở mái nằm ở một phòng chứa đồ chứ không phải phòng ngủ. Nhưng nước đã nhỏ từ trần nhà xuống, làm hư hại các loại dược phẩm trong hiệu thuốc của họ ở tầng trệt. Bà cho biết thiệt hại ở những gia đình khác còn tệ hơn. Cơn bão cũng thổi bay mái tôn mạ kẽm của một trường đại học xuống một nhà thờ gần đó.

Người dân ở tỉnh Cagayan, với Tuguegaro là thủ phủ, đã quen với các cơn bão, nhưng bà Moraleda cho biết họ không ngờ đến sự tấn công của nhiều cơn bão cùng lúc đến vậy. Trận bão Usagi khiến họ lo lắng vì nằm trên cùng một đường đi và cũng là bão cấp 4.

“Đây là cơn bão thứ năm đổ bộ trong vòng ba tuần. Chúng tôi không có thời gian để sửa chữa, khắc phục thiệt hại giữa các cơn bão”, bà Moraleda cho biết. Tháng trước, cơn bão Kong-rey và cơn bão Trami (Trà Mi) – cơn bão chết chóc nhất trong tất cả các cơn bão – cũng đã tàn phá tỉnh này.

z6034987926102-1a52da4ce7a6778b4c47c42f49c1db9d.jpg
Nhà cửa và ruộng lúa bị ngập lụt ở thị trấn Buguey, tỉnh Cagayan. Ảnh: John Dimain/AFP/Getty Images

Trong khi Usagi đổ bộ vào Cagayan, Bão nhiệt đới Manyi cũng đang tiến gần đến Philippines vào cuối ngày 14.11. Bão được dự đoán sẽ tấn công khu vực phía nam, tại Bicol ở Luzon, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của Trami vào tháng trước. Bão Trami đã gây ra những trận mưa như trút nước vào cuối tháng 10, nhấn chìm nhiều khu vực trong vùng.

Raffy Magno và gia đình anh đã mất gần như tất cả mọi thứ khi nước lũ tràn vào tầng hai của ngôi nhà của họ ở Thành phố Naga, Bicol. Mọi thiết bị gia dụng, đồ nội thất, quần áo và các tài liệu quan trọng, đều bị phá hủy. “Đó là cú sốc lớn trong cuộc đời chúng tôi. Mặc dù chúng tôi đã quá quen với bão, thậm chí là lũ lụt, nhưng chúng tôi chưa bao giờ thực sự hình dung được mức độ thiệt hại lớn như vậy”, anh Magno nói.

Cơn bão đã khiến 17 người ở Bicol thiệt mạng nhưng người ta lo ngại số người chết do bão Trami vẫn có thể gia tăng do nhiều thi thể mất tích vẫn chưa được tìm thấy.

“Cuộc khủng hoảng khí hậu đang ở đây”

Philippines thường phải hứng chịu 20 cơn bão mỗi năm. Tuy nhiên, tình trạng biến đổi khí hậu do con người gây ra đang làm gia tăng tần suất các cơn bão nhiệt đới với sức tàn phá khủng khiếp nhất. Nguyên nhân là do các đại dương ấm lên cung cấp nhiều năng lượng hơn, tạo ra những cơn bão mạnh hơn.

Mitzi Jonelle Tan, một nhà hoạt động vì khí hậu người Philippines, cho biết biến đổi khí hậu là một thực tế không thể phủ nhận. “Nếu ai đó vẫn không nghĩ rằng biến đổi khí hậu đang thực sự tồn tại, hãy nhìn vào những người hàng xóm của bạn; nhìn vào đất nước của bạn. Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng trên toàn thế giới”, bà nói.

z6034944221679-9d15df3dfc6e67759adcd5750348e9ba.jpg
Một người dân lội qua con phố ngập lụt do bão Toraji ở thành phố Ilagan, tỉnh Isabela, miền bắc Philippines. Ảnh: Noel Celis/AP

Philippines không phải là nước phát thải khí nhà kính chính gây ra biến đổi khí hậu, nhưng là một quốc gia quần đảo, Philippines là một trong những nước dễ bị ảnh hưởng nhất trên thế giới.

Bà Mitzi Jonelle Tan cho biết các cơn bão ở Philippines nhấn mạnh tầm quan trọng của Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP29 đang diễn ra tại Azerbaijan.

“Tại diễn đàn này, Philippines cần ủng hộ lời kêu gọi thành lập các quỹ đền bù tổn thất và thiệt hại từ các nước gây phát thải nhiều nhất dưới hình thức tài trợ chứ không phải cho vay”, bà Tan nói.

Các trận bão đang làm cạn kiệt ngân khố của chính phủ với vòng xoáy tàn phá và tái thiết. Trong khi đó, rất nhiều tỉnh nằm trên đường đi của bão, như Bicol, nằm trong số những tỉnh nghèo nhất.

Mặc dù Chính phủ Philippines đã vào cuộc với việc Bộ trưởng Phúc lợi xã hội Rex Gatchalian cho biết chính phủ đã gửi gần 1,5 triệu gói thực phẩm hỗ trợ các gia đình ở Bicol trong 14 ngày sau khi bão Trami đổ bộ; đồng thời cũng đang lên phương án hỗ trợ người dân thiệt hại do bão Usagi trong khi chuẩn bị cho Manyi. Tuy nhiên, ông Gatchalian cho biết: “Tiền mặt không phải là vấn đề… Thách thức lớn nhất hiện nay là người dân đang mệt mỏi”.

Ngoài các hoạt động cứu trợ, bà Tan cho biết chính phủ nên ban hành các chính sách nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và bảo vệ những người dễ bị tổn thương. Bà kêu gọi chính phủ Philippines dừng các dự án phá hoại môi trường như khai thác mỏ và đá quy mô lớn, tài trợ cho nghiên cứu về khả năng thích ứng cụ thể của Philippines và chuyển sang năng lượng tái tạo, đồng thời đảm bảo những người làm việc trong ngành nhiên liệu hóa thạch có được phương án sinh kế thay thế.

"Những cơn bão với tần suất lớn hơn sẽ tiếp tục tấn công đất nước vì cuộc khủng hoảng khí hậu đang ngày càng hiện diện rõ nét. Nhưng chúng ta có thể tránh được tác động tàn khốc mỗi lần bão ghé thăm”.

Quốc tế

Từ Paris đến Tashkent: Hành trình bền bỉ vì chủ nghĩa nghị viện
Nghị viện thế giới

Từ Paris đến Tashkent: Hành trình bền bỉ vì chủ nghĩa nghị viện

Ngày 5.4 tới, Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) sẽ tổ chức lễ kỷ niệm Đại hội đồng lần thứ 150 (IPU-150) tại Thủ đô Tashkent của Uzbekistan. Đây là dịp để nhìn lại hành trình 136 năm qua của IPU, kể từ Đại hội đồng đầu tiên tại Paris năm 1889, nhìn lại những sự kiện tôn vinh tinh thần hợp tác bền bỉ giữa các nghị sĩ trên toàn thế giới cũng như một lần nữa khẳng định vai trò, vị trí và phạm vi hoạt động ngày càng được mở rộng trên toàn cầu của IPU.

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản
Thế giới 24h

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản

Một thay đổi lớn trong pháp luật thừa kế của Pháp sắp giúp đưa nhiều bất động sản bỏ trống và bị bỏ hoang trở lại thị trường, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Dự luật cải cách này vốn đã được các nghị sĩ Hạ viện thông qua vào ngày 6.3 và đang chờ được Thượng viện bỏ phiếu nhằm giải quyết các tranh chấp kéo dài giữa những người thừa kế, cũng như đơn giản hóa thủ tục thừa kế, vốn thường khiến bất động sản bị bỏ không trong nhiều thập kỷ.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Nỗ lực cải cách lĩnh vực tài chính

Chính phủ Anh đang đề xuất các cải cách quy định trong lĩnh vực dịch vụ tài chính như một phần trong chương trình nghị sự nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trọng tâm chính là khuyến khích đầu tư trong nước từ các quỹ hưu trí và nới lỏng khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình. Tuy nhiên, khả năng thành công của các biện pháp này vẫn còn chưa chắc chắn.

Pakistan và con đường vượt qua khủng hoảng
Quốc tế

Pakistan và con đường vượt qua khủng hoảng

Năm 2024, Pakistan chứng kiến ​bất ổn kinh tế, chính trị, xã hội và sự trở lại của chủ nghĩa khủng bố, đẩy đất nước trước nguy cơ rơi vào khủng hoảng. Để giải quyết những thách thức này, Pakistan cần chuyển đổi toàn diện với những ưu tiên: phục hồi kinh tế, hiện đại hóa kỹ thuật số, cải cách giáo dục, đơn giản hóa quy định, mở rộng cơ sở thuế, đổi mới công nghiệp và ổn định chính trị để bảo đảm tiến bộ bền vững.

Chính sách thuế quan "có đi có lại" của Mỹ
Thế giới 24h

Chính sách thuế quan "có đi có lại" của Mỹ

Ngày 2.4 tới, chính sách thuế quan “có đi có lại” của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, Mỹ sẽ áp đặt mức thuế bằng với các nước khác áp đặt đối với hàng hóa Mỹ, có tính đến từng mối quan hệ thương mại. Trong bối cảnh tác động của chính sách này chưa thể được đánh giá đầy đủ, các rào cản phi thuế quan sẽ làm phức tạp thêm bức tranh. Các quốc gia có thể giảm hàng rào bảo hộ của mình để tránh bị trả đũa hoặc có thể trả đũa mạnh hơn và biến cuộc chiến thuế quan thành chiến tranh thương mại toàn diện.

Ấn Độ củng cố vị thế trong cuộc đua AI toàn cầu
Quốc tế

Ấn Độ củng cố vị thế trong cuộc đua AI toàn cầu

Thành công chỉ sau một đêm của công cụ DeepSeek của Trung Quốc đã thay đổi đáng kể nhận thức của Ấn Độ về cuộc đua AI. Nhằm củng cố vị thế của mình trong cuộc cạnh tranh AI toàn cầu, quốc gia này đã có những thay đổi đáng chú ý trong các chiến lược và sáng kiến, được thiết kế để thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới AI quốc gia, cho phép nước này cạnh tranh với Mỹ và Trung Quốc thông qua sự tham gia tích cực với các công ty khởi nghiệp và doanh nhân Ấn Độ.

Mỹ kỳ vọng tăng doanh thu từ thuế: Thực tế hay ảo tưởng?
Thế giới 24h

Mỹ kỳ vọng tăng doanh thu từ thuế: Thực tế hay ảo tưởng?

Tổng thống Donald Trump cho biết ông sẽ áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu, một động thái mà Nhà Trắng tuyên bố sẽ giúp thúc đẩy sản xuất trong nước và giúp Mỹ thu về 100 tỷ USD doanh thu từ thuế. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cảnh báo, điều này sẽ gây sức ép tài chính đối với các nhà sản xuất ô tô nội địa phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nhật Bản ban hành luật mới chuẩn hóa sử dụng áp phích tranh cử
Thế giới 24h

Nhật Bản ban hành luật mới chuẩn hóa sử dụng áp phích tranh cử

Quốc hội Nhật Bản vừa thông qua Luật Bầu cử các chức vụ công sửa đổi nhằm giải quyết tình trạng các ứng cử viên lạm dụng áp phích bầu cử ngày càng gia tăng để quảng bá cho bản thân. Các quy định mới trong luật cấm nội dung không phù hợp trong áp phích vận động tranh cử, đặc biệt là khai thác các hình ảnh khiêu khích hoặc phục vụ lợi ích thương mại.

Trung Quốc dự kiến miễn học phí mầm non
Quốc tế

Trung Quốc dự kiến miễn học phí mầm non

Chính phủ Trung Quốc đang lên kế hoạch từng bước tiến tới miễn học phí cho bậc học mầm non nhằm giảm gánh nặng nuôi con cho các hộ gia đình, thúc đẩy tiêu dùng và tăng tỷ lệ sinh trong nước. Đây là kế hoạch được Ủy ban Cải cách và Phát triển Kinh tế (NDRC), cơ quan hoạch định chính sách của Trung Quốc, đưa ra tại kỳ họp Quốc hội đầu tháng này.

Nguồn: timeskuwait.com
Quốc tế

Tạo ra “bước ngoặt địa kinh tế”

Gần đây, các quốc gia vùng Vịnh như Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE), Ảrập Xêút và Qatar đã điều chỉnh chiến lược đối ngoại tại châu Phi, chuyển từ trọng tâm chính trị - an ninh sang mở rộng ảnh hưởng kinh tế. Thông qua các khoản đầu tư lớn vào hạ tầng, năng lượng và thương mại, các nước vùng Vịnh không chỉ gia tăng hiện diện mà còn góp phần tái định hình trật tự kinh tế khu vực, biến châu Phi thành mắt xích quan trọng trong chiến lược phát triển của mình.

Khi nước Mỹ không còn là miền đất hứa
Quốc tế

Khi nước Mỹ không còn là miền đất hứa

Một loạt quốc gia đồng minh của Mỹ đã phải ban hành khuyến cáo đối với công dân du lịch đến Mỹ sau khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump thực hiện chính sách nhập cư đặc biệt nghiêm ngặt và hà khắc. Giới quan sát lo ngại, động thái này sẽ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Mỹ, mà còn tạo ra làn sóng căng thẳng trong quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia.

Luật mới của Brazil giúp siêu thị trở nên dễ tiếp cận hơn
Thế giới 24h

Luật mới của Brazil giúp siêu thị trở nên dễ tiếp cận hơn

Một luật mới tại bang Paraíba, Brazil, sẽ thay đổi cách trưng bày sản phẩm trong các chuỗi siêu thị lớn như Assaí và Atacadão. Luật 13.403/2024, có hiệu lực từ năm 2025, nhằm cải thiện khả năng tiếp cận sản phẩm trên kệ hàng, giúp người khuyết tật, người cao tuổi và những ai gặp khó khăn trong di chuyển có thể mua sắm thuận tiện hơn.

Mỹ sẽ công bố thuế ô tô trong vài ngày tới
Thế giới 24h

Mỹ sẽ công bố thuế ô tô trong vài ngày tới

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết chính quyền của ông sẽ công bố mức thuế đối với ô tô "trong vài ngày tới", làm dấy lên suy đoán rằng mức thuế mới đối với ô tô có thể được áp dụng trước khi mức thuế "có đi có lại" có hiệu lực vào đầu tháng 4.

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ vào tháng 7
Quốc tế

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ vào tháng 7

Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) của Mỹ vừa cảnh báo chính phủ nước này sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ đối với một phần trong khoản nợ 36.600 tỷ USD vào giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10.2025, nếu Quốc hội không hành động để nâng trần vay nợ của Washington.