Nghị quyết 57 - NQ/TW là động lực để các nhà khoa học, các bạn trẻ cống hiến, dấn thân đổi mới sáng tạo

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia ban hành quá đúng, quá trúng và kịp thời. Quyết tâm của đồng chí Tổng Bí thư và Bộ Chính trị thực sự là động lực để các nhà khoa học và các bạn trẻ làm việc, cống hiến và dám dấn thân để tiếp tục hội nhập, mạnh dạn đổi mới sáng tạo, tiến lên phía trước.

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Theo đó, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang là yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia; là điều kiện tiên quyết, thời cơ tốt nhất để nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của Dân tộc.


Báo Đại biểu Nhân dân đã có cuộc trao đổi với GS.TSKH Nguyễn Đình Đức Đại học Quốc gia Hà Nội về Nghị quyết số 57-NQ/TW đã ảnh hưởng như thế nào tới công cuộc đổi mới của đất nước.

Chiếc đũa thần để dân tộc vươn lên tiến nhanh, tiến mạnh và vững chắc

- Thưa GS Nguyễn Đình Đức, Trung ương vừa ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, GS đánh giá như thế nào về Nghị Quyết này?

GS Nguyễn Đình Đức: Từ bài học của các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc, và nhiều quốc gia phát triển khác đã cho thấy khoa học công nghệ (KHCN) là chìa khóa để quốc gia hưng thịnh và giàu mạnh. Và Việt Nam cũng không còn con đường nào khác, làm chủ các công nghệ cao, các công nghệ lõi chính là chiếc đũa thần để dân tộc ta có thể vươn lên tiến nhanh, tiến mạnh và vững chắc, trở thành quốc gia giàu mạnh hùng cường, ngẩng cao đầu và sánh vai với các nước năm châu.

Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia của Bộ Chính trị vừa ban hành thực sự là luồng gió mới, soi rõ con đường vươn lên phía trước của dân tộc Việt Nam. Quá đúng và quá trúng. Từ Nghị quyết này có thể thấy đã rõ con đường phát triển của dân tộc trong kỷ nguyên mới. Định hướng chủ đạo phát triển đất nước của Đại hội tới của Đảng, cũng đã rõ.

Nghị quyết lần này sâu sắc, ngắn gọn, nhưng quyết liệt và có tầm, quá quan trọng với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn tới. Khác hẳn các Nghị quyết khác.

gs-duc.jpg
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức Đại học Quốc gia Hà Nội

Đầu tư cho công nghệ cao phải nhanh và xứng tầm

- Vậy đâu là những điểm mới trọng tâm của Nghị quyết 57 – NQ/TW, thưa GS?

GS Nguyễn Đình Đức: Thứ nhất, Nghị quyết lần này nhấn mạnh vào chuyển đổi số và các công nghệ cao. Đây là những giá trị cốt lõi chúng ta phải làm bằng được, làm chủ và vươn tới.

Thứ hai, một số lĩnh vực, như trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số,…Việt Nam phải nhanh chóng vươn lên trong nhóm những quốc gia top đầu của khu vực và quốc tế, không thể tụt lại phía sau.

Việt Nam phải trở thành điểm sáng của khu vực Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo, năng lực cạnh tranh số, Chính phủ điện tử và trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ số. Phải có những doanh nghiệp công nghệ ngang tầm quốc tế.

Thứ ba, thu hút nhân tài, mạnh dạn thí điểm những phương thức mới, cách làm mới; các bộ ngành phải có trách nhiệm xây dựng thể chế thông thoáng và kịp thời để sự nghiệp chuyển đổi số và KHCN của Quốc gia tiến nhanh, tiến mạnh, không lề dề như những lần trước. Thể chế, nhân lực, hạ tầng và dữ liệu là những nội dung trọng tâm cốt lõi.

Không chỉ vậy, với tầm nhìn xa rộng, Nghị quyết 57 – NQ/TW còn nhấn mạnh phải mạnh dạn đầu tư cho các nghiên cứu rủi ro. Quá đúng và kịp thời vì trước đây mới chỉ quan tâm chú ý xử lý các rủi ro. Các công nghệ cao là khó, giá trị thặng dư cao, nhưng quả thực không dễ dàng. Không phải nghiên cứu đỉnh cao nào cũng thành công, nhưng nếu thành công thì sức bật phá khủng khiếp. Vì vậy, đầu tư cho công nghệ cao phải nhanh và xứng tầm, tới tầm. Đây là một trong những điểm mới quan trọng và rất quyết liệt của Nghị quyết.

Tinh thần của Nghị quyết mà tôi nhận thức được là để đất nước giàu mạnh, hùng cường, mỗi cá nhân, tổ chức còn phải có khát vọng làm việc và cống hiến. Muốn được “ làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” thì hiện tại mỗi chúng ta phải được “làm theo nhu cầu, hưởng theo năng lực”. Các bộ ngành, cơ quan, tổ chức, các nhà lãnh đạo và tổ chức các cấp phải tạo điều kiện để từng cá nhân có mong muốn được làm việc, được cống hiến thì phải có điều kiện và được tạo điều kiện để làm việc và cống hiến hết mình, và được hưởng xứng đáng với năng lực của họ.

Hệ thống giáo dục đại học giữ vai trò nòng cột

- Giáo sư đánh giá vai trò của các cơ sở giáo dục đại học như thế nào trong thời cơ và thách thức khi triển khai Nghị quyết 57 -NQ/TW? Để triển khai thực hiện, các bộ ngành và các Viện nghiên cứu, trường đại học cần làm gì thưa GS?

GS Nguyễn Đình Đức: Nghị quyết 57 – NQ/TW vừa ban hành lấy chuyển đổi số và công nghệ cao làm mũi nhọn phát triển và chấn hưng đất nước. Các nhà khoa học, các trường đại học, các viện nghiên cứu của hệ thống giáo dục đại học giữ vai trò nòng cột, vì vậy giáo dục đại học Việt Nam có cất cánh, đất nước mới cất cánh được. Cách tiếp cận và tư duy của các bộ ngành, các viện nghiên cứu, trường đại học và toàn xã hội phải quyết liệt và mạnh mẽ như vậy, với tư duy mới, tầm nhìn mới để xây dựng Luật Giáo dục đại học, Luật KHCN và các thể chế chính sách mới. Có như vậy mới mong có những cải cách đột phá trong quá trình triển khai thực hiện.

Nghị quyết 57 – NQ/TW vừa là quyết tâm của Đảng, nhưng cũng thể hiện khát vọng của dân tộc, mong mỏi của nhân dân, các nhà khoa học - đặc biệt là các nhà khoa học trẻ; thôi thúc cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục đại học đổi mới, với tư duy kiến tạo, phải tạo động lực và cơ hội cho mỗi tổ chức, mỗi cá nhân nắm bắt nhanh cơ hội, mọi nguồn lực, không để sáng kiến nào bị bỏ sót, không để nhân tài nào bị lãng quên. Tất cả vì đất nước phát triển, quốc gia hưng thịnh, tiến nhanh, mạnh, vững chắc và bền vững.

Nghị quyết này sẽ đi vào lịch sử, và rất kịp thời, đúng thời điểm khi cả dân tộc bước vào kỷ nguyên mới. Là kim chỉ nam, định hướng cho chiến lược phát triển của các Đại học, trường đại học, viện nghiên cứu, các nhà khoa học, các nhóm nghiên cứu mạnh trong thời gian tới.

Và rất tuyệt vời là đích thân đồng chí Tổng Bí thư – người lãnh đạo cao nhất làm Tổng tư lệnh, làm Trưởng Ban chỉ đạo phát triển KHCN và chuyển đổi số quốc gia. Điều này thể hiện sự quyết tâm, quyết liệt, quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước, mặt khác, đồng chí Tổng Bí thư là con người có tầm nhìn, quyết liệt, ngắn gọn súc tích, nói ít làm nhiều, “thực chiến” – khiến cho tôi và đội ngũ các nhà khoa học rất phấn khởi, tuyệt đối tin tưởng vào sự thành công.

- Giáo sư kỳ vọng gì ở KHCN Việt Nam trong năm 2025, đâu là từ khóa cho KHCN trong năm 2025 thưa Giáo sư?

GS Nguyễn Đình Đức: Nghị quyết 57 - NQ/TW ban hành quá đúng, quá trúng và kịp thời. Quyết tâm của đồng chí Tổng Bí thư và Bộ Chính trị thực sự là động lực để chúng tôi và các bạn trẻ làm việc, cống hiến và dám dấn thân để tiếp tục hội nhập, mạnh dạn đổi mới sáng tạo, tiến lên phía trước.

Năm 2025 là năm khởi đầu cho kỷ nguyên mới, kỷ nguyên cất cánh và vươn mình tới giàu mạnh phồn minh, tới những công nghệ cao, cốt lõi mà người Việt Nam mình sẽ làm chủ. Vì vậy, từ khóa cho năm 2025 sẽ là Chuyển đổi số; AI (trí tuệ nhân tạo); Công nghệ cao; Tự chủ và Bứt phá.

Trân trọng cảm ơn Giáo sư !

Giáo dục

Những chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 1.2025
Giáo dục

Những chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 1.2025

Tháng 1/2025, nhiều chính sách giáo dục quan trọng bắt đầu có hiệu lực. Nổi bật là các chính sách liên quan tới chương trình giáo dục phổ thông; kiểm định chất lượng giáo dục; đánh giá học sinh dựa trên việc tham gia giao thông; tiêu chí xếp loại học sinh...

Uy tín, vị thế tiếp tục được khẳng định
Giáo dục

Uy tín, vị thế tiếp tục được khẳng định

95,3% học sinh, sinh viên sau tốt nghiệp hài lòng với chương trình đào tạo; 83,7% sinh viên tốt nghiệp có việc làm, trong đó 51,2% đúng nghề. 100% doanh nghiệp hài lòng, trong đó 11,1% rất hài lòng với chất lượng đào tạo của nhà trường… Những con số này tiếp tục khẳng định uy tín, vị thế của Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II.

Mẹ thay đổi để con thoát nghiện game
Giáo dục

Mẹ thay đổi để con thoát nghiện game

Đối mặt với thách thức khi con cái ngày càng lệ thuộc vào trò chơi điện tử, chểnh mảng học tập và xa cách gia đình, nhiều bậc phụ huynh bất ngờ khi tìm giải pháp ngay ở chính bản thân mình. 

TP. Hồ Chí Minh: 1 quận cuối cùng chưa nhận giữ trẻ từ 6-18 tháng tuổi
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: 1 quận cuối cùng chưa nhận giữ trẻ từ 6-18 tháng tuổi

Sơ kết 10 năm thực hiện nhận trẻ từ 6-18 tháng tuổi trên địa bàn thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh cho biết, đến nay, 20 quận, huyện và TP. Thủ Đức đã có cơ sở giáo dục nhận giữ trẻ 6-18 tháng tuổi, riêng Quận 4 chưa triển khai do hạn chế về nhu cầu và điều kiện thực tế của các cơ sở giáo dục.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam hợp tác cùng Công ty ODIN nâng cao năng lực tiếng Anh cho sinh viên
Giáo dục

Học viện Nông nghiệp Việt Nam hợp tác cùng Công ty ODIN nâng cao năng lực tiếng Anh cho sinh viên

Lễ ký kết “Chương trình Hợp tác Đào tạo tiếng Anh Bổ trợ Chuẩn đầu ra B1&B2 cho sinh viên” giữa Học viện Nông Nghiệp Việt Nam (VNUA) và Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục và Đào tạo ODIN (ODIN Language Center) vừa diễn ra, là dấu mốc đáng nhớ trên hành trình nâng tầm năng lực ngoại ngữ cho sinh viên.

Huy chương Vàng Olympic Sinh học quốc tế 2024: Thành công từ đam mê, kỷ luật và đích đến rõ ràng
Giáo dục

Huy chương Vàng Olympic Sinh học quốc tế 2024: Thành công từ đam mê, kỷ luật và đích đến rõ ràng

Trong kỳ thi Olympic Sinh học quốc tế (IBO) 2024 Nguyễn Sĩ Hiếu, nam sinh từ trường THPT chuyên Trần Phú, Hải Phòng đã ghi dấu ấn đậm nét khi giành Huy chương Vàng. Hành trình đến với thành quả danh giá của Hiếu không chỉ là những ngày dấn thân học tập, mà còn là sự kết tinh giữa đam mê, kỷ luật với lộ trình rõ ràng.

Đại học Quốc gia Hà Nội thành lập Công viên công nghệ tiên tiến và đổi mới sáng tạo
Giáo dục

Đại học Quốc gia Hà Nội thành lập Công viên công nghệ tiên tiến và đổi mới sáng tạo

Để triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, thực hiện sứ mạng, tầm nhìn và chiến lược phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội trong thời gian tới, Đại học Quốc gia Hà Nội đã thống nhất phương án thành lập Công viên công nghệ tiên tiến và đổi mới sáng tạo.

Thúc đẩy thế hệ trẻ Việt Nam phát huy tài năng trên trường quốc tế
Giáo dục

Thúc đẩy thế hệ trẻ Việt Nam phát huy tài năng trên trường quốc tế

Các kỳ thi Olympic và Khoa học kỹ thuật quốc tế là cơ hội quan trọng để học sinh Việt Nam khẳng định tài năng, sự sáng tạo và kiến thức chuyên sâu trên đấu trường quốc tế. Thành tích mà các em đạt được không chỉ là niềm tự hào cá nhân mà còn là niềm tự hào của đất nước, minh chứng cho sự phát triển mạnh mẽ của nền giáo dục Việt Nam.

Những câu chuyện giáo dục truyền cảm hứng năm 2024
Giáo dục

Những câu chuyện giáo dục truyền cảm hứng năm 2024

Trong bức tranh giáo dục của năm 2024, bên cạnh những thành tích nổi bật mà toàn ngành đã đạt được, có rất nhiều câu chuyện ý nghĩa, nhân văn về người thầy, người cô, về tình thầy trò, tình bạn... được lan tỏa, truyền đi những thông điệp tích cực.

Giáo viên vùng cao và nỗi niềm mỗi dịp Tết đến
Giáo dục

Giáo viên vùng cao và nỗi niềm mỗi dịp Tết đến

Gần đến Tết Nguyên đán, câu chuyện thưởng Tết cho giáo viên nói chung và giáo viên vùng cao nói riêng nhận được nhiều quan tâm. Do nguồn kinh phí nhiều trường còn khó khăn, nên việc được nhận thưởng Tết với giáo viên vùng khó là một khái niệm xa lạ, hoặc chỉ mang tính chất tượng trưng.

Tiết mục của CLB văn nghệ bản Mé Ban, phường Chiềng Cơi, TP. Sơn La
Văn hóa - Thể thao

Bài cuối: Làm thực chất, vì lợi ích cộng đồng

Bí thư Thành ủy Sơn La Hà Trung Chiến khẳng định, TP. Sơn La sẽ triển khai chương trình hành động xây dựng Thành phố học tập toàn cầu một cách hiệu quả. “Không vì thành tích mà mục tiêu cuối cùng là mang lại những điều tích cực, tốt đẹp nhất cho người dân, cho thành phố, để lại di sản cho các thế hệ người dân Sơn La từ danh hiệu này”.

Đắk Lắk: Sớm tháo gỡ vướng mắc để Trường THDL Nguyễn Bỉnh Khiêm chuyển đổi sang trường tư thục
Giáo dục

Đắk Lắk: Sớm tháo gỡ vướng mắc để Trường THDL Nguyễn Bỉnh Khiêm chuyển đổi sang trường tư thục

Trường Tiểu học dân lập (THDL) Nguyễn Bỉnh Khiêm (phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) có hơn 30 năm hình thành và phát triển. Trường đã không ngừng hoàn thiện, chuẩn hóa để trở thành một trong những cơ sở giáo dục dân lập điển hình, góp phần đưa ngành GDĐT thành phố trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu trong toàn tỉnh. Từ năm 2013 đến nay, Trường THDL Nguyễn Bỉnh Khiêm đã 3 lần nộp hồ sơ chuyển đổi loại hình trường học sang trường tư thục, nhưng chưa được địa phương giải quyết với nhiều lý do.