Giáo viên phấn khởi vì mức thưởng Tết tăng cao theo Nghị định 73

Tết Nguyên Đán 2025 là năm đầu tiên cán bộ, nhà giáo được hưởng mức thưởng từ ngân sách theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP (Nghị định 73). Các thầy cô đều vui mừng, phấn khởi vì có thêm tiền trang trải dịp Tết, tạo động lực để tiếp tục phấn đấu trong năm học tới. 

Niềm vui đón Tết sớm

Theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1.7.2024, chế độ tiền thưởng thực hiện trên cơ sở thành tích công tác đột xuất và kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của từng người hưởng lương trong cơ quan, đơn vị.

Quỹ tiền thưởng hằng năm nằm ngoài quỹ khen thưởng theo quy định của luật Thi đua, khen thưởng, được xác định bằng 10% tổng quỹ tiền lương (không bao gồm phụ cấp) theo chức vụ, chức danh, ngạch, bậc và cấp bậc quân hàm của các đối tượng trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.

Đây là một tín hiệu đáng mừng bởi lần đầu tiên các nhà giáo, công nhân viên các trường công lập được hưởng mức thưởng này từ ngân sách. Đến nay, nhiều trường học trên toàn quốc đã chi trả xong tiền thưởng theo Nghị định 73.

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phan Văn Trị (Quận 1, TP. Hồ Chí Minh) Lê Hồng Thái cho biết, trường đã xây dựng quy chế nội bộ để chia thưởng. Giáo viên có thể được thưởng khi đạt các thành tích đột xuất, với mức từ 3-4 triệu đồng. Những thành tích như bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên dạy giỏi không được tính là đột xuất, vì đã có trong kế hoạch năm học, đã được thưởng theo luật thi đua, khen thưởng. Các tiêu chí còn lại, trường căn cứ theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ, kỷ luật lao động và hiệu quả công việc.

"Trường sẽ lấy tổng quỹ thưởng chia đều cho tổng nhân sự để lấy mức trung bình. Người hoàn thành tốt nhận thưởng 1 lần mức này, hoàn thành xuất sắc nhận thưởng 1,2 lần của mức", Thầy Thái nói.

day-hoc-thong-qua-choi-4-8533.jpg
Giáo viên Trường Tiểu học Lý Thái Tổ tham gia buổi dạy chuyên đề (Ảnh: FBNT)

Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Huệ (Ninh Bình) Đoàn Thị Kim Dung cho hay, từ khi có Nghị định 73, được sự hướng dẫn của Sở GD- ĐT, Nhà trường đã xây dựng quy chế khen thưởng cuối năm theo 3 mức xếp loại viên chức: Hoàn thành nhiệm vụ, Hoàn thành tốt nhiệm vụ và Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Với 445 triệu đồng/72 nhân sự, mỗi giáo viên có thể nhận từ 3 - 7,5 triệu đồng.

Năm học 2024-2025 vừa qua, Nhà trường có 2 cá nhân hoàn thành nhiệm vụ, 55 cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ, 15 cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Người hoàn thành nhiệm vụ nhận thưởng 1 lần mức này, hoàn thành tốt có hệ số 2,3 và hoàn thành xuất sắc là 3. Các mức thưởng cách nhau hơn 2 triệu.

"Đã nhiều năm bước vào nghề giáo, tôi mong Nghị định này tiếp tục được duy trì. Bởi đây là sự động viên, khích lệ rất lớn để cán bộ, giáo viên, nhân viên nỗ lực làm việc và cống hiến. Nhà trường xây dựng tiêu chí đánh giá xếp loại viên chức rất cụ thể để mỗi cá nhân có mục tiêu phấn đấu, tạo sự công bằng trong đơn vị. Khi có cơ chế khen thưởng rõ ràng, các thầy, cô càng quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao", cô Đoàn Thị Kim Dung quả quyết.

bang-luong-giao-vien.jpg
Nghị định 73 tạo động lực để giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao (Ảnh minh họa)

Tại Hà Nội, một số trường đã thực hiện chia thưởng theo Nghị định 73. Nghị định có hiệu lực từ 1.7.2024 nên quỹ thưởng được tính bằng 10% lương giáo viên trong 6 tháng cuối năm. Năm 2025, quỹ thưởng sẽ tăng gấp đôi, do Nghị định đã trọn vẹn một năm, nên mức thưởng cho giáo viên cũng tăng.

Cô Phạm Minh Thảo, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thành Công B (Ba Đình) cho biết, Nhà trường đã xây dựng Quy chế thực hiện chế độ tiền thưởng của trường để việc chi trả được đảm bảo khách quan, công bằng. Quy chế được bộ phận chuyên môn lập dự thảo, lấy ý kiến trong liên tịch, thông qua các tổ khối, hội đồng sư phạm thực hiện chỉnh sửa, dựa trên các nguyên tắc nhất định.

Trường Tiểu học Thành Công B được cấp tổng số tiền chi thưởng hơn 300 triệu, được chia đều cho 66 người lao động. Trường căn cứ chi thưởng thường xuyên dựa trên mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người hưởng lương trong bảng lương. Căn cứ chi thưởng đột xuất cho cá nhân là người có thành tích thực sự tiêu biểu, xuất sắc, có phạm vi ảnh hưởng và tác động tích cực đến kết quả thực hiện nhiệm vụ của trường.

"Khoản thưởng này đem lại niềm vui lớn cho đội ngũ giáo viên trước thềm năm mới, giảm bớt một phần khó khăn cho người lao động, giáo viên thêm động lực phấn đấu. Từ đó công tác thi đua khen thưởng của Nhà trường cũng tốt hơn", Cô Phạm Minh Thảo cho biết.

Cô Nguyễn Thị Vân Hồng, Hiệu trưởng Trường THCS Chương Dương cho biết, trường đã nhận khoảng 400 triệu đồng, tương đương 10% lương của 56 giáo viên trong 6 tháng.

Trường đánh giá giáo viên bằng điểm theo từng tháng. Điểm trung bình mỗi tháng được tổng hợp lại để xếp loại theo quý, học kỳ hay năm. Dựa theo quy chế chi tiêu nội bộ cùng các tiêu chí đánh giá, xếp loại, trường chia hệ số khen thưởng lần lượt là 1, 2 và 2,5, nhân với lương cơ sở. Khoảng 10 thầy cô được xếp loại xuất sắc, nhận thưởng 5,85 triệu đồng, còn lại hoàn thành tốt gần 4,7 triệu.

"Giáo viên trong trường rất vui mừng và phấn khởi, bởi đây là sự công nhận của Nhà nước đối với nỗ lực mà các thầy, cô đã cống hiến cho sự nghiệp giáo dục trong nhiều năm qua", cô Hiệu trưởng bày tỏ.

Tạo cơ chế minh bạch

Với các giáo viên vùng cao, việc được nhận thưởng Tết vẫn là một khái niệm xa lạ, hoặc chỉ mang tính chất tượng trưng. Trước đó, hầu hết giáo viên có mức thưởng Tết eo hẹp, nhiều nơi không biết đến khái niệm "Thưởng Tết" hay "Lương tháng 13". Từ khi Chính phủ ban hành Nghị định 73/2024/NĐ-CP, Tết như về gần hơn với các giáo viên nơi xã, bản.

Cô giáo Quàng Thị Xuân, Phó hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Mường Lạn (Sốp Cộp, tỉnh Sơn La) cho biết, các Tết xưa, Nhà trường và công đoàn giáo dục đều hỗ trợ tặng quà từ 500.000 - 800.000 tiền mặt cho 2,3 giáo viên có hoàn cảnh khó khăn của mỗi đơn vị. Các phần quà giúp nhà giáo không chạnh lòng khi Tết đến, khuyến khích tinh thần cống hiến vào năm học tới.

Tuy vậy, từ khi có Nghị định 73, UBND huyện Sốp Cộp đã xây dựng quy chế và thực hiện chi nguồn tiền thưởng theo hướng dẫn của NĐ, căn cứ chia tiền thưởng dựa vào đánh giá mức độ hoàn thành năm học 2023-2024 và kỳ I năm học 2024-2025. Nhà trường nhận được quỹ thưởng là 345 triệu đồng, chia cho 78 cán bộ giáo viên, nhân viên. Mỗi giáo viên có thể nhận được từ 3-7 triệu đồng. Số tiền thưởng khác nhau, theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng cá nhân.

Theo cô Xuân, với giáo viên vùng khó, đây là một cơ chế mới, mở ra nhiều bước tiến về cơ hội và thu nhập. Các kiến nghị về lương, phụ cấp đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ lắng nghe, tạo điều kiện để giáo viên yên tâm công tác. Là lần đầu tiên được nhận thưởng Tết nên thầy cô trong trường rất vui mừng, phấn khởi.

3-2-1.jpg
Nghị định 73 tạo cơ chế minh bạch, giúp giáo viên vùng cao yên tâm công tác (Ảnh minh họa)

Tại Phú Thọ, thầy Nguyễn Mạnh Sáu, Hiệu trưởng Trường THCS Yến Mao thông tin, trường đã nhận chế độ thưởng theo Nghị định 73, được hơn 90 triệu đồng. Trường đã xây dựng quy chế nội bộ để chia thưởng. Theo Thầy Sáu, người hoàn thành xuất sắc nhận thưởng 3 lần mức này, hoàn thành tốt 2,5 lần, hoàn thành là 2 lần. Mức thưởng mỗi giáo viên nhận được từ 2 đến 6 triệu đồng.

"Các Tết trước đây, giáo viên không được nhận thưởng Tết, mà chỉ được quà hỗ trợ từ Nhà trường, phụ huynh với giá trị 100-200 nghìn đồng/người. Nghị định 73 ra đời đã nâng cao đời sống giáo viên, để họ yên tâm công tác", thầy Sáu cho hay.

Một điểm đáng tiếc là trong hướng dẫn thi hành Nghị định 73, những giáo viên hợp đồng không được hưởng khoản này. Do đó, tập thể Trường THCS Yến Mao đã thống nhất cùng trích một khoản tiền thưởng để hỗ trợ các thầy, cô và người lao động hợp đồng, để họ không chạnh lòng, vui vẻ đón Tết.

Cô Mai Anh, giáo viên mầm non tại TP. Hồ Chí Minh bày tỏ, với công việc chăm trẻ và thời gian lao động dài từ 10 đến 11 tiếng/ngày, các cô giáo cần sức khỏe, sự kiên nhẫn và nhanh nhạy để chăm trẻ một cách tốt nhất. Nhưng lương giáo viên mầm non lại không cao bằng các bậc khác. Có yêu nghề đến mấy, nhưng nếu cơ chế, phụ cấp thiếu minh bạch đôi phần sẽ khiến các cô cảm thấy chạnh lòng.

"Nghị định 73 ra đời là một bước tiến lớn, thấu tình, đạt lý, giúp giáo viên chúng tôi trang trải cuộc sống. Khi nhận thưởng theo Nghị định 73 và các khoản thưởng khác, thầy cô phấn khởi hơn, nhưng cũng nhận thức rõ phải hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt hơn. Chúng tôi cũng tin tưởng hơn vào các chính sách của Đảng và Chính phủ", cô Mai Anh tâm sự.

Giáo dục

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời
Giáo dục

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời

Theo các chuyên gia, để tổ chức phong trào “Bình dân học vụ số” một cách hiệu quả, chất lượng, trước hết cần nâng cao nhận thức. Mỗi người dân, học sinh, giáo viên phải nhận thức được rằng việc trang bị năng lực số là phục vụ chính mình. Phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục, trở thành văn hóa học tập liên tục, xã hội học tập. 

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc
Giáo dục

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc

Năm 2025 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện khảo sát PISA trên máy tính tại 60/63 tỉnh, thành phố, ở 195 trường với 7.200 học sinh tham gia. Cùng với đánh giá các lĩnh vực đọc hiểu, toán và khoa học, đây cũng là lần đầu tiên học sinh Việt Nam được tham gia đánh giá năng lực học tập trong thế giới số.

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "
Tọa đàm - Talkshow

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "

Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức cuộc Tọa đàm: “Bình dân học vụ số - Làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả?”, với mong muốn làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng và tính cấp thiết của phong trào “Bình dân học vụ số”; phân tích những khó khăn, rào cản trong quá trình phổ cập tri thức số tới toàn dân; gợi mở và đề xuất những giải pháp khả thi, sáng tạo và phù hợp với từng nhóm đối tượng, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, người yếu thế, người cao tuổi, người lao động phổ thông…

Tham dự Tọa đàm có các khách mời: Cục Phó Cục Khoa học Công nghệ và Thông tin (Bộ GD-ĐT) Tô Hồng Nam; PGS.TS. Hà Minh Hoàng, Trưởng Khoa Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, Trường Công nghệ, Đại học kinh tế Quốc dân và ông Nguyễn Nhật Quang Hội đồng Sáng lập VINASA -Hiệp hội phần mềm và CNTT Việt Nam.

Hà Nội: Cô giáo giành giải Nhất giáo viên dạy giỏi thành phố với cách xây dựng bài giảng theo 5 tiêu chí
Giáo dục

Hà Nội: Cô giáo giành giải Nhất giáo viên dạy giỏi thành phố với cách xây dựng bài giảng theo 5 tiêu chí

Cô giáo Vũ Thị Lan, giáo viên môn Toán, Trường THPT Đống Đa đã giành giải Nhất, tại hội nghị đánh giá kết quả hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp trung học phổ thông năm học 2024-2025. Điểm nhấn trong các bài giảng của cô Lan là nội dung kiến thức bám sát thực tiễn, mang đậm tinh thần phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực học sinh.

 Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học
Giáo dục

Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học

Chiều 15.4, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali cùng Phu nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali đã chứng kiến Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam (GDĐT) và Bộ trưởng Bộ Phát triển lao động và Kỹ năng Ethiopia ký, trao Bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục đại học giữa Bộ GD-ĐT Việt Nam và Bộ Giáo dục Ethiopia.

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm
Giáo dục

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm

Ngày 12.4 vừa qua tại Hà Nội và TP.HCM, 24 thí sinh xuất sắc của mùa giải đã được chia thành 6 đội thi thuộc 3 bảng theo khu vực Bắc - Nam. Trên sân khấu, các em thể hiện khả năng tiếng Anh trôi chảy, phong thái tự tin và bản lĩnh khi bàn về những vấn đề xã hội nhức nhối, khiến khán phòng nhiều lần bùng nổ trong những tràng pháo tay dài.

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục
Thời sự Quốc hội

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục

Nguồn lực tài chính cho hoạt động giáo dục trong nhà trường ngoài ngân sách nhà nước, học phí, còn có nguồn tài trợ của cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, đơn vị, doanh nghiệp. Vì thế, tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đề nghị có hướng dẫn cụ thể hơn về xã hội hóa trong giáo dục.