Việt Nam lần đầu thực hiện thành công ca thay van động mạch phổi qua đường tĩnh mạch ở cổ

Đây là ca can thiệp đầu tiên qua đường tĩnh mạch cổ được thực hiện tại Việt Nam và là một trong số các ca rất hiếm trên thế giới.

Lúc 3 tháng tuổi, bé trai Đ.Đ.L. (sinh năm 2012, ở Mê Linh, Hà Nội) bất ngờ có biểu hiện khó thở, tím tái. Gia đình đưa cháu tới Bệnh viện Việt Đức thăm khám, phát hiện bệnh nhi mắc tim bẩm sinh. Khi đó, trẻ được phẫu thuật lần thứ nhất tại Bệnh viện Việt Đức.

Sau 2 năm, vào năm 2014, bệnh nhi phải trải qua ca phẫu thuật thứ hai tại Bệnh viện Tim Hà Nội. Lần này, các bác sĩ đã tiến hành sửa toàn bộ cho trẻ: sửa van 3 lá, sửa nhánh động mạch phổi, vá thông liên nhĩ. Đến năm 2018, trẻ tiếp tục trải qua cuộc mổ thứ ba tại Bệnh viện Tim Hà Nội để sửa nhánh trái động mạch phổi. Sau phẫu thuật, trẻ đến kiểm tra định kỳ tại Bệnh viện Tim Hà Nội.

Thời gian gần đây, cháu L. xuất hiện mệt, khó thở khi hoạt động thể lực. Các bác sĩ phát hiện van động mạch phổi của trẻ bị hở nặng 4/4, gây suy chức năng tim phải. Tổn thương này cần phải can thiệp bằng phẫu thuật hoặc can thiệp qua đường ống thông để phòng bệnh tiến triển nặng thêm.

z6298170521160-7c16593088dddf8ada0ecb06a68308e8.jpg
Các bác sĩ hội chẩn trước phẫu thuật (Ảnh: BSCC)

TS.BS Nguyễn Công Hà, Phó khoa Tim mạch can thiệp, Bệnh viện Tim Hà Nội cho biết, để thay van động mạch phổi, phương pháp kinh điển là mở lồng ngực (phẫu thuật tim hở). Tuy nhiên, phương pháp này có mức độ xâm lấn rất lớn, người bệnh phải nằm viện kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe sau phẫu thuật. Đặc biệt, với trường hợp này, bệnh nhi đã phẫu thuật 3 lần nên nếu phẫu thuật lần 4 thì nguy cơ cuộc mổ sẽ cao hơn.

Theo bác sĩ Hà, phương pháp tiên tiến hơn là thay van động mạch phổi qua ống thông. Các bác sĩ sẽ sử dụng một loại van nhân tạo sinh học, van này sẽ được thu nhỏ vào trong ống thông.

Bình thường, ống thông sẽ được luồn từ một tĩnh mạch lớn từ đùi để đưa dụng cụ đến vị trí van động mạch phổi bị hở. Thông qua hệ thống máy chụp mạch máu xóa nền, bác sĩ sẽ đưa dụng cụ đến vị trí van động mạch phổi bị hở, đẩy van nhân tạo ra khỏi ống thông. Sau đó, van nhân tạo bung ra và hoạt động như một van tim bình thường. Đây là kỹ thuật ít xâm lấn, ít gây biến chứng, giúp bệnh nhân phục hồi nhanh sau can thiệp.

Tuy nhiên, do trước đó bệnh nhi đã phải trải qua 3 lần phẫu thuật nên các tĩnh mạch ở đùi bị tắc, khi can thiệp không thể đưa ống thông đi qua tĩnh mạch đùi được.

Sau khi hội chẩn toàn viện, các bác sĩ quyết định sẽ làm can thiệp thay van động mạch phổi qua đường tĩnh mạch ở cổ.

Được biết, đây là lần đầu tiên các bác sĩ Bệnh viện Tim Hà Nội thực hiện can thiệp đi qua đường tĩnh mạch cổ, dưới sự hỗ trợ của TS.BS Đỗ Nguyên Tín, Trưởng Đơn vị can thiệp tim mạch, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP. Hồ Chí Minh).

Đây cũng là ca đầu tiên tại Việt Nam và là một trong số các ca rất hiếm trên thế giới vì việc can thiệp đi qua đường cổ phức tạp hơn rất nhiều, khả năng biến chứng khi can thiệp cũng cao hơn. Thông thường, can thiệp đi qua đường đùi thì mạch máu chạy thẳng, dễ đưa dụng cụ. Khi đi qua đường cổ, đường đi vòng vèo, khó đưa dụng cụ vào và dụng cụ hay bị bật ra.

z6298171803560-3c8366d78e8c6e464d857d5cb0cd1953.jpg
Các bác sĩ trong ca phẫu thuật cho bệnh nhi (Ảnh: BSCC)
z6298171428285-3845b3e5985226d68ecb3713365141ca.jpg
Sau phẫu thuật, sức khỏe của trẻ ổn định (Ảnh: BSCC)

Sau hơn 3 tiếng thực hiện, ca can thiệp động mạch phổi đã thành công tốt đẹp. Bệnh nhi sau đó được chuyển lên phòng hồi sức. Chỉ hơn 2 ngày sau phẫu thuật, cháu đã có thể đi lại nhẹ nhàng và xuất viện trong vài ngày sau đó.

Các bác sĩ thông tin, với trường hợp này, vào thời gian đầu trẻ sẽ phải khám định kỳ mỗi tháng một lần, sau đó có thể là 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm. Trẻ không cần dùng thuốc chống đông kéo dài.

Ưu điểm của can thiệp động mạch phổi qua da là bệnh nhân không đau, thời gian nằm viện ngắn và đặc biệt là không để lại vết sẹo dài như phẫu thuật kinh điển.

Phương pháp này chỉ định can thiệp qua da cho những bệnh nhân hở phổi sau khi phẫu thuật tứ chứng Fallo 4 hoặc hở phổi nặng - đã làm can thiệp nong van, hở phổi sau thông thắt teo van.

Sức khỏe

Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch Lâm sàng đầu tiên của Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế
Sức khỏe

Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch Lâm sàng đầu tiên của Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 14.4, Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch Lâm sàng thuộc Hệ thống Y tế Vinmec chính thức được Tổ chức Dị ứng Thế giới (World Allergy Organization – WAO) công nhận là Trung tâm Xuất sắc (COE). Đây là lần đầu tiên một đơn vị y tế tại Việt Nam đạt được WAO công nhận, đưa lĩnh vực Dị ứng – Miễn dịch Lâm sàng trong nước tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế.

Nguy cơ đột quỵ từ thuốc tránh thai
Sức khỏe

Nguy cơ đột quỵ từ thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai có hiệu quả và giá trị không thể phủ nhận đối với cộng đồng. Tuy nhiên, loại thuốc này cũng tiềm ẩn những nguy cơ nghiêm trọng, đặc biệt với biến chứng huyết khối và đột quỵ.

Hà Nội: Số ca mắc sởi tiếp tục tăng
Sức khỏe

Hà Nội: Số ca mắc sởi tiếp tục tăng

Ngày 13.4, thông tin tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho thấy, trong tuần từ ngày 5.4 đến 12.4), trên địa bàn thành phố ghi nhận 212 ca mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã (tăng 9 ca so với tuần trước đó).

US-HIFU - Bước đột phá trong điều trị khối u không xâm lấn tại Việt Nam
Sức khỏe

US-HIFU - Bước đột phá trong điều trị khối u không xâm lấn tại Việt Nam

Chiều 12.4, tại Hà Nội, Bệnh viện Phụ sản Thiện An đã tổ chức Hội nghị Khoa học giới thiệu kỹ thuật điều trị khối u bằng sóng siêu âm hội tụ cường độ cao dưới hướng dẫn của siêu âm (US-HIFU) - đánh dấu bước ngoặt lớn trong đổi mới công nghệ điều trị không xâm lấn tại Việt Nam.

Sau vụ 7 trẻ bị xâm hại tại cơ sở tu tập: Bộ Y tế đề nghị thanh tra, kiểm tra toàn bộ cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em
Sức khỏe

Sau vụ 7 trẻ bị xâm hại tại cơ sở tu tập: Bộ Y tế đề nghị thanh tra, kiểm tra toàn bộ cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em

Ngày 12.4, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức đã ký văn bản gửi các địa phương đề nghị tăng cường tổ chức thanh tra, kiểm tra toàn bộ các cơ sở có thực hiện hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trên địa bàn, đặc biệt là các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo.

TP. Hồ Chí Minh: Khẩn trương điều tra vụ 29 học sinh nghi ngờ ngộ độc sau bữa trưa tại trường
Sức khỏe

TP. Hồ Chí Minh: Khẩn trương điều tra vụ 29 học sinh nghi ngờ ngộ độc sau bữa trưa tại trường

Sau khi nhận được báo cáo ban đầu từ Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường tiểu học Võ Thị Sáu (quận 7, TP. Hồ Chí Minh) diễn ra ngày 9.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn yêu cầu khẩn trương điều tra, truy xuất nguồn gốc vụ việc.