Bảng xếp hạng đại học Việt Nam năm 2025: 40 trường tăng hạng trong top 100

Bảng xếp hạng đại học Việt Nam - VNUR vừa công bố xếp hạng 100 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam năm 2025, trên cơ sở rà soát 237 cơ sở giáo dục đại học của cả nước.

2 đại học tiếp tục giữ top 1

Theo đó, top 100 của VNUR-2025 có 6 cơ sở giáo dục đại học giữ vững vị trí xếp hạng so với 2024, trong đó Đại học Quốc Gia Hà Nội và Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh tiếp tục đứng ở hai vị trí đầu tiên

Có 40 cơ sở giáo dục đại học có mặt trong top 100 VNUR-2024 tăng hạng trong top 100 của VNUR-2025. Trong nhóm này, cơ sở giáo dục đại học tăng hạng nhiều nhất là Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh với mức tăng 30 bậc, từ vị trí thứ 85 năm 2024 lên 55 năm 2025.

Trong khi đó, có 54 cơ sở giáo dục đại học có mặt trong top 100 VNUR-2024 xuống hạng trong top 100 của VNUR-2025. Ngoài ra, có 10 cơ sở giáo dục đại học trong top 100 VNUR-2024 không có mặt trong top 100 của VNUR-2025.

Có 10 cơ sở giáo dục đại học không có mặt trong top 100 VNUR-2024 lần đầu gia nhập top của VNUR-2025. Trong nhóm này, Trường Đại học Thể dục thể thao TP. Hồ Chí Minh tăng hạng lớn nhất với 118 bậc, lên thứ hạng 57.

Từ kết quả xếp hạng, nhóm thực hiện đánh giá, các cơ sở giáo dục đại học trong nhóm xếp hạng cao hơn thường có tuổi đời nhiều hơn. Bình quân tuổi đời của các trường top 100 ở đợt xếp hạng năm nay là 38 tuổi, so với năm 2024 là 36 tuổi.

hinh-1.png
Phân bổ số năm tuổi của các cơ sở giáo dục đại học theo thứ hạng trong top 100 VNUR-2025

Cũng như năm 2024, nhiều trường trong nhóm hạng cao năm 2025 thành lập trên 50 năm, tuổi đời bình quân là 48,5 năm. Trong khi đó, nhóm hạng trung bình có tuổi đời bình quân là 39 năm, tăng mạnh so với tuổi đời bình quân nhóm này năm 2024 là 31.5 năm. Ở nhóm cuối, số trường có tuổi đời dưới 30 năm chiếm tỷ lệ đáng kể, với tuổi đời bình quân là 27 năm, giảm nhẹ so với tuổi đời bình quân nhóm này năm 2024 là 29 năm.

Đặc biệt, có những trường tuổi đời còn trẻ nhưng đạt vị trí cao. Đơn cử như trường hợp của Trường Đại học Phenikaa, tuy mới thành lập năm 2018, trường đã giữ vị trí thứ 45 trên bảng xếp hạng VNUR-2025.

Ngoài ra, kết quả xếp hạng cũng cho thấy các cơ sở giáo dục đại học có thứ hạng cao tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng Sông Hồng và Đông Nam Bộ.

hinh-2.png
Phân bố cơ sở giáo dục đại học top 100 VNUR theo vùng kinh tế

Kết quả phân bố các cơ sở giáo dục đại học top 100 theo nhóm ngành đào tạo, cho thấy các cơ sở giáo dục đại học đa ngành chiếm ưu thế với tỷ lệ 46%. Tiếp theo là nhóm các trường khối sức khỏe; kỹ thuật, công nghệ và kinh tế, tài chính.

hinh-3.png
Biểu đồ phân bổ các cơ sở giáo dục đại học top 100 theo nhóm ngành đào tạo

So với VNUR-2024, các cơ sở giáo dục đại học công lập vẫn chiếm đa số trong top 100 của VNUR-2025 với tỷ lệ là 84% tăng nhẹ so với năm 2024. Trong khi đó các cơ sở giáo dục đại học tư thục có tỷ lệ là 16%, có giảm so với năm 2024.

hinh-4.png
Phân bổ các cơ sở giáo dục đại học theo loại hình công lập và tư thục

Trường đại học lần đầu tiên lọt vào top 10

Top 10 của VNUR-2025 bao gồm các cơ sở giáo dục đại học sau:

z6214868562154-8a814f1f0ea6084386bc2c2814dca4e6.jpg
z6214869891369-2a35d12c5811d1a279435d914bfc10b7.jpg

So với top 10 năm 2024, có 9 cơ sở giáo dục đại học tiếp tục có mặt trong top 10 năm 2025 và không có quá nhiều sự thay đổi về thứ hạng.

Đặc biệt, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội lần đầu tiên lọt vào top 10 với mức tăng 25 hạng và xếp hạng 7.

VNUR (Viet Nam’s University Rankings) là bảng xếp hạng các trường đại học của Việt Nam đầu tiên được công bố trong lãnh thổ Việt Nam, dựa vào các tiêu chuẩn và tiêu chí phù hợp với thực tiễn, cũng như các định hướng về chuẩn mực và chất lượng của giáo dục đại học Việt Nam và các nguyên tắc xếp hạng quốc tế. Bảng xếp hạng được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu độc lập của GS.TS Nguyễn Lộc - nguyên Phó Viện trưởng Viện khoa học Giáo dục Việt Nam và các cộng sự.

VNUR đã được đăng ký với Tổ chức Chuyên gia Xếp hạng Quốc tế vào tháng 5 năm 2024 và là một trong 67 bảng xếp hạng quốc gia toàn thế giới.

Bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025 (VNUR-2025) được thực hiện trên cơ sở rà soát 237 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam, thông qua việc xử lý dữ liệu thông tin lớn bao gồm các Báo cáo ba công khai, các Đề án tuyển sinh, các dữ liệu về xếp hạng của các bảng xếp hạng toàn cầu như QS, THE, ARWU, dữ liệu của Bộ GD-ĐT về kiểm định của Việt Nam và quốc tế, định hạng của QS Stars và UPM, dữ liệu của Web of Science (WOS) và SCOPUS trong giai đoạn 5 năm (2019-2023).

Bên cạnh đó, bảng xếp hạng cũng rà soát dữ liệu về hoạt động khoa học công nghệ và sáng chế của Bộ Khoa học và Công nghệ, dữ liệu về các tạp chí khoa học uy tín của Hội đồng Giáo sư Nhà nước, dữ liệu về cơ sở dữ liệu tài liệu điện tử bản quyền cùng với nhiều thông tin được tham khảo có chọn lọc trên các nguồn uy tín có liên quan.

Tổng cộng có 198 trường có đầy đủ số liệu để tiến hành xếp hạng. Việc xếp hạng được thực hiện thông qua Bộ Tiêu chuẩn và Tiêu chí gồm 6 tiêu chuẩn và 18 tiêu chí được lựa chọn, phản ánh toàn diện các sứ mạng cơ bản của cơ sở giáo dục đại học như đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng.

Giáo dục

Bộ GD-ĐT cho phép các trường thực hiện đánh giá năng lực học sinh khi tuyển sinh lớp 6
Giáo dục

Bộ GD-ĐT cho phép các trường thực hiện đánh giá năng lực học sinh khi tuyển sinh lớp 6

Ngày 10.1, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã gửi các Sở GD-ĐT Công văn số 114 về việc lựa chọn, công bố môn thi thứ ba và hướng dẫn tiêu chí xét tuyển trong tuyển sinh THCS và THPT theo quy định của Thông tư 30. Đáng chú ý, Bộ cho phép trường THCS đánh giá năng lực học sinh bằng hình thức hỏi-đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm,...

Bỏ thi tuyển vào lớp 6: Có hướng dẫn tiêu chí riêng với trường có đông thí sinh đăng ký
Giáo dục

Bỏ thi tuyển vào lớp 6: Có hướng dẫn tiêu chí riêng với trường có đông thí sinh đăng ký

Trước lo ngại việc tuyển sinh lớp 6 bằng hình thức xét tuyển "không công bằng", "khó đánh giá năng lực học sinh", Vụ Trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Xuân Thành khẳng định, các sở GD-ĐT phải xây dựng bộ tiêu chí, áp dụng cho tất cả trường; đồng thời có hướng dẫn tiêu chí riêng đối với các trường có đông thí sinh đăng ký và đạt yêu cầu chung hơn chỉ tiêu.

Quỹ đồng hành hỗ trợ HS,SV vùng khó Trường ĐH Sư phạm Hà Nội: Lan tỏa lòng biết ơn, lòng yêu thương
Giáo dục

Quỹ đồng hành hỗ trợ HS,SV vùng khó Trường ĐH Sư phạm Hà Nội: Lan tỏa lòng biết ơn, lòng yêu thương

Tối 9.1, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức chương trình Hành trình xanh gây Quỹ đồng hành với học sinh, sinh viên vùng khó khăn của Nhà trường. Ngay trong buổi lễ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội công bố Quỹ đồng hành với học sinh, sinh viên vùng khó khăn đã nhận được hơn 2 tỷ đồng.

Hoạ sĩ Lê Tiến Vượng: "Sinh viên Thiết kế đồ hoạ đang đứng trước thời cơ và thách thức của thời đại"
Giáo dục

Hoạ sĩ Lê Tiến Vượng: "Sinh viên Thiết kế đồ hoạ đang đứng trước thời cơ và thách thức của thời đại"

Ngày 8.1, tại Trường Cao đẳng Việt Mỹ Hà Nội, Hoạ sĩ/ Nhà thơ Lê Tiến Vượng - người đã chia sẻ những câu chuyện truyền cảm hứng về nghề thiết kế đồ hoạ cho sinh viên K24 của nhà trường, qua đó nhấn mạnh giá trị của việc học hỏi không ngừng trong hành trình phát triển nghề nghiệp.