Hợp đồng lao động (việc làm)
Liên quan đến hợp đồng lao động, hướng dẫn của TANDTC đưa ra các biện pháp bảo vệ đặc biệt dành cho người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch hoặc các biện pháp được áp dụng để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Theo đó, người sử dụng lao động nói chung không được phép sa thải một nhân viên theo các Điều 26, 39 hoặc 40 của Luật Hợp đồng Lao động, khi nhân viên phải nghỉ việc do biện pháp cách ly bắt buộc theo yêu cầu của cơ sở y tế hoặc của Chính phủ; hoặc trong trường hợp người lao động không đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động về việc trở lại làm việc vào một ngày sớm hơn so mốc thời gian được yêu cầu bởi chính phủ. Quyết định sa thải chỉ được tính là chính đáng trong trường hợp nhân viên có hành vi sai trái nghiêm trọng do vi phạm các biện pháp của chính phủ nhằm ngăn chặn dịch bệnh (các biện pháp phòng, chống dịch của chính phủ), chẳng hạn như trường hợp nhân viên bị truy tố và chịu trách nhiệm theo luật hình sự vì vi phạm các biện pháp đó. Người sử dụng lao động cũng có thể yêu cầu cắt giảm hoặc từ chối các khoản bồi thường tài chính phải trả theo Luật Hợp đồng Lao động nếu gặp khó khăn về tài chính do hậu quả của đại dịch hoặc các biện pháp phòng, chống dịch của Chính phủ. Ngoài ra, còn có các điều khoản bảo đảm việc trả lương và nghỉ phép của nhân viên, cũng như cho phép các hợp đồng lao động được ký kết hoặc gia hạn bằng phương thức điện tử trong thời gian diễn ra dịch bệnh.
Hợp đồng mua bán
TANDTC đã nêu rõ trong Hướng dẫn số 2 rằng: Việc trì hoãn, tạm thời không thể thực hiện hoặc bất trắc trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán do đại dịch hoặc các biện pháp phòng, chống dịch của Chính phủ không cho phép chấm dứt hợp đồng trừ khi làm rõ được mục đích của hợp đồng không thể thực hiện được. Việc kiểm tra “mục đích hợp đồng” áp dụng cả trong trường hợp đại dịch hoặc các biện pháp phòng, chống dịch của Chính phủ được coi là “sự kiện bất khả kháng” hoặc “sự thay đổi hoàn cảnh khách quan”. Trong trường hợp đó, tòa án, theo yêu cầu của một bên, có thể điều chỉnh giá hợp đồng hoặc thời gian thực hiện tùy theo hoàn cảnh cụ thể của nguyên tắc công bằng nhưng không được chấm dứt hợp đồng. Các trường hợp không thể thực hiện được hợp đồng, chẳng hạn như không thể giao hàng hoặc không thể thanh toán một khoản vay bảo đảm cần thiết… cần được xem xét theo thời hạn và tác động của các biện pháp phòng, chống dịch của Chính phủ; trách nhiệm bồi thường do thanh toán chậm thường không được miễn trừ, trừ khi ngân hàng không thể thanh toán đúng hạn do các yếu tố liên quan đến đại dịch hoặc các biện pháp phòng, chống dịch của Chính phủ bắt buộc. Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng được thiết lập trong và sau thời gian diễn ra đại dịch.
Một số quy tắc đặc biệt được áp dụng trong hai trường hợp sau. Thứ nhất: Với hợp đồng mua bán vật tư phòng dịch, chẳng hạn như khẩu trang, đồ bảo hộ, chất khử trùng… người mua có thể chấm dứt hợp đồng nếu nhà cung cấp đơn phương tăng giá hợp đồng mà không có căn cứ pháp lý. Trong trường hợp nhà cung cấp bán lại, vi phạm hợp đồng hiện có, cung cấp cho bên thứ ba với giá cao hơn, người mua có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại về lợi nhuận của việc bán lại. Thứ hai: Với hợp đồng mua bán tiêu dùng, người tiêu dùng có thể hủy bỏ hợp đồng với lý do người bán hàng “lợi dụng tình cảnh khốn cùng của người khác” đẩy giá không hợp lý đối với các vật tư hoặc nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu của người dân trong đại dịch. Trong trường hợp hàng hóa mua trực tuyến không được vận chuyển đúng thời gian quy định trong hợp đồng, người tiêu dùng cũng có thể chấm dứt hợp đồng.
Hợp đồng cho thuê
Một số nguyên tắc hữu ích có thể được trích xuất từ các văn bản tư pháp, đặc biệt là các nguyên tắc do Tòa án Dân sự số 1 thuộc Tòa án Nhân dân Cấp cao Tứ Xuyên ban hành. Thứ nhất, áp dụng nguyên tắc cho phép miễn trừ trách nhiệm pháp lý và chấm dứt hợp đồng trong trường hợp hợp đồng thuê không thể được thực hiện do hậu quả của đại dịch hoặc các biện pháp phòng, chống dịch của Chính phủ. Điều này có thể xảy ra trong trường hợp như bên cho thuê không thể giao tài sản vì lý do liên quan đến dịch bệnh, chẳng hạn như bên cho thuê là nhân viên y tế tuyến đầu, đối tượng đang phải áp dụng biện pháp cách ly hoặc đang trong giai đoạn giãn cách xã hội. Chấm dứt hợp đồng cũng có thể được áp dụng khi hợp đồng cho thuê được thực hiện cụ thể cho một cuộc triển lãm, hội nghị, hội chợ đền thờ… và sự kiện đó bị hủy bỏ do đại dịch hoặc các biện pháp phòng, chống dịch của Chính phủ.
Thứ hai, dựa trên việc kiểm tra “mục đích hợp đồng”, có thể phân biệt giữa hai loại hợp đồng thuê: Hợp đồng thuê ngắn hạn thường có các mục đích cụ thể để hoàn thành trong một khung thời gian cố định và do đó có nhiều nguy cơ bị chấm dứt vì lý do dịch bệnh; trong khi việc chấm dứt hợp đồng thuê dài hạn khó được biện minh hơn do trở ngại chỉ mang tính tạm thời và khả năng thực hiện hợp đồng khi đại dịch kết thúc cao hơn.
Thứ ba, có thể rút ra một sự khác biệt rõ ràng hơn đối với nguyên tắc cho phép điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi: Khi tài sản cho thuê được sử dụng cho mục đích kinh doanh và việc kinh doanh bị ảnh hưởng đáng kể bởi đại dịch hoặc các biện pháp phòng, chống dịch của Chính phủ, thì nhiều khả năng có thể sửa đổi hợp đồng. Trong khi đó, việc sửa đổi hợp đồng về nguyên tắc là không thể áp dụng khi tài sản cho thuê được bên thuê sử dụng làm chỗ ở chứ không phải để kinh doanh. Ngoài ra, trong trường hợp bên thuê là một doanh nghiệp nhỏ hoặc cá thể kinh doanh bất động sản, thì bên thuê có thể yêu cầu giảm chi phí thuê nếu bên cho thuê là doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan công lập; ngay cả với các bên cho thuê khác, bên thuê cũng có thể có cơ hội tốt yêu cầu sửa đổi hợp đồng hoặc điều chỉnh chi phí.
Hợp đồng khách sạn
Hợp đồng khách sạn bao gồm các hợp đồng cung cấp chỗ ở, đi lại, ăn uống và các dịch vụ liên quan bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng bởi đại dịch và các biện pháp phòng, chống dịch của chính phủ. Do đó, cần phải tính đến tác động của những sự việc được coi là bất khả kháng đối với việc thực hiện hợp đồng. Đồng thuận với quan điểm này là xu hướng cho phép người tiêu dùng có thể chấm dứt hợp đồng khi việc thực hiện hợp đồng bị coi là không công bằng. Cũng có những điều khoản được áp dụng, quy định hợp đồng vận chuyển người hoặc hàng hóa có thể bị chấm dứt trong trường hợp không thể thực hiện được hoạt động vận chuyển trong thời gian quy định của hợp đồng. Tuy nhiên, nguyên tắc chung được TANDTC hay dùng là: Việc chấm dứt hợp đồng chỉ được tính là chính đáng khi không thể thực hiện được mục đích của hợp đồng. Ngoài ra, trong một số phán quyết của Tòa án Nhân dân cấp cao cho thấy, hợp đồng cung cấp đào tạo ngoại tuyến có thể bị chấm dứt khi việc điều chỉnh đối với đào tạo trực tuyến hoặc kéo dài thời gian thực hiện là không phù hợp hoặc không hoàn thành mục đích của hợp đồng. Trường hợp hợp đồng bị chấm dứt hoặc bị hủy bỏ vì những lý do bất khả kháng kể trên, khoản thanh toán trước, tiền đặt cọc hoặc giá đã thanh toán theo hợp đồng có thể được hoàn trả.
Hợp đồng cho vay
Do sự chênh lệch về tiềm lực tài chính giữa người cho vay và người đi vay, các tòa án thường xử lý hai đối tượng này theo những cách khác nhau. Một tổ chức tài chính thường không được phép đẩy nhanh các khoản vay hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng, ngay cả khi người đi vay không trả nợ đầy đủ hoặc đúng hạn. Các tòa án khuyến khích các bên thương lượng lại và điều chỉnh hợp đồng, chẳng hạn như gia hạn thời gian trả nợ, gia hạn khoản vay và sắp xếp lại việc trả nợ theo từng đợt. Nguyên tắc này chủ yếu dựa vào chính sách bảo hộ đặc biệt cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ hoặc nhỏ vay vốn. Ngược lại, về nguyên tắc người đi vay có nghĩa vụ hoàn trả khoản vay và phải trả lãi suất, anh ta có thể chấm dứt hợp đồng trước hạn bằng cách hoàn trả toàn bộ khoản vay và yêu cầu giảm bớt trách nhiệm của mình dựa trên các chính sách có lợi cụ thể được thực hiện trong thời kỳ đại dịch hoặc trên cơ sở nguyên tắc cho phép điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi.