Bỏ thi tuyển vào lớp 6: Có hướng dẫn tiêu chí riêng với trường có đông thí sinh đăng ký

Trước lo ngại việc tuyển sinh lớp 6 bằng hình thức xét tuyển "không công bằng", "khó đánh giá năng lực học sinh", Vụ Trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Xuân Thành khẳng định, các sở GD-ĐT phải xây dựng bộ tiêu chí, áp dụng cho tất cả trường; đồng thời có hướng dẫn tiêu chí riêng đối với các trường có đông thí sinh đăng ký và đạt yêu cầu chung hơn chỉ tiêu.

Ông Nguyễn Xuân Thành cho biết, từ năm 2014, Bộ GD-ĐT đã quy định tuyển sinh THCS theo hình thức xét tuyển. Quy định này bảo đảm việc tuyển sinh thuận lợi, thiết thực đối với cấp học cần huy động 100% học sinh đến trường.

Đến năm 2018, trước thực tế một số trường THCS có uy tín, được đông đảo học sinh đăng ký vào học, việc xét tuyển theo tiêu chí chung chưa đáp ứng được, Bộ GD-ĐT cho phép các trường này có thể kết hợp xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh.

Thời điểm đó, Bộ GD-ĐT cũng đã nêu rõ việc kiểm tra, đánh giá năng lực khác với một kỳ thi.

Cụ thể, khi xét tuyển vào một trường THCS, nếu số lượng học sinh đáp ứng yêu cầu của tiêu chí chung vẫn vượt chỉ tiêu, nhà trường được kết hợp kiểm tra, đánh giá năng lực để bổ sung tiêu chí xét tuyển.

nxt.jpg
Vụ Trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Xuân Thành.

Tuy nhiên, thực tế có một số trường đã tuyển sinh chủ yếu dựa vào "kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh" như một kỳ thi, với tất cả các môn. Vai trò của "xét tuyển" trong phương thức kết hợp với "kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh" chưa được thực hiện thỏa đáng.

Vì vậy, khi Thông tư số 30/TT-BGDĐT ngày 30.12.2024 của Bộ GD-ĐT ban hành quy định phương thức tuyển sinh THCS là xét tuyển thì các Sở Giáo dục và Đào tạo phải xây dựng bộ tiêu chí tuyển sinh để áp dụng cho tất cả trường; đồng thời có hướng dẫn tiêu chí riêng đối với các trường có đông thí sinh đăng ký và đạt yêu cầu hơn chỉ tiêu tuyển sinh của nhà trường.

"Tiêu chí riêng không chỉ là các yêu cầu trong hồ sơ xét tuyển mà còn cần đánh giá trực tiếp học sinh theo nhiều hình thức như: hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh, hoặc kiểm tra, đánh giá năng lực", ông Thành nói.

Với tỉ lệ "chọi" cao tại một số trường, việc xét tuyển vào lớp 6 theo Thông tư số 30/TT-BGDĐT nhiều phụ huynh lo "không công bằng", nhà trường lo "khó đánh giá năng lực học sinh". Ảnh: Minh Vân

Với tỉ lệ "chọi" cao tại một số trường, việc xét tuyển vào lớp 6 theo Thông tư số 30/TT-BGDĐT nhiều phụ huynh lo "không công bằng", nhà trường lo "khó đánh giá năng lực học sinh". Ảnh: Minh Vân

Năm học 2024-2025, Hà Nội có nhiều trường tổ chức các kỳ thi, kiểm tra để tuyển sinh lớp 6, đa số là các trường chất lượng cao, trường tư và trường trực thuộc đại học như: THCS Ngoại ngữ (thuộc Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội), THCS Nam Từ Liêm, THCS Thanh Xuân, THCS Cầu Giấy, THCS Lê Lợi, Trường THCS - THPT Nguyễn Tất Thành (thuộc Trường ĐH Sư phạm Hà Nội), Trường THCS và THPT M.V.Lomnoxop, Trường THCS và THPT Lương Thế Vinh...

Những năm qua, hầu hết trường THCS công lập tuyển sinh bằng cách xét tuyển, theo tuyến. Với những nơi có số học sinh đăng ký vượt chỉ tiêu, các trường tổ chức thi, chủ yếu với ba môn Toán, Văn, Tiếng Anh.

Một số trường THCS có tỷ lệ chọi lên tới 1/20 để vào lớp 6, gấp nhiều lần mức cạnh tranh vào lớp 10, thậm chí thi đại học.

Sau khi Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư số 30/TT-BGDĐT, các trường trước đây tổ chức thi tuyển sinh lớp 6 đã cho tạm dừng đăng ký dự thi và chờ đợi hướng dẫn, chỉ đạo từ Sở và Bộ GD-ĐT.

Giáo dục

Bộ GD-ĐT cho phép các trường thực hiện đánh giá năng lực học sinh khi tuyển sinh lớp 6
Giáo dục

Bộ GD-ĐT cho phép các trường thực hiện đánh giá năng lực học sinh khi tuyển sinh lớp 6

Ngày 10.1, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã gửi các Sở GD-ĐT Công văn số 114 về việc lựa chọn, công bố môn thi thứ ba và hướng dẫn tiêu chí xét tuyển trong tuyển sinh THCS và THPT theo quy định của Thông tư 30. Đáng chú ý, Bộ cho phép trường THCS đánh giá năng lực học sinh bằng hình thức hỏi-đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm,...

Quỹ đồng hành hỗ trợ HS,SV vùng khó Trường ĐH Sư phạm Hà Nội: Lan tỏa lòng biết ơn, lòng yêu thương
Giáo dục

Quỹ đồng hành hỗ trợ HS,SV vùng khó Trường ĐH Sư phạm Hà Nội: Lan tỏa lòng biết ơn, lòng yêu thương

Tối 9.1, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức chương trình Hành trình xanh gây Quỹ đồng hành với học sinh, sinh viên vùng khó khăn của Nhà trường. Ngay trong buổi lễ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội công bố Quỹ đồng hành với học sinh, sinh viên vùng khó khăn đã nhận được hơn 2 tỷ đồng.

Hoạ sĩ Lê Tiến Vượng: "Sinh viên Thiết kế đồ hoạ đang đứng trước thời cơ và thách thức của thời đại"
Giáo dục

Hoạ sĩ Lê Tiến Vượng: "Sinh viên Thiết kế đồ hoạ đang đứng trước thời cơ và thách thức của thời đại"

Ngày 8.1, tại Trường Cao đẳng Việt Mỹ Hà Nội, Hoạ sĩ/ Nhà thơ Lê Tiến Vượng - người đã chia sẻ những câu chuyện truyền cảm hứng về nghề thiết kế đồ hoạ cho sinh viên K24 của nhà trường, qua đó nhấn mạnh giá trị của việc học hỏi không ngừng trong hành trình phát triển nghề nghiệp.