Các ngành học sinh viên được miễn, giảm học phí

Theo quy định của Chính phủ, một số ngành học được miễn học phí khi đào tạo tại các trường Đại học. Chính sách miễn học phí này không chỉ giúp thu hút sinh viên mà còn khuyến khích và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

Các ngành học được miễn 100% học phí

Tại Nghị định 97/2023/NĐ-CP được Chính phủ ban hành vào ngày 31.12.2023 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP, Chính phủ đã quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Trong đó chính sách miễn giảm học phí vẫn quy định theo Nghị định 81.

Theo đó, Chính phủ quy định những chuyên ngành được miễn 100% học phí bao gồm: Chuyên ngành Mác-LêNin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chuyên ngành Lao; Phong; Tâm thần; Giám định pháp Y; Pháp y tâm thần; Giải phẫu bệnh tại các cơ sở đào tạo nhân lực y tế công lập theo chỉ tiêu đặt hàng của Nhà nước.

Luật khám chữa bệnh có hiệu lực từ ngày 1.1.2024 (thay thế cho luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009), có quy định thêm 2 ngành được Nhà nước hỗ trợ toàn bộ học phí và hỗ trợ chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học là Truyền nhiễm và Hồi sức cấp cứu. Tuy nhiên, sinh viên phải đạt kết quả học tập, rèn luyện đủ điều kiện để cấp học bổng tại cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe của Nhà nước.

Đối tượng hưởng chính sách này còn là người học các trình độ trung cấp, Cao đẳng đối với những ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng có nhu cầu theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định. Cụ thể có tổng số 36 ngành, lĩnh vực nghệ thuật có kỹ thuật điêu khắc gỗ, điêu khắc, nghệ thuật biểu diễn ca kịch Huế, dân ca, chèo, tuồng, cải lương, múa dân gian dân tộc, dân ca quan họ, diễn viên múa, biên đạo múa, biểu diễn nhạc cụ truyền thống, đờn ca nhạc tài tử Nam bộ, nhạc công kịch hát dân tộc, nhạc công truyền thống Huế...

Các ngành khác gồm kỹ thuật sơn mài và khảm trai, công nghệ kỹ thuật đóng mới thân tàu biển, công nghệ sản xuất sản phẩm từ cao su, chế biến mủ cao su, kiểm lâm, kiểm ngư, xử lý rác thải, cấp thoát nước, xây dựng cầu đường…

Các ngành học được miễn 70% học phí

Tại Nghị định số 97/2023/NĐ-CP quy định, các ngành học giảm 70% học phí cho sinh viên gồm:

Các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập, tư thục có đào tạo về văn hóa - nghệ thuật bao gồm: Nhạc công kịch hát dân tộc, nhạc công truyền thống Huế, đờn ca tài tử Nam Bộ, diễn viên sân khấu kịch hát, nghệ thuật biểu diễn dân ca, nghệ thuật ca trù, nghệ thuật bài chòi, biểu diễn nhạc cụ truyền thống;...

Các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc; một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với giáo dục nghề nghiệp theo danh mục các nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

Đại học Bách khoa Hà Nội tư vấn cho sinh viên về ngành học phù hợp (Ảnh: HUST)

Đại học Bách khoa Hà Nội tư vấn cho sinh viên về ngành học phù hợp (Ảnh: HUST)

Khối trường không phải đóng học phí

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, các ngành sư phạm được miễn học phí bao gồm: Ngành sư phạm Mầm non, Sư phạm tiểu học và ngành sư phạm các môn học ở Trung học cơ sở công lập; Giáo dục Trung học phổ thông; Giáo dục đặc biệt; Giáo dục thể chất; Giáo dục Quốc phòng – An ninh.

vie-6030-min-1697026361926-1.jpg
Sư phạm là một trong các khối ngành được miễn học phí (Ảnh: Xuân Quý)

Nghị định số 116/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm thì sinh viên sẽ được hỗ trợ hai khoản kinh phí là học phí và sinh hoạt phí.

Theo đó, mức hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường (mỗi năm học 10 tháng). Các sinh viên ngoài các ngành được miễn giảm theo quy định sẽ đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo theo học.

Tuy nhiên, cũng theo Nghị định này, sinh viên Sư phạm đã được hưởng chính sách nhưng không thực hiện công tác trong ngành giáo dục sau 2 năm hoặc đủ 2 năm, tính kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm bồi hoàn lại kinh phí hỗ trợ học phí và chi phí sinh hoạt theo quy định.

Các trường Công an, Quân đội cũng nằm trong chính sách hỗ trợ 100% học phí cho sinh viên theo học theo quy định của Nhà nước. Tại đây, các sinh viên còn được phụ cấp tiền sinh hoạt phí, tiền ăn. Đây là các đơn vị do Nhà nước quản lý nên sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ được phân công nhiệm vụ, bổ nhiệm công tác.

Tuy nhiên, các chính sách trên chỉ áp dụng với hệ quân sự của các trường Đại học, Học viện, Cao đẳng, Trung cấp của công an, quân đội.

Với học phí học hệ dân sự, tùy vào mỗi trường mà mức phí quy định khác nhau. Sinh viên đều phải tự túc về chi phí ăn ở và học phí trong quá trình học tập và tự chủ động xin việc sau khi tốt nghiệp.

Giáo dục

Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp - "chìa khóa" mở cánh cửa thành công cho thế hệ trẻ
Giáo dục

Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp - "chìa khóa" mở cánh cửa thành công cho thế hệ trẻ

Định hướng nghề nghiệp và lựa chọn ngành học phù hợp là một trong những quyết định quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của học sinh. Nhằm hỗ trợ các em trong hành trình này, nhiều trường đại học, cao đẳng đã tổ chức chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp vào sáng ngày 11.1.2025 tại TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

Học sách Kết nối tri thức với cuộc sống nhưng đề thi lại vào bộ sách Cánh diều, hàng nghìn học sinh lớp 7 phải dừng thi
Giáo dục

Học sách Kết nối tri thức với cuộc sống nhưng đề thi lại vào bộ sách Cánh diều, hàng nghìn học sinh lớp 7 phải dừng thi

Ngày 10.1, hàng nghìn học sinh lớp 7 tại thành phố Thái Bình đã phải làm lại bài thi học kỳ môn toán do sự cố nhầm lẫn trong đề. Cụ thể trong đề thi toán, có một số kiến thức không phù hợp với chương trình sách giáo khoa mà các trường đang sử dụng.

Bộ GD-ĐT cho phép các trường thực hiện đánh giá năng lực học sinh khi tuyển sinh lớp 6
Giáo dục

Bộ GD-ĐT cho phép các trường thực hiện đánh giá năng lực học sinh khi tuyển sinh lớp 6

Ngày 10.1, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã gửi các Sở GD-ĐT Công văn số 114 về việc lựa chọn, công bố môn thi thứ ba và hướng dẫn tiêu chí xét tuyển trong tuyển sinh THCS và THPT theo quy định của Thông tư 30. Đáng chú ý, Bộ cho phép trường THCS đánh giá năng lực học sinh bằng hình thức hỏi-đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm,...

Bỏ thi tuyển vào lớp 6: Có hướng dẫn tiêu chí riêng với trường có đông thí sinh đăng ký
Giáo dục

Bỏ thi tuyển vào lớp 6: Có hướng dẫn tiêu chí riêng với trường có đông thí sinh đăng ký

Trước lo ngại việc tuyển sinh lớp 6 bằng hình thức xét tuyển "không công bằng", "khó đánh giá năng lực học sinh", Vụ Trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Xuân Thành khẳng định, các sở GD-ĐT phải xây dựng bộ tiêu chí, áp dụng cho tất cả trường; đồng thời có hướng dẫn tiêu chí riêng đối với các trường có đông thí sinh đăng ký và đạt yêu cầu chung hơn chỉ tiêu.

Quỹ đồng hành hỗ trợ HS,SV vùng khó Trường ĐH Sư phạm Hà Nội: Lan tỏa lòng biết ơn, lòng yêu thương
Giáo dục

Quỹ đồng hành hỗ trợ HS,SV vùng khó Trường ĐH Sư phạm Hà Nội: Lan tỏa lòng biết ơn, lòng yêu thương

Tối 9.1, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức chương trình Hành trình xanh gây Quỹ đồng hành với học sinh, sinh viên vùng khó khăn của Nhà trường. Ngay trong buổi lễ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội công bố Quỹ đồng hành với học sinh, sinh viên vùng khó khăn đã nhận được hơn 2 tỷ đồng.

Hoạ sĩ Lê Tiến Vượng: "Sinh viên Thiết kế đồ hoạ đang đứng trước thời cơ và thách thức của thời đại"
Giáo dục

Hoạ sĩ Lê Tiến Vượng: "Sinh viên Thiết kế đồ hoạ đang đứng trước thời cơ và thách thức của thời đại"

Ngày 8.1, tại Trường Cao đẳng Việt Mỹ Hà Nội, Hoạ sĩ/ Nhà thơ Lê Tiến Vượng - người đã chia sẻ những câu chuyện truyền cảm hứng về nghề thiết kế đồ hoạ cho sinh viên K24 của nhà trường, qua đó nhấn mạnh giá trị của việc học hỏi không ngừng trong hành trình phát triển nghề nghiệp.