Bị cảm cúm, người bệnh chú ý gì trong dinh dưỡng?

Người mắc cúm thường có triệu chứng sốt cao, nghẹt mũi, hắt hơi, đau họng, ho với cơn ngắn không có đờm, đặc biệt người bệnh thường có biểu hiện đau đầu, đau nhức cơ thể, chán ăn, ăn không ngon miệng và cảm giác gần như kiệt sức.

Bởi vậy, để giảm nhẹ triệu chứng và thúc đẩy quá trình hồi phục, người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống của mình, bao gồm các thực phẩm nên và không nên tiêu thụ.

Theo BSCKII 2 Huỳnh Tấn Vũ (Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố HCM - cơ sở 3), bệnh cúm có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng trên hệ hô hấp, đặc biệt là ở những người có sẵn bệnh lý mãn tính.

Sau khi mắc cúm, một số người có thể bị suy giảm sức đề kháng nên dễ mắc các biến chứng do bội nhiễm vi khuẩn như viêm phế quản phổi, viêm mũi xoang,… Đặc biệt với các đối tượng có nguy cơ cao như: trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người lớn tuổi, người mắc các bệnh lý nền mãn tính, phụ nữ đang mang thai,… có tỷ lệ gặp di chứng nặng cao hơn.

sup-kem-bi-do.jpg
Nên chọn những món ăn nhẹ nhàng và dễ tiêu như cháo, súp…

BSCKII 2 Huỳnh Tấn Vũ cho biết, hầu hết người bệnh cúm đều tăng nhu cầu dinh dưỡng do năng lượng bị tiêu hao, nếu không bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và đúng cách, họ rất dễ suy dinh dưỡng nặng.

Tình trạng thiếu dinh dưỡng làm tăng nguy cơ bội nhiễm, bệnh trở nặng, kéo dài thời gian hồi phục, tăng chi phí điều trị. Do đó, để chủ động chăm sóc và điều trị cúm hiệu quả, người bệnh cần chú ý vào chế độ dinh dưỡng để nâng cao đề kháng, ngăn ngừa biến chứng và hỗ trợ hồi phục sức khỏe nhanh nhất bằng các loại thực phẩm dưới đây:

Các loại thực phẩm giàu kẽm

Kẽm là vi chất mà cơ thể rất cần để các tế bào miễn dịch có thể hoạt động tối ưu. Khi bị cúm, việc tăng cường bổ sung các thủy hải sản có vỏ giàu kẽm như thịt, cá, tôm, sò, hàu, trứng, sữa,… rất cần thiết, vì đây là thực phẩm giúp tăng cường miễn dịch, sức khỏe sớm phục hồi, duy trì vị giác và khứu giác, nâng cao thể trạng. Kẽm tham gia vào hàng trăm enzym chuyển hóa trong cơ thể, nếu thiếu kẽm thì rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm về đường hô hấp, đường tiêu hóa do sức đề kháng bị suy giảm.

Rau xanh

Các loại rau xanh cũng là thực phẩm mà người mắc bệnh cúm nên ăn. Cải bó xôi (rau chân vịt), cải xoăn và các loại rau lá xanh khác nằm trong danh sách các loại thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng hiệu quả, bởi rau xanh không chỉ giàu vitamin C, E mà còn chứa rất nhiều chất chống oxy hóa và beta carotene (1). Đây điều là những chất có tác dụng tăng khả năng chống viêm cho hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể, đặc biệt sức đề kháng của da – lớp “áo giáp” đặc biệt của cơ thể chống lại các tác nhân gây hạn, đặc biệt là virus gây bệnh.

Bông cải xanh

Bông cải xanh là loại thực phẩm chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe (giàu hàm lượng vitamin A, C, E). Chất sulforaphane có trong bông cải xanh chống oxy hóa, làm giảm căng thẳng, làm chậm sự suy giảm của hệ thống miễn dịch, bảo vệ niêm mạc đường hô hấp (2)… Đây là một trong những loại rau rất tốt cho sức khỏe, có thể đưa vào chế độ dinh dưỡng mỗi ngày, chứ không chỉ riêng cho người đang bị cúm.

Bông cải xanh là nguồn cung cấp năng lượng và dinh dưỡng dồi dào, mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể khi bị cúm

Gừng

Gừng là thực phẩm quan trọng hàng đầu được nhiều người sử dụng khi đang bị cúm hoặc sau khi ốm dậy. Theo các nghiên cứu mới nhất, gừng có tác dụng tăng cường miễn dịch của cơ thể, giảm viêm, giảm đau, giúp ngăn ngừa, điều trị các bệnh viêm nhiễm và làm chậm quá trình tạo cholesterol. Ngoài ra, gừng có thể giảm nôn, buồn nôn rất hiệu quả và là “liều thuốc” rất quan trọng cho hệ miễn dịch.

trai-cay-giau-vitamin-c.jpg
Cung cấp thực phẩm giàu vitamin C sẽ giúp người bệnh nhanh khỏi bệnh

Các loại trái cây giàu vitamin C

Vitamin C là chất dinh dưỡng quan trọng giúp kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, đặc biệt rất hữu ích đối với người đang bị cúm vì dưỡng chất này giúp tăng khả năng sản sinh của bạch hầu trong máu. Tuy nhiên, cơ thể mỗi người lại không thể tự sản sinh hoặc tổng hợp vitamin C mà cần phải được bổ sung qua các thực phẩm để cải thiện sức khỏe. Các loại trái cây họ cam chanh như cam, quýt, chanh, bưởi,… là nguồn thực phẩm rất giàu vitamin C (3).

Cung cấp nhiều thực phẩm giàu vitamin C sẽ giúp người bệnh nhanh khỏi bệnh và giảm mức độ nghiêm trọng của triệu chứng

Các loại hạt ngũ cốc

Ngũ cốc cũng là loại thực phẩm tốt cho người bệnh cúm. Các loại ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì, quinoa, gạo và yến mạch,… đều có chứa một lượng chất béo, chất xơ cũng như một số vitamin và các khoáng chất khác đáng kể, hỗ trợ người bị cúm nhanh khỏi bệnh. Tuy nhiên, cũng như các loại đậu, ngũ cốc tinh chế có chứa phytate – yếu tố làm giảm khả năng hấp thụ kẽm.

Ngũ cốc nguyên hạt chứa ít phytate hơn các phiên bản tinh chế có thể khiến cơ thể giúp hấp thu kẽm nhiều hơn. Đồng thời, việc ăn ngũ cốc nguyên hạt cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng tốt cho sức khỏe như chất xơ, vitamin B, magie, sắt, phốt pho, mangan và selen.

Trên thực tế, ăn ngũ cốc nguyên hạt hỗ trợ kéo dài tuổi thọ và một số lợi ích sức khỏe khác, bao gồm giảm nguy cơ béo phì, tiểu đường tuýp 2 và bệnh lý tim mạch. Do vậy, hạt ngũ cốc trở thành thực phẩm tuyệt vời và rất cần thiết bổ sung vào chế độ ăn uống.

Sức khỏe

Có hay không lỗ hổng pháp lý trong quản lý sữa?
Thời sự Quốc hội

Có hay không lỗ hổng pháp lý trong quản lý sữa?

Chiều 16.4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo tổng hợp kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội năm 2024.

Ma trận sữa giả: Làm sao để làm người tiêu dùng thông thái?
Sức khỏe

Ma trận sữa giả: Làm sao để làm người tiêu dùng thông thái?

Những thông tin tiêu cực về vụ việc sản xuất sữa bột giả ở Chương Mỹ, Hà Nội đang tác động mạnh đến người tiêu dùng nội địa. Nếu cơ quan chức năng cũng như cơ quan quản lý nhà nước về kiểm định, an toàn thực phẩm, cấp phép... không siết lại thì sữa hoàn toàn có nguy cơ trở thành thị trường mất niềm tin nhất trong thời gian tới.

Lô sữa giả trong đường dây sản xuất, kinh doanh sữa giả bị phát hiện đang được đóng gói
Sức khỏe

Cần xử lý nghiêm hành vi quảng cáo sai sự thật

Đó là đề nghị của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) trước thực trạng nhiều người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội đang “vô tư” quảng cáo thực phẩm và thực phẩm chức năng sai sự thật hoặc thổi phồng công dụng của sản phẩm.

FPT Long Châu lên tiếng về thông tin sai lệch liên quan đến sản phẩm Happy Mom
Sức khỏe

FPT Long Châu lên tiếng về thông tin sai lệch liên quan đến sản phẩm Happy Mom

Ngày 14.4, một số trang mạng xã hội đã đăng tin về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm "Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Happy Mom" đang kinh doanh tại nhà thuốc Long Châu. Trước những nội dung sai lệch, có nguy cơ gây hiểu lầm và hoang mang cho người tiêu dùng, FPT Long Châu khẳng định các thông tin đang lan truyền về sản phẩm nêu trên là không chính xác. 

Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch Lâm sàng đầu tiên của Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế
Sức khỏe

Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch Lâm sàng đầu tiên của Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 14.4, Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch Lâm sàng thuộc Hệ thống Y tế Vinmec chính thức được Tổ chức Dị ứng Thế giới (World Allergy Organization – WAO) công nhận là Trung tâm Xuất sắc (COE). Đây là lần đầu tiên một đơn vị y tế tại Việt Nam đạt được WAO công nhận, đưa lĩnh vực Dị ứng – Miễn dịch Lâm sàng trong nước tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế.

Nguy cơ đột quỵ từ thuốc tránh thai
Sức khỏe

Nguy cơ đột quỵ từ thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai có hiệu quả và giá trị không thể phủ nhận đối với cộng đồng. Tuy nhiên, loại thuốc này cũng tiềm ẩn những nguy cơ nghiêm trọng, đặc biệt với biến chứng huyết khối và đột quỵ.

Hà Nội: Số ca mắc sởi tiếp tục tăng
Sức khỏe

Hà Nội: Số ca mắc sởi tiếp tục tăng

Ngày 13.4, thông tin tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho thấy, trong tuần từ ngày 5.4 đến 12.4), trên địa bàn thành phố ghi nhận 212 ca mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã (tăng 9 ca so với tuần trước đó).