Những nguyên tắc vàng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống xã hội, ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe con người.

Trong khi có rất nhiều chủng loại thực phẩm, mọi người cần phải biết cách chọn được các thực phẩm an toàn bao gồm biết cách chọn thịt, cá, rau quả, thực phẩm bao gói sẵn.

Những nguyên tắc vàng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm -0
Nấu kĩ thức ăn; Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín,... là một trong những nguyên tắc vàng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (Ảnh minh họa)

Chính vì vậy, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Phúc gợi ý những nguyên tắc vàng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm dưới đây như sau:

Nấu kĩ thức ăn

Rất nhiều thực phẩm sống như thịt gia súc, gia cầm, trứng và sữa chưa tiệt trùng có thể ô nhiễm các vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy, các thực phẩm cần được đun nấu kĩ trước khi ăn và rửa sạch, gọt vỏ quả tươi trước khi sử dụng.

Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín

Thực phẩm nấu chín nguội dần khi để ở nhiệt độ thường, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển. Thời gian để càng lâu, nguy cơ nhiễm khuẩn càng cao.

Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín

Khi mọi người muốn chế biến trước thực phẩm hoặc muốn giữ lại các thức ăn thừa, phải được bảo quản các thực phẩm đó ở điều kiện nhiệt độ nóng (gần hoặc trên 600C), hoặc lạnh (gần hoặc dưới 100C). Đây là nguyên tắc quan trọng để bảo quản thực phẩm qua 4 hoặc 5 tiếng.

Tất cả loại thực phẩm cho trẻ em cần ăn ngay, không nên bảo quản. Một lỗi thông thường, dẫn đến các trường hợp ngộ độc thực phẩm do để một số lượng lớn thực phẩm trong tủ lạnh.

Trong một tủ lạnh có quá nhiều thực phẩm, thực phẩm nấu chín không có đủ độ lạnh nhanh cần thiết. Khi thực phẩm vẫn giữ được độ ấm lâu (trên 100C), vi khuẩn phát triển mạnh, nhanh đủ đạt tới mức độ gây bệnh.

Đun kĩ lại thực phẩm trước khi ăn

Đây là nguyên tắc tốt nhất để tránh cho vi khuẩn phát triển trong quá trình bảo quản thực phẩm (bảo quản đúng cách có thể giảm bớt sự phát triển của các vi khuẩn nhưng không diệt được các sinh vật). Đồng thời, thực phẩm phải được đun với nhiệt độ ít nhất là 700C.

Không để lẫn thực phẩm sống và chín

Thực phẩm nấu chín có thể ô nhiễm qua tiếp xúc với thực phẩm sống. Không nên chế biến thịt sống và sau đó lại dùng chung thớt và dao để thái thịt đã nấu chín. Làm như vậy sẽ tái sản sinh các sinh vật gây bệnh truyền qua đường thực phẩm.

Luôn rửa tay khi chế biến thực phẩm 

Rửa tay kĩ trước khi chế biến thực phẩm và sau khi có những công việc khác làm gián đoạn quá trình chế biến như sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với các nguồn dễ gây ô nhiễm khác.

Sau khi chế biến thịt phẩm sống bao gồm cá, thịt, hoặc thịt gia cầm, mọi người nên rửa lại tay thật sạch trước khi bạn chế biến các thực phẩm khác. Trong trường hợp, tay có vết thương, phải băng và bọc kín vết thương trước khi chế biến thực phẩm.

Đặc biệt, luôn nhớ chính những con vật nuôi trong nhà như chó, mèo, chim... thường là những tác nhân gây bệnh nguy hiểm mà có thể truyền qua tay vào thực phẩm.

Bảo đảm dụng cụ, nơi chế biến thực phẩm

Cần bảo đảm dụng cụ, nơi chế biến thực phẩmphải khô ráo, gọn gàng, sạch sẽ, hợp vệ sinh. Bởi thực phẩm rất dễ bị ô nhiễm, bất kì bề mặt nào sử dụng để tiếp xúc thực phẩm phải được giữ sạch sẽ. Chỉ cần một mẩu nhỏ thực phẩm cũng sẽ là nguyên nhân tiềm ẩn của các mầm bệnh.

Bên cạnh đó, khăn lau bát đĩa và các dụng cụ nấu nướng phải được thay và đem luộc thường xuyên trước khi tái sử dụng. Khăn lau sàn nhà bếp cũng phải được giặt sạch sẽ.

Bảo vệ thực phẩm khỏi động vật

Các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các loài động vật khác thường chứa các vi sinh vật gây bệnh truyền qua đường thực phẩm. Cách tốt nhất mọi người nên bảo quản thực phẩm bằng các vật chứa được đóng kín.

Sử dụng nguồn nước sạch

Nước sạch là một yếu tố quan trọng đối với việc chế biến thực phẩm và làm đồ uống. Nếu không có nguồn cung cấp nước sạch, bạn có thể đun sôi nước trước khi sử dụng chế biến thực phẩm hoặc làm đá cho các đồ uống. Cẩn thận với bất kì loại nước dùng để chế biến bữa ăn cho trẻ em.

Sống khỏe

Bệnh nhân ung thư ở Việt Nam tăng và có xu hướng trẻ hóa
Sức khỏe

Bệnh nhân ung thư ở Việt Nam tăng và có xu hướng trẻ hóa

Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị khoa học phòng chống ung thư năm 2024 do Trường Đại học Y Dược Huế phối hợp với Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức ngày 24.8. Đây cũng là hội nghị chuyên ngành quan trọng thuộc chương trình hoạt động của Hội Ung thư Việt Nam.

Cẩn trọng với bệnh thị thần kinh di truyền Leber
Sống khỏe

Cẩn trọng với bệnh thị thần kinh di truyền Leber

Bệnh thị thần kinh di truyền Leber là bệnh lý di truyền do đột biến gây rối loạn chức năng ty thể có thể dẫn đến mù lòa. Đây là một căn bệnh khó chẩn đoán, biểu hiện triệu chứng lâm sàng có thể gây nhầm lẫn với nhiều bệnh lý thị thần kinh khác.

Nguy hiểm từ hội chứng thận hư ở trẻ
Sức khỏe

Nguy hiểm từ hội chứng thận hư ở trẻ

Hội chứng thận hư là bệnh xuất hiện ở nhiều lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn ở trẻ em độ tuổi từ 1 đến 5 tuổi. Mặc dù, bệnh khá hiếm gặp với chỉ 1/50.000 trẻ được chẩn đoán mắc bệnh mỗi năm, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Xyanua nguy hiểm như thế nào với sức khoẻ con người?
Sống khỏe

Xyanua nguy hiểm như thế nào với sức khoẻ con người?

Liên tiếp vụ việc một phụ nữ đầu độc 4 người thân tại Đồng Nai, và mới đây là 6 người gốc Việt tử vong tại Bangkok có liên quan đến Xyanua… đã khiến dư luận không khỏi bàng hoàng. Vậy Xyanua là chất gì, và nó thật sự nguy hiểm thế nào với sức khoẻ con người?