Một số lưu ý khi sử dụng thực phẩm đóng hộp

Với tính chất tiện lợi, thực phẩm đóng hộp đang là lựa chọn phổ biến trong nhiều gia đình hiện nay. Tuy nhiên, từ góc độ an toàn thực phậm, nếu không được sản xuất, bảo quản đúng cách, một số sản phẩm trên tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn và có thể tấn công sức khoẻ người dùng bất cứ lúc nào.

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), đáng chú ý nhất là vi khuẩn Clostridium botulinum gây ngộ độc botulinum, chỉ cần lượng nhỏ độc tố cũng có thể gây ngộ độc nặng như liệt cơ, suy hô hấp và có thể tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa đưa ra một số cảnh báo về những loại thực phẩm dễ nhiễm botulinum như pate đóng hộp, thịt hộp, cá hộp (các sản phẩm từ thịt, gan (như pate gan), cá, xúc xích đóng hộp nếu quy trình đóng gói, tiệt trùng không đảm bảo có thể tạo môi trường yếm khí cho vi khuẩn botulinum phát triển.

Bên cạnh đó là những loại đồ hộp tự làm (homemade canned food) như các loại rau củ muối chua, ngâm dầu, hoặc đóng lọ như dưa chuột ngâm, cà muối nếu không tiệt trùng kỹ cũng dễ nhiễm botulinum.

do-hop-92.jpg
Đồ hộp được nhiều gia đình sử dụng vì tiện lợi

Rau củ đóng hộp như ngô, đậu Hà Lan, đậu xanh, củ cải đường, măng, nấm… khi đóng hộp có thể là môi trường tiềm năng cho vi khuẩn nếu không đun nhiệt đủ nhiệt độ tiêu diệt bào tử.

Sản phẩm hút chân không hoặc để lâu trong môi trường yếm khí như xúc xích hun khói, thịt muối, thực phẩm lên men để lâu ngày không đúng cách.

Chuyên gia của Cục An toàn thực phẩm cũng đưa ra cách nhận biết thực phẩm đóng hộp bị nhiễm khuẩn, như sau:

Dấu hiệu bên ngoài hộp:

- Hộp bị phồng: Đây là dấu hiệu phổ biến nhất của thực phẩm nhiễm vi khuẩn sinh khí (botulinum).

- Hộp bị rỉ sét, móp méo hoặc rò rỉ: Khiến bao bì mất khả năng bảo vệ, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

- Nắp và đáy hộp lồi bất thường: Bình thường nắp và đáy hộp sẽ phẳng hoặc hơi lõm nhẹ vào trong.

Khi mở hộp:

- Có mùi lạ, hôi hoặc chua: Mùi bất thường cho thấy thực phẩm đã bị biến chất.

- Nước trong hộp bị đục hoặc có bọt khí: Dấu hiệu vi sinh vật sinh khí và phân hủy thực phẩm.

- Thực phẩm đổi màu, có váng lạ: Màu sắc thực phẩm sẫm lại, xuất hiện váng nổi trên bề mặt.

Khi nếm thử (không nên nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn), thực phẩm xuất hiện vị lạ như chua, đắng, hoặc khác biệt rõ rệt so với bình thường.

Nếu phát hiện các dấu hiệu trên, người dùng tuyệt đối không nên sử dụng sản phẩm vì nguy cơ ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là ngộ độc botulinum rất nguy hiểm.

1-1200x676-16.jpg
Khi đồ hộp đã mở, cần tuân thủ chặt chẽ hướng dấn sử dụng

Về cách bảo quản thực phẩm đóng hộp, chuyên gia Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo khi chưa mở hộp, người dùng nên bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát (nhiệt độ từ 15 - 25°C).

- Tránh ánh nắng trực tiếp, nơi có nhiệt độ cao hoặc độ ẩm cao.

- Không để hộp bị va đập mạnh, móp méo hoặc xếp chồng nặng.

Sau khi mở hộp, việc bảo quản đúng cách rất quan trọng để tránh nhiễm khuẩn và giữ chất lượng thực phẩm.

- Nên chuyển thực phẩm ra hộp sạch, không để thực phẩm trong hộp gốc sau khi mở nắp, vì lớp kim loại bên trong có thể bị oxy hóa và ảnh hưởng đến thực phẩm. Nên dùng hộp thủy tinh, hộp nhựa an toàn thực phẩm có nắp kín để bảo quản.

- Bảo quản trong tủ lạnh

• Nhiệt độ lý tưởng: Dưới 4°C để hạn chế vi khuẩn phát triển.

• Thời gian sử dụng:

• Thịt hộp, cá hộp, pate: Dùng trong 1 - 3 ngày.

• Rau củ đóng hộp: Tối đa 3 - 5 ngày.

• Trái cây đóng hộp: Khoảng 5 - 7 ngày.

- Với thực phẩm có nguy cơ cao nhiễm khuẩn (pate, cá hộp, thịt hộp, thực phẩm homemade): Hâm nóng kỹ trước khi ăn lại, đặc biệt là pate hoặc thịt hộp, để tiêu diệt vi khuẩn (đun sôi ít nhất 10 - 15 phút). Không để ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ sau khi mở.

- Đối với thực phẩm handmade (đồ ngâm, pate tự làm, thực phẩm hút chân không): Nếu không dùng ngay, nên bảo quản trong ngăn đá để kéo dài thời gian sử dụng. Khi lấy ra dùng, rã đông đúng cách trong ngăn mát tủ lạnh thay vì để ở nhiệt độ phòng.

Lưu ý để tránh ngộ độc botulinum khi dùng đồ hộp, người dùng chỉ nên sử dụng sản phẩm còn hạn sử dụng, hộp không phồng hoặc móp méo.

• Đun sôi lại thực phẩm trong 10-15 phút trước khi ăn nếu là đồ hộp tự làm hoặc nghi ngờ an toàn thực phẩm.

• Tránh sử dụng pate hoặc đồ hộp đã mở lâu trong tủ lạnh (quá 3 ngày).

Ngộ độc botulinum có thể gây liệt cơ, khó thở và tử vong, đặc biệt khi sử dụng thực phẩm đóng hộp hoặc thực phẩm tự làm không đảm bảo vệ sinh, tiệt trùng. Do đó, người tiêu dùng cần thận trọng và tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc an toàn thực phẩm khi sử dụng và bảo quản thực phẩm đóng hộp để không xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Ý kiến bạn đọc

Sức khỏe

Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường chung tay chăm sóc sức khoẻ người dân xã Thành Sơn
Xã hội

Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường chung tay chăm sóc sức khoẻ người dân xã Thành Sơn

Ngày 30.3, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phối hợp cùng Thanh tra tỉnh Hòa Bình và một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế, công nghệ tổ chức Chương trình khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho người dân nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật tại xã Thành Sơn, huyện Mai Châu.

Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV
Sức khỏe

Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV

Ngày 29.3, Bộ Y tế chính thức phát động Chiến dịch Truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV” nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức, kêu gọi phòng ngừa các bệnh lý và ung thư do vi rút HPV (Human Papillomavirus) gây ra.

Đột quỵ tấn công người trẻ ngày càng nhiều
Sức khỏe

Đột quỵ tấn công người trẻ ngày càng nhiều

Theo thông tin từ Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, chỉ trong ba tháng đầu năm 2025, đơn vị đã tiếp nhận hơn 10 ca đột quỵ não ở người trẻ. Gần đây nhất là ca bệnh P.H.S (21 tuổi), có tiền sử tim bẩm sinh bị đột quỵ nhồi máu não do tác động mạch não giữa phải.

75% bệnh nhân mắc bệnh sởi không nhớ mình có tiêm chủng hay không
Sức khỏe

75% bệnh nhân mắc bệnh sởi không nhớ mình có tiêm chủng hay không

Chiều ngày 27.3, Chủ tịch Hội đồng Y khoa quốc gia, Thứ trưởng Bộ Y tế GS.TS Trần Văn Thuấn đã đi kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, thu dung điều trị bệnh nhân sởi tại Bệnh viện Bạch Mai. Điều đáng nói, trong số những ca mắc sởi, có đến 75% bệnh nhân không nhớ mình có tiêm chủng hay không.

Nắng nóng kéo dài, cần chú ý các bệnh cho trẻ
Sức khỏe

Nắng nóng kéo dài, cần chú ý các bệnh cho trẻ

Những ngày gần đây, thời tiết các tình thành phía Nam trải qua thời điểm nắng nóng, gắt, môi trường biến đổi thất thường, là điều kiện cho vi khuẩn, siêu vi khuẩn… bùng phát tấn công trẻ nhỏ. Dưới đây là một số bệnh mà trẻ nhỏ thường gặp trong mùa hè mà Trưởng khoa Tâm lý - Bệnh viện Nhi đồng 1 thành phố Hồ Chí Minh Ths.BS Đinh Thạc lưu ý các bậc phụ huynh bảo vệ con.