Những vấn đề "nóng" trong giáo dục tuần qua

Siết chặt quy định dạy thêm, học thêm, bỏ thi tuyển vào lớp 6, thưởng tết cho giáo viên, dự kiến bỏ xét tuyển sớm... là vấn đề giáo dục được quan tâm nhất tuần qua.

Tuần qua, giáo dục tiếp tục nóng khi các cuộc tranh luận về các Thông tư 29, Thông tư 30 diễn ra giữa phụ huynh, nhà trường và rộng khắp toàn xã hội.

Thông tư 29 phân biệt giữa dạy thêm và hoạt động bổ trợ kiến thức tại trường học

Đối với Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT quy định về dạy thêm, học thêm, Báo Đại biểu Nhân dân có bài viết "Thông tư 29 giúp phân biệt giữa dạy thêm và hoạt động bổ trợ kiến thức tại trường học"

Trong bài viết này, các chuyên gia cho rằng, Thông tư 29 sẽ giúp phân biệt giữa dạy thêm và hoạt động bổ trợ kiến thức tại trường học. Điều này quan trọng trong thực tế hiện nay, khi ranh giới giữa hai hoạt động này mập mờ, khiến không ít nhà trường, tổ chức giáo dục không thực sự làm tốt vai trò, sứ mệnh giáo dục của mình, khiến việc lạm dụng dạy thêm xảy ra.

Các bất cập, tiêu cực về dạy thêm học thêm thời gian dài vừa qua là do các quy định chưa chặt chẽ, khâu kiểm tra còn lỏng lẻo và những người có liên quan đã không làm đúng các quy định; nhận thức của học sinh, phụ huynh chưa đúng cũng như chưa làm tốt các khâu kiểm tra, đánh giá và thi cử.

Thông tư 29 ra đời để khắc phục hạn chế và làm chặt chẽ hơn những quy định về học thêm, dạy thêm.

Cùng với đó, giảm thiểu bất bình đẳng thúc đẩy việc học thêm phải dựa trên nhu cầu thực của người học, và khả năng đáp ứng của đơn vị cung cấp dịch vụ. Từ đó nâng cao vai trò của gia đình, phụ huynh, của chính người học, mang tính quyết định khi lựa chọn dịch vụ dạy thêm.

19112023183708-4.png
Thông tư 29 ra đời để khắc phục hạn chế và làm chặt chẽ hơn những quy định về học thêm, dạy thêm

Trước sự quan tâm chặt chẽ của xã hội, Bộ GD-ĐT đã có phản hồi về vấn đề dạy thêm, học thêm của Thông tư 29, qua bài viết "Bộ GD-ĐT: "Siết" dạy thêm, học thêm để học sinh có thời gian vui chơi, tập luyện thể thao..."

Theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, hạn chế 3 đối tượng dạy thêm, học thêm trong nhà trường hướng tới các trường không có học thêm, dạy thêm. Thay vào đó, sau giờ học các môn học theo chương trình, các em có thời gian, không gian để tham gia các hoạt động vui chơi, tập luyện thể thao, luyện vẽ, âm nhạc…

Vụ trưởng PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, điểm mới trong Thông tư lần này là Bộ GD-ĐT quy định 3 đối tượng dạy thêm, học thêm trong trường nhưng không được thu tiền của học sinh gồm: học sinh có kết quả học tập môn học ở mức chưa đạt, học sinh được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh ôn thi tốt nghiệp, ôn thi tuyển sinh.

vie-3991.jpg
"Siết" dạy thêm, học thêm để học sinh có thời gian vui chơi, tập luyện thể thao...

Nguyên nhân là do với chương trình đó, đội ngũ đó nhưng vẫn còn có học sinh chưa đạt thì nhà trường phải có trách nhiệm dạy thêm hay còn gọi là phụ đạo kiến thức. Thứ hai là dạy thêm cho đối tượng học sinh được lựa chọn bồi dưỡng học sinh giỏi. Số này không nhiều và không phải một học sinh được lựa chọn ở tất cả các môn học cũng thuộc trách nhiệm của nhà trường. Thứ ba là học sinh lớp 9, lớp 12 ôn thi chuyển cấp, thi tốt nghiệp được học thêm trong trường học.

Tuy nhiên, việc tổ chức ôn thi cho học sinh cuối cấp phải nằm trong kế hoạch giáo dục của nhà trường, do nhà trường chủ động quyết định, sắp xếp, bố trí và không được thu tiền của học sinh.

Thông tư mới quy định một số nội dung quan trọng, đó là: tổ chức cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm có thu tiền của học sinh phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; giáo viên đang dạy học tại các trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền đối với học sinh của mình trên lớp…

"Quy định đó nhằm đảm bảo quyền lợi cho học sinh, tránh việc giáo viên “kéo” học sinh trên lớp ra ngoài để dạy thêm." PGS.TS Nguyễn Xuân Thành khẳng định.

Thông tư 30 quy định mới về tuyển sinh THCS và THPT

Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư số 30/TT-BGDĐT về ban hành Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT.

Theo đó, môn tự chọn tại kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập sẽ do Sở GD-ĐT tạo lựa chọn. Đồng thời môn thi này không lặp lại ba năm liên tiếp.

Trong khi đó với tuyển sinh THCS, các trường chỉ dùng phương thức xét tuyển.Tiêu chí xét tuyển do Sở GD-ĐT hướng dẫn cụ thể bảo đảm thực hiện việc xét tuyển công bằng, khách quan, minh bạch, phù hợp với Luật tổ chức chính quyền địa phương, phân cấp quản lí và Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhằm giảm áp lực cho học sinh, cha mẹ học sinh và cơ sở giáo dục.

lou-3562.jpg
Môn tự chọn kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập sẽ do Sở GD-ĐT tạo lựa chọn, đồng thời môn thi này không lặp lại ba năm liên tiếp.

Bài viết "Bỏ thi tuyển lớp 6: Phụ huynh lo "không công bằng", nhà trường lo "khó đánh giá năng lực học sinh"của Báo Đại biểu Nhân dân đã phần nào phản ánh được sự lo lắng của phụ huynh và loay hoay của nhà trường đối với việc xét tuyển vào lớp 6.

Nhiều phụ huynh băn khoăn, trường chất lượng cao luôn nhận được lượng hồ sơ đăng ký cao hơn chỉ tiêu tuyển sinh. Nếu không cho thi tuyển, đâu là tiêu chí để các trường lựa chọn giữa hàng ngàn học bạ toàn điểm 9, điểm 10.

Bên cạnh đó, điểm học bạ chưa thể đã đánh giá đúng năng lực của học sinh. Nếu áp dụng phương thức xét tuyển thì áp lực đó không hề giảm đi, bởi ngoài việc học, các em còn phải tham gia nhiều cuộc thi từ văn hóa đến văn nghệ, thể thao với mục đích lấy điểm ưu tiên, làm đẹp học bạ.

“Hiện nay có vô vàn học bạ đạt điểm tuyệt đối, đạt thành tích cao ở các cuộc thi. Nhưng liệu có trường nào khi xét tuyển làm khảo sát và kiểm tra lại tất cả giải thưởng để xác minh tính chân thực?

z5426253780859-a23ae19bd8038af61c42bad0966c5ea4.jpg
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép các trường thực hiện đánh giá năng lực học sinh khi tuyển sinh lớp 6

Các phụ huynh này bày tỏ nguyện vọng vẫn là tổ chức kỳ thi tuyển sinh, để các con được cạnh tranh công bằng. Cơ hội chia đều cho tất cả thí sinh chứ không chỉ tập trung vào một số đối tượng cụ thể.

Về nhà trường, đa phần đều đợi hướng dẫn của Sở GD-ĐT, tuy nhiên họ lo lắng rằng nếu chỉ xét tuyển tiêu chí học bạ, nhưng số lượng thí sinh vượt quá rất nhiều chỉ tiêu của nhà trường và các con có cùng mức học bạ như nhau, khi đó, các trường buộc phải bổ sung thêm tiêu chí như giải thưởng hay huy chương. Nhưng những tiêu chí này đôi khi không phản ánh đúng thực lực học sinh.

Có thi tuyển thì phải có ôn luyện, đổi lại nếu xét tuyển thì phụ huynh cũng phải lo lắng chuẩn bị hồ sơ, học bạ đẹp cho con ngay từ lớp 1. Không những vậy còn phải quan tâm thêm rất nhiều tiêu chí phụ, ví dụ tham dự các cuộc thi văn hóa như Violympic, Trạng nguyên... Hoặc những cuộc thi do các tổ chức không chính thống tạo ra mà không có giá trị để cho vào hồ sơ học sinh.

Ngay trong ngày 10.1 Bộ GD-ĐT đã có hướng dẫn về thực hiện Thông tư 30. Theo đó "Bộ GD-ĐT cho phép các trường thực hiện đánh giá năng lực học sinh khi tuyển sinh lớp 6".

Cụ thể, Bộ GD-ĐT yêu cầu các Sở GD-ĐT triển khai thực hiện kịp thời, khẩn trương xây dựng và công bố nguyên tắc, tiêu chí xét tuyển vào lớp 6 THCS phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để học sinh, cha mẹ học sinh, giáo viên và các nhà trường hiểu rõ, chủ động trong công tác tuyển sinh.

Đối với các trường có số học sinh đăng kí vào học vượt quá chỉ tiêu nhà trường được giao, Sở GD-ĐT hướng dẫn các nhà trường thực hiện đánh giá năng lực học sinh theo các hình thức (đã được quy định trong quy chế đánh giá học sinh) như: hỏi-đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm,... bảo đảm việc tuyển sinh được thực hiện công bằng, công khai, minh bạch, phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Nghị định 73: Giáo viên phấn khởi vì mức thưởng tết cao

Tết Nguyên Đán 2025 là năm đầu tiên cán bộ, nhà giáo được hưởng mức thưởng từ ngân sách theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP (Nghị định 73). Các thầy cô đều vui mừng, phấn khởi vì có thêm tiền trang trải dịp Tết, tạo động lực để tiếp tục phấn đấu trong năm học tới.

Theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1.7.2024, chế độ tiền thưởng thực hiện trên cơ sở thành tích công tác đột xuất và kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của từng người hưởng lương trong cơ quan, đơn vị.

bang-luong-giao-vien.jpg
Năm nay giáo viên được thưởng tết từ 2-7 triệu đồng

Quỹ tiền thưởng hằng năm nằm ngoài quỹ khen thưởng theo quy định của luật Thi đua, khen thưởng, được xác định bằng 10% tổng quỹ tiền lương (không bao gồm phụ cấp) theo chức vụ, chức danh, ngạch, bậc và cấp bậc quân hàm của các đối tượng trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.

Đây là một tín hiệu đáng mừng bởi lần đầu tiên các nhà giáo, công nhân viên các trường công lập được hưởng mức thưởng này từ ngân sách. Đến nay, nhiều trường học trên toàn quốc đã chi trả xong tiền thưởng theo Nghị định 73.

Theo chia sẻ của nhiều hiệu trưởng trên cả nước, mức thưởng theo Nghị định 73 dao động từ 2-7 triệu đồng, tuỳ theo xếp loại đánh giá hoàn thành nhiệm vụ.

Các nhà giáo đều rất vui mừng và phấn khởi vì đây là một sự công nhận của nhà nước đối với nỗ lực mà các thầy cô đã bỏ ra, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục trong nhiều năm qua. Thầy, cô cho rằng, Nghị định 73 mang ý nghĩa rất nhân văn đối với nhà giáo, tạo động lực vững tâm làm nghề.

Tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên thuộc diện được thưởng theo Nghị định 73 nhưng có nguy cơ "mất" thưởng.

Vấn đề xuất phát từ việc ngày 10.12.2024, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết 46/2024/NQ-HĐND quy định chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách Nhà nước đảm bảo chi thường xuyên.

Theo đó, các đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên sẽ không được cấp quỹ tiền thưởng; trong khi các đơn vị sự nghiệp công chưa tự bảo đảm chi thường xuyên vẫn sẽ được cấp quỹ tiền thưởng.

Bất cập nảy sinh với những giáo viên làm việc tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục đang thực hiện thí điểm đặt hàng dịch vụ giáo dục từ năm học 2023-2024 và bị phân loại thành đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên.

vt-tran-the-cuong-3029-08015285.jpg
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương khẳng định bảo đảm quyền lợi cho giáo viên không bị mất thưởng Tết

Hơn 500 giáo viên ở Hà Nội đã gửi đơn thư tới lãnh đạo thành phố xem xét việc này. Các giáo viên cho rằng, đây là điều bất cập, bởi giáo viên công tác trong các trường chưa thực hiện thí điểm sẽ được hưởng chế độ thu nhập tăng thêm trong khi giáo viên của các đơn vị thực hiện thí điểm lại không được hưởng.

Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội khẳng định tại cuộc gặp mặt báo chí ngày 6.1, Sở đã nắm bắt được thông tin và ngay lập tức đã có văn bản gửi lãnh đạo thành phố Hà Nội, đề xuất phương án xử lý nhằm bảo đảm quyền lợi cho giáo viên không bị mất thưởng Tết.

Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT, mặc dù số tiền thưởng không nhiều, chỉ khoảng 3-4 triệu đồng/người nhưng đó là sự động viên khích lệ kịp thời đối với đội ngũ cán bộ giáo viên Thủ đô.

Bộ GD-ĐT dự kiến bỏ phương thức xét tuyển đại học sớm

Bộ GD-ĐT dự kiến có thể bỏ xét tuyển sớm. Chỉ tiêu cho xét tuyển sớm sẽ chỉ dành cho những học sinh có thành tích vượt trội, xuất sắc, có các giải thưởng quan trọng trong nước và quốc tế. Còn lại đa số thí sinh đều tham gia vào đợt xét tuyển chung theo kế hoạch chung của Bộ GD-ĐT.

Trả lời phỏng vấn của Báo Đại biểu Nhân dân, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ xét tuyển đại học sớm mang đến gánh nặng về nguồn lực đối với các nhà trường, đồng thời cũng là gánh nặng đối với thí sinh khi các em phải nộp hồ sơ rất vất vả ở nhiều trường khác nhau để tăng cơ hội, dù cơ hội đó vẫn được dành cho các em ngay trong đợt xét tuyển chung, khi được đặt số lượng nguyện vọng không giới hạn.

screenshot-2024-12-06-at-220406.png
Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến bỏ phương thức xét tuyển đại học sớm

PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ khẳng định, khái niệm xét tuyển sớm chỉ về mặt thời gian, so với mốc là kỳ thi tốt nghiệp THPT. Xét tuyển sớm hay xét tuyển theo kế hoạch chung (tức là sau khi thí sinh tốt nghiệp THPT) chỉ có một điểm khác biệt. Đó là nếu xét tuyển sớm, thí sinh không sử dụng được điểm thi tốt nghiệp, còn khi xét tuyển theo kế hoạch chung thì tất cả phương thức xét tuyển, tất cả dữ liệu mà các em đã có từ học bạ, điểm thi tốt nghiệp THPT, điểm thi từ các kỳ thi năng khiếu, kỳ thi độc lập của các trường, các chứng chỉ quốc tế,... đều được áp dụng.

Thực tế ở kỳ xét tuyển sớm, thí sinh được sử dụng ít phương thức xét tuyển hơn. Nếu không có xét tuyển sớm thì về mặt thời gian, thí sinh cũng vẫn phải đăng ký trong đợt xét tuyển chung. Như vậy để tránh cho các em phải đăng ký xét tuyển tới 2 lần, có lẽ quy chế sẽ không cần đến việc xét tuyển sớm.

Việc đăng ký xét tuyển đại học năm 2025 vẫn được thực hiện như mọi năm, thí sinh sẽ đăng ký nguyện vọng mà các em muốn dự tuyển lên hệ thống hỗ trợ xét tuyển chung sau khi thi tốt nghiệp THPT. Lúc này, trên hệ thống cơ sở dữ liệu của Bộ GD-ĐT đã có đầy đủ thông tin của các em để có thể xét tuyển ở tất cả phương thức.

Những trường hợp đặc biệt, có giải quốc tế, quốc gia, trường hợp được xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD-ĐT có thể ứng tuyển trước vào các trường. Tuy nhiên, tỷ lệ này sẽ rất nhỏ, dành cho những thí sinh tài năng.

Như vậy, đại đa số thí sinh không cần lo lắng đến việc ứng tuyển vội. Các em hãy tập trung cho kỳ thi tốt nghiệp THPT thật tốt, có kết quả thật xuất sắc thì chắc chắn các em sẽ có nhiều cơ hội để trúng tuyển vào nguyện vọng mà mình mong muốn nhất.

Năm 2025, Bộ GD-ĐT sẽ quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy, tiếp tục hoàn thiện thể chế

Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 diễn ra sáng 6.1.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, 2025 dù chưa phải năm khởi đầu kế hoạch 5 năm giai đoạn mới, nhưng với ngành Giáo dục lại là thời điểm khởi động nhiều việc lớn.

nth3707.jpg
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn

Đơn cử như triển khai Kết luận 91 của Bộ Chính trị và Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045; triển khai quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm và quy hoạch hệ thống trường chuyên biệt. Nếu Luật Nhà giáo được thông qua, năm 2025 cũng là năm bắt đầu triển khai thực thi luật này.

Cũng năm 2025, ngành Giáo dục bắt tay chuẩn bị triển khai Chương trình giáo dục mầm non mới theo Nghị quyết của Quốc hội; tổng kết và chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo của đổi mới giáo dục phổ thông theo Chương trình GDPT 2018; đồng thời, triển khai các chương trình, đề án, dự án lớn quy mô toàn ngành…

Bộ trưởng lưu ý một số công việc trọng tâm triển khai trong năm 2025. Trong đó có việc tận dụng cơ hội về mặt đầu tư từ các nguồn khác nhau; chuẩn bị tốt các đề án phát triển đơn vị theo các nghị quyết vùng; triển khai thực hiện tốt các quy hoạch; đặc biệt là triển khai thực hiện các nội dung liên quan đến tái cấu trúc, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.

Dừng hình thức thi IELTS trên giấy sau ngày 29.3

Ngày 7.1, Hội đồng Anh và IDP đồng loạt thông báo sẽ chuyển đổi sang hình thức thi trên máy tính, tức dừng thi IELTS trên giấy từ cuối tháng 3 năm nay.

Theo thông báo của Hội đồng Anh và IDP, kỳ thi IELTS ở Việt Nam sẽ chuyển sang thi trên máy tính hoàn toàn sau ngày 29.3, bỏ hình thức thi trên giấy. Hai kỳ thi IELTS trên giấy và IELTS trên máy tính đều có cùng định dạng bài thi, câu hỏi và cách thức chấm điểm như nhau.

gd.jpg
Sau 29.3, thí sinh phải làm bài thi IELTS trên máy tính

Những thí sinh đã đăng ký thi trên giấy sau ngày 29.3 sẽ được liên hệ để hướng dẫn các phương án thay thế như được chuyển đổi sang thi IELTS trên máy tính; được xếp lịch thi trên giấy trước hoặc trong ngày 29.3 hay nhận hoàn trả lệ phí thi.

Việc IELTS chuyển đổi sang hình thức thi trên máy tính nhằm mang lại trải nghiệm linh hoạt, tiện lợi và hiệu quả hơn cho thí sinh. Thay đổi này cho phép trả kết quả nhanh hơn, có nhiều ngày thi hơn và quy trình thi được tối ưu hóa, đồng thời vẫn đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt và tính công bằng mà IELTS luôn duy trì.

Giáo dục

Các ngành học sinh viên được miễn, giảm học phí
Giáo dục

Các ngành học sinh viên được miễn, giảm học phí

Theo quy định của Chính phủ, một số ngành học được miễn học phí khi đào tạo tại các trường Đại học. Chính sách miễn học phí này không chỉ giúp thu hút sinh viên mà còn khuyến khích và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp - "chìa khóa" mở cánh cửa thành công cho thế hệ trẻ
Giáo dục

Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp - "chìa khóa" mở cánh cửa thành công cho thế hệ trẻ

Định hướng nghề nghiệp và lựa chọn ngành học phù hợp là một trong những quyết định quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của học sinh. Nhằm hỗ trợ các em trong hành trình này, nhiều trường đại học, cao đẳng đã tổ chức chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp vào sáng ngày 11.1.2025 tại TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

Học sách Kết nối tri thức với cuộc sống nhưng đề thi lại vào bộ sách Cánh diều, hàng nghìn học sinh lớp 7 phải dừng thi
Giáo dục

Học sách Kết nối tri thức với cuộc sống nhưng đề thi lại vào bộ sách Cánh diều, hàng nghìn học sinh lớp 7 phải dừng thi

Ngày 10.1, hàng nghìn học sinh lớp 7 tại thành phố Thái Bình đã phải làm lại bài thi học kỳ môn toán do sự cố nhầm lẫn trong đề. Cụ thể trong đề thi toán, có một số kiến thức không phù hợp với chương trình sách giáo khoa mà các trường đang sử dụng.

Bỏ thi tuyển vào lớp 6: Có hướng dẫn tiêu chí riêng với trường có đông thí sinh đăng ký
Giáo dục

Bỏ thi tuyển vào lớp 6: Có hướng dẫn tiêu chí riêng với trường có đông thí sinh đăng ký

Trước lo ngại việc tuyển sinh lớp 6 bằng hình thức xét tuyển "không công bằng", "khó đánh giá năng lực học sinh", Vụ Trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Xuân Thành khẳng định, các sở GD-ĐT phải xây dựng bộ tiêu chí, áp dụng cho tất cả trường; đồng thời có hướng dẫn tiêu chí riêng đối với các trường có đông thí sinh đăng ký và đạt yêu cầu chung hơn chỉ tiêu.

Quỹ đồng hành hỗ trợ HS,SV vùng khó Trường ĐH Sư phạm Hà Nội: Lan tỏa lòng biết ơn, lòng yêu thương
Giáo dục

Quỹ đồng hành hỗ trợ HS,SV vùng khó Trường ĐH Sư phạm Hà Nội: Lan tỏa lòng biết ơn, lòng yêu thương

Tối 9.1, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức chương trình Hành trình xanh gây Quỹ đồng hành với học sinh, sinh viên vùng khó khăn của Nhà trường. Ngay trong buổi lễ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội công bố Quỹ đồng hành với học sinh, sinh viên vùng khó khăn đã nhận được hơn 2 tỷ đồng.