Trung Quốc:

Nỗ lực bảo vệ “Mẹ sông”

Luật Bảo vệ sông Dương Tử của Trung Quốc đã chính thức có hiệu lực vào ngày 1.3.2021. Luật quy định rõ tất cả các khía cạnh pháp lý về bảo vệ sinh thái của sông Dương Tử cùng sự phát triển dọc theo lưu vực của nó. Đây là luật bảo tồn một lưu vực sông cụ thể đầu tiên và cũng là nỗ lực của đất nước gấu trúc trong việc gìn giữ con sông dài nhất châu Á này.

Gìn giữ lá chắn an ninh sinh thái

Được thông qua vào cuối năm 2020, với 96 điều khoản trong 9 chương, luật tăng cường giám sát cũng như ngăn ngừa, kiểm soát ô nhiễm nước ở lưu vực sông Dương Tử. Văn bản pháp lý này bao gồm quy hoạch tổng thể tài nguyên đất, phân bổ tài nguyên nước, bảo vệ tài nguyên, khắc phục ô nhiễm nước, phục hồi sinh thái, phát triển tổng thể, nâng cấp và chuyển đổi các ngành công nghiệp truyền thống và trách nhiệm pháp lý.

Trải dài hơn 6.300km, sông Dương Tử là niềm tự hào của Trung Quốc với sự đa dạng sinh học phong phú cùng nguồn tài nguyên khoáng sản và nguồn nước trong lưu vực của nó. Còn được gọi với tên khác là sông Trường Giang, đây là con sông có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc và thường được ví là “Mẹ sông”. Thực vậy, lưu vực sông chiếm 35% tổng lượng tài nguyên nước, 40% chủng loại cá nước ngọt, hơn 200 trong tổng số khoảng 460 khu bảo tồn tài nguyên giống thủy sản cấp quốc gia của Trung Quốc. Có thể nói, sông Dương Tử được coi như “lá chắn an ninh sinh thái quan trọng” của nước này. Tuy nhiên, việc đánh bắt quá mức cũng như tình trạng ô nhiễm từ lâu đã đe dọa đời sống thủy sinh và làm cạn kiệt nguồn cá của sông.

Vì vậy, luật ghi rõ, việc đánh bắt cá vì mục đích thu lợi bị cấm trong các khu vực bảo tồn sinh vật thủy sinh của lưu vực sông Dương Tử. Ngoài ra, luật quy định thêm rằng, trong thời hạn do nhà nước quy định, việc đánh bắt có mục đích thu lợi từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cấm ở các vùng nước chính của Dương Tử bao gồm sông chính, các nhánh chính, hồ, và khu vực cửa sông cụ thể.

Theo luật, các nỗ lực thực thi pháp luật chung cũng sẽ được thực hiện để giải quyết vấn đề khai thác cát trái phép và các hình phạt cứng rắn hơn sẽ được áp dụng đối với các hành vi gây nguy hại cho môi trường lưu vực sông. Cụ thể, đối với hành vi khai thác cát trái phép, ngoài việc thu giữ tàu bè vi phạm, mức phạt cao nhất được đưa ra đã tăng từ 300.000 nhân dân tệ (khoảng 46.000 USD) lên dưới 20 lần giá trị hàng hóa bị xử lý hoặc tối đa là 2 triệu nhân dân tệ (khoảng 310.000 USD). Trong khi đó, việc vi phạm quy định cấm xây mới, mở rộng các khu công nghiệp hoặc dự án hóa chất cũng bị phạt lên đến 5 triệu nhân dân tệ (khoảng 775.000 USD)…

Một phần của sông Dương Tử, Trung Quốc Nguồn: ITN
Một phần của sông Dương Tử, Trung Quốc

Nguồn: ITN 

Ý nghĩa lịch sử của luật

Luật Bảo vệ sông Dương Tử không chỉ tượng trưng cho luật đầu tiên quản lý một thung lũng sông lớn của Trung Quốc, mà còn là quy hoạch, bảo vệ môi trường và phát triển xanh của toàn bộ lưu vực sông, bao gồm 11 tỉnh và thành phố và chiếm gần một nửa nền kinh tế đất nước. Đây cũng là bảo đảm pháp lý cơ bản cho việc Trung Quốc thực hiện các cam kết theo Hiệp định Khí hậu Paris, cắt giảm hơn 65% lượng khí thải CO2 trên mỗi đơn vị Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2030 và đạt được mức độ trung hòa carbon vào năm 2060.

5 năm trước, khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra lời kêu gọi “đẩy mạnh bảo tồn sông Dương Tử và ngăn chặn sự phát triển quá mức của sông” để định hướng cho chính sách phát triển kinh tế ở lưu vực sông, tình hình ở đây vốn dĩ đã ở trong tình trạng đáng báo động về môi trường. Hơn 400.000 doanh nghiệp hóa chất, năm khu liên hợp gang thép lớn, 7 nhà máy lọc dầu hàng đầu và các công trình hóa dầu quy mô lớn ở Thượng Hải, Nam Kinh và Yizhen, và hơn 6.000 cửa xả, với 40 tỷ tấn chất thải lỏng công nghiệp được thải ra sông mỗi năm.

Tuy nhiên, 5 năm sau, tình hình đã hoàn toàn đổi khác. Toàn bộ 8.000 nhà máy gây ô nhiễm cao đã được di dời, 1.361 cầu cảng trái phép được dỡ bỏ hoặc xây dựng lại hoàn toàn. Tất cả các công trình hóa dầu, khu liên hợp gang thép đều được chuyển đổi công nghệ xanh một cách triệt để. Không tìm thấy mảnh đất cằn cỗi dọc theo bờ sông Dương Tử. Tỷ lệ nước chất lượng A của sông tăng từ 82,3% năm 2016 lên 96,3% năm 2020, trong đó chất lượng E giảm từ 3,5% xuống 0. Điều này đạt được nhờ sự phối hợp và lập kế hoạch thống nhất của chính phủ. Để giữ một môi trường phát triển xanh, bền vững cho các thế hệ mai sau, tất cả sự phát triển trong tương lai cần được bảo vệ bởi một luật hệ thống và chặt chẽ.

Như đã đề cập ở trên, Luật Bảo vệ sông Dương Tử cũng rất cần thiết để giúp bảo đảm các nỗ lực quốc gia chống lại biến đổi khí hậu và đáp ứng cam kết của Trung Quốc đối với Hiệp định Khí hậu Paris. Hiệp định này đã đặt ra mục tiêu giữ nhiệt độ trung bình toàn cầu không cao hơn 1,5 độ C so với thời kỳ trước cách mạng công nghiệp. Lượng khí thải CO2 toàn cầu đạt mức cao nhất mọi thời đại là 33,14 tỷ tấn vào năm 2018. Nếu thế giới không ngăn được sự tăng nhanh của nó, nhiệt độ toàn cầu sẽ gây ra nguy hiểm. Trong khi đó, lượng khí thải CO2 của Trung Quốc chiếm 27,2% tổng lượng khí thải trên thế giới, là nước phát thải lớn nhất cho đến nay. Năm 2020 chứng kiến lượng khí thải giảm 7% trên toàn thế giới do đại dịch Covid-19, đồng thời kinh tế và du lịch giảm. Trung Quốc cũng giảm 1,4% lượng khí thải. Trước đó, nước này đã giảm 47% lượng khí thải CO2 trên một đơn vị GDP từ năm 2005 đến năm 2017, đạt mục tiêu giảm 45% trước thời hạn vào năm 2020.

Để đáp ứng được cam kết, Trung Quốc sẽ cần sự chuyển đổi rất lớn hướng tới phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ carbon thấp hoặc không có carbon, cũng như nâng cấp các ngành công nghiệp truyền thống lên công nghệ cao trong 10 năm. Do lưu vực sông Dương Tử chiếm gần một nửa tổng nền kinh tế của quốc gia, nên sự phát triển xanh hoặc không có carbon dọc theo lưu vực sẽ có những đóng góp quyết định trong việc đáp ứng mục tiêu quốc gia. Nói một cách dễ hiểu, bảo vệ sông Dương Tử không chỉ có nghĩa là giữ cho môi trường trong sạch mà còn góp phần tạo ra một con đường mới trong sự phát triển bền vững của Trung Quốc trong các thế hệ tương lai.

Đẩy mạnh bảo tồn sông Dương Tử và ngăn chặn sự phát triển quá mức của nó không có nghĩa là làm chậm lại sự phát triển. Ngược lại, 5 năm qua đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng chất lượng cao hơn dọc theo lưu vực sông Dương Tử. Năm 2020, tổng GDP của 11 tỉnh và thành phố dọc theo lưu vực đạt 47,16 nghìn tỷ nhân dân tệ, chiếm 46,4% tổng GDP của cả nước, so với 42,3% năm 2015. Riêng khu vực đồng bằng sông Dương Tử (Thượng Hải, Giang Tô, Chiết Giang và An Huy) đã chiếm 24%. Lưu vực này chiếm hơn 50% tổng số toàn quốc về công nghệ thông tin - viễn thông, hàng hóa sản xuất cao cấp, vật liệu mới và công nghệ sinh học. Vành đai kinh tế sông Dương Tử cũng tự hào có tám khu thương mại tự do và năm trong số 10 khu phát triển kinh tế quốc gia hàng đầu.

Ước tính, thông qua việc bảo vệ tuyệt vời và phát triển nâng cấp, lưu vực sông Dương Tử sẽ chiếm hơn một nửa nền kinh tế Trung Quốc vào năm 2025, hoặc muộn nhất là vào năm 2030.

Lập pháp

Chất vấn và hỏi - đáp, giống hay khác?
Quốc tế

Chất vấn và hỏi - đáp, giống hay khác?

Cùng là thủ tục mà ở đó các nghị sĩ hỏi và các bộ trưởng hoặc Thủ tướng Chính phủ trả lời nhưng ở một số nước đó là phiên chất vấn, ở một số nước khác lại là phiên hỏi - đáp. Vậy hai thủ tục này thực chất chỉ là một hay khác nhau, và nếu khác thì khác ở điểm nào?

Thực tế mới và cập nhật luật pháp
Lập pháp

Thực tế mới và cập nhật luật pháp

Những thay đổi đối với các quy tắc sở hữu trí tuệ không chỉ vì mục tiêu hài hòa hóa các quy tắc sở hữu toàn cầu mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo hộ quốc tế và khu vực. Ngoài việc tăng cường thương mại quốc tế, các thay đổi này còn buộc pháp luật về sở hữu trí tuệ phải điều chỉnh và cập nhật phù hợp với thời đại mới.
Nhìn từ một số quốc gia
Lập pháp

Nhìn từ một số quốc gia

Cập nhật và hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ luôn là quan tâm hàng đầu của nhiều nước trong thời đại Cách mạng Công nghệ 4.0. Bởi đây là một trong những yếu tố thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, giúp phát triển quốc gia và tăng cường năng lực cạnh tranh toàn cầu...
Toàn cầu hóa và sự phát triển các quy tắc sở hữu trí tuệ xuyên quốc gia
Lập pháp

Toàn cầu hóa và sự phát triển các quy tắc sở hữu trí tuệ xuyên quốc gia

Sở hữu trí tuệ là một lĩnh vực của hệ thống pháp luật quy định việc sử dụng tài sản trí tuệ. Tuy nhiên, cùng với quá trình toàn cầu hóa, thế giới đã có những biến đổi đáng kể trong nửa thế kỷ qua, đòi hỏi các quy tắc sở hữu trí tuệ trong hệ thống này cũng phải thích ứng và thay đổi theo.
Nam Phi: Minh bạch lương giữa lãnh đạo và người lao động
Lập pháp

Nam Phi: Minh bạch lương giữa lãnh đạo và người lao động

Nội các của Tổng thống Cyril Ramaphosa đã thông qua dự luật sửa đổi Luật Công ty năm 2021 để lấy ý kiến vào ngày 1.10 trước khi được gửi tới Quốc hội xem xét. Như vậy là, kể từ lần đầu tiên được đưa ra năm 2018, dự luật đề xuất những thay đổi đáng kể đối với Luật Công ty Nam Phi, đặc biệt là vấn đề trả lương cho lãnh đạo và người lao động.
Đa dạng mô hình Tổng Thư ký
Lập pháp

Đa dạng mô hình Tổng Thư ký

Trong hầu hết các mô hình hành chính nghị viện dù là đơn viện hay lưỡng viện, Tổng Thư ký cho mỗi viện đều là đại diện cao nhất của cơ quan hành chính và chịu trách nhiệm trước các quan chức chính trị cao nhất của nghị viện.
Những điều chỉnh cần thiết
Lập pháp

Những điều chỉnh cần thiết

LTS: Gần đây, Viện Luật Quốc tế và So sánh của Anh đã đưa ra cảnh báo về “nguy cơ bùng nổ các vụ kiện tụng cho hệ thống giải quyết tranh chấp quốc tế” do những vấn đề phát sinh từ đại dịch Covid-19, gây ra những thách thức lớn đối với các tòa án trên thế giới. Tương tự, theo thừa nhận gần đây của Tòa án Nhân dân Cấp cao Tứ Xuyên (Sichuan High People’s Court), những thách thức không chỉ là việc gia tăng đáng kể số vụ án mà còn làm tăng tính phức tạp trong tranh tụng cả do suy thoái kinh tế và các biện pháp được áp dụng để ngăn chặn đại dịch; do đó, cần có hướng dẫn bổ sung của các tòa án cấp cao hơn về những vấn đề mới nảy sinh này. Trước tình hình đó, các tòa án Trung Quốc đã nhanh chóng ban hành các quy tắc hỗ trợ xét xử tư pháp đối với tranh chấp dân sự hoặc thương mại phát sinh liên quan đến đại dịch Covid-19, có thể được coi là những kinh nghiệm quốc tế quan trọng để các quốc gia khác tham khảo.
Điều chỉnh đối với từng loại hình hợp đồng cụ thể
Lập pháp

Điều chỉnh đối với từng loại hình hợp đồng cụ thể

Hai văn bản pháp lý quan trọng của TANDTC Trung Quốc liên quan đến pháp luật về hợp đồng là Hướng dẫn số 1 và Hướng dẫn số 2 về Covid-19 đã đưa ra quy tắc đặc biệt về việc kiểm tra khả năng thực hiện hợp đồng cho các loại hình hợp đồng cụ thể, bao gồm hợp đồng mua bán, cho thuê, khách sạn, dịch vụ cá nhân và xây dựng.
Quyền pháp lý của các dòng sông: ​​​​​​​Xu thế của thế giới?
Lập pháp

Quyền pháp lý của các dòng sông: ​​​​​​​Xu thế của thế giới?

​​​​​​​Ngày 30.1.2019, Tòa án Tối cao của Bangladesh đã công nhận sông Turag như là một thực thể sống có quyền hợp pháp, đồng thời rằng điều tương tự sẽ áp dụng cho tất cả các con sông ở Bangladesh. Quyết định trên là ví dụ mới nhất về xu hướng tôn trọng các quyền của thiên nhiên, mà cụ thể là các dòng sông, ở nhiều khu vực pháp lý khác nhau trên thế giới.
Hướng tới mô hình “tòa án thông minh” đầu tiên trên thế giới
Lập pháp

Hướng tới mô hình “tòa án thông minh” đầu tiên trên thế giới

Tại kỳ họp lần thứ 4 Quốc hội Khóa XIII vừa diễn ra, các nhà lập pháp Trung Quốc đã thông qua Kế hoạch 5 năm lần thứ 14, giai đoạn 2021 - 2025 trong đó có mong muốn đưa Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới vận hành mô hình "tòa án thông minh" với một hệ thống tư pháp tích hợp trí tuệ nhân tạo.
Hiệu quả, minh bạch và thuận tiện hơn
Lập pháp

Hiệu quả, minh bạch và thuận tiện hơn

Qua kinh nghiệm của Trung Quốc, có thể thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của Tòa án mang lại rất nhiều lợi ích, như: Nâng cao khả năng tiếp cận công lý, giảm các thủ tục và chi phí không cần thiết cho các đương sự, đặc biệt là những đương sự ở các khu vực xa trung tâm hay khu vực nông thôn; hỗ trợ thẩm phán, bất kể ở khu vực địa lý nào, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn hiệu quả hơn; hỗ trợ bộ phận quản lý hành chính Tòa án thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được dễ dàng hơn.
Australia: Đòi lại công bằng cho các hãng truyền thông
Lập pháp

Australia: Đòi lại công bằng cho các hãng truyền thông

Vừa qua, Quốc hội Australia đã chính thức thông qua Dự luật Đàm phán truyền thông, buộc các nền tảng số toàn cầu trả tiền nếu muốn hiển thị nội dung tin tức của nước này. Văn bản pháp lý trên từng gây ra cuộc chiến căng thẳng giữa xứ sở kangaroo và ông lớn Facebook, sẽ là luật tiên phong về vấn đề này trên thế giới, là cơ sở để các nước hoạch định các luật tương tự. Nó đưa Australia trở thành quốc gia đầu tiên mà "trọng tài Chính phủ" sẽ đặt ra mức phí mà các gã khổng lồ công nghệ phải trả nếu quá trình đàm phán với các công ty truyền thông thất bại.
Mỹ: Mọi thứ đều có khuôn khổ
Lập pháp

Mỹ: Mọi thứ đều có khuôn khổ

Mặc dù quê hương của những mạng xã hội nổi tiếng bậc nhất thế giới như Google, Facebook hay Twitter… là nước Mỹ, nhưng không phải các nền tảng công nghệ trên “muốn làm gì thì làm”. Bởi hoạt động của họ phải tuân theo rất nhiều quy định pháp luật mà các nhà lập pháp xứ sở cờ hoa đưa ra nhằm bảo đảm sự phát triển lành mạnh của môi trường ảo có khả năng kết nối không giới hạn này, nhất là việc bảo vệ quyền riêng tư của người dùng và nỗ lực thay đổi Điều 230 trong Luật về Chuẩn mực truyền thông của Mỹ, vốn bảo vệ các mạng xã hội khỏi những vụ kiện về nội dung.
Kiểm soát nền tảng truyền thông xã hội: Không thể lơ là
Lập pháp

Kiểm soát nền tảng truyền thông xã hội: Không thể lơ là

Cuộc tranh cãi giữa Chính phủ Australia và mạng xã hội đình đám Facebook xung quanh vấn đề phí tin tức đang làm nổi lên chủ đề làm thế nào để các quốc gia kiểm soát tin tức của mình trên các mạng truyền thông xã hội khi mà số người dùng rất lớn, có sự kết nối với nhau vô cùng mạnh mẽ và tạo ra quyền lực chưa từng có cho những nền tảng này. Việc bảo vệ lợi ích của người dùng cũng như tránh những tác động tiêu cực từ các mạng xã hội là nhiệm vụ mà các nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới luôn chú trọng.
Chặt chẽ để bảo vệ quyền riêng tư
Lập pháp

Chặt chẽ để bảo vệ quyền riêng tư

Trong bối cảnh hoạt động kinh tế - xã hội đang ngày càng được thực hiện nhiều trên môi trường mạng, tầm quan trọng của việc bảo vệ dữ liệu và sự riêng tư càng được công nhận. Theo UNCTAD (Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển), hiện có khoảng 128/192 quốc gia trên toàn thế giới đã và đang đưa vấn đề trên vào hệ thống luật pháp của mình.
Thụy Sỹ: Đáp ứng bảo vệ dữ liệu theo tiêu chuẩn quốc tế
Lập pháp

Thụy Sỹ: Đáp ứng bảo vệ dữ liệu theo tiêu chuẩn quốc tế

Ở Thụy Sỹ, Luật Bảo vệ dữ liệu liên bang là cơ sở pháp lý chính điều chỉnh việc bảo vệ dữ liệu cá nhân. Mới đây nhất, ngày 25.9.2020, dự thảo sửa đổi luật này đã được hai viện của Quốc hội thông qua, kết thúc quá trình cân nhắc 3 năm, bắt đầu vào tháng 9.2017 khi dự thảo lần đầu tiên được trình. Tuy nhiên, luật mới sẽ còn phải qua trưng cầu dân ý và Hội đồng Liên bang vẫn chưa xác định ngày bắt đầu có hiệu lực, nhưng dự đoán sớm nhất vào năm 2022.
Singapore: Luật mới để đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn
Lập pháp

Singapore: Luật mới để đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn

Ngày 2.11.2020, Quốc hội Singapore đã thông qua dự thảo sửa đổi Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân và Luật Kiểm soát thư rác. Đây là động thái mới nhất của đảo quốc sư tử trong việc cập nhật, hoàn thiện hệ thống pháp lý liên quan đến tăng cường bảo đảm quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu cá nhân của công dân.
Hệ thống bầu cử theo cử tri đoàn
Lập pháp

Hệ thống bầu cử theo cử tri đoàn

Nếu là công dân Mỹ từ 18 tuổi trở lên, bạn có thể nghĩ mình có quyền bỏ phiếu cho các ứng cử viên tổng thống tại cuộc bầu cử quốc gia. Điều này chỉ đúng một phần bởi khi cử tri tham gia bầu cử phổ thông, họ thực chất chọn ra một nhóm các đại cử tri. Sau đó các đại cử tri này mới dùng các lá phiếu của mình để quyết định xem ai sẽ trở thành Tổng thống của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.