4 cách điều trị cúm mùa bằng Y học cổ truyền hiệu quả

Người bệnh cúm mùa thường diễn biến nhẹ và có thể hồi phục trong vòng 2-7 ngày. Với các phương pháp vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, bài thuốc y học cổ truyền, tập luyện… đều nhằm mục đích phòng bệnh và trị bệnh ở mức độ nhẹ.

Khoa Y học cổ truyền - Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh cúm mùa (cúm A, B) theo Y học cổ truyền là “Ôn dịch” của học thuyết “Ôn bệnh học” và có tên “Cảm mạo ôn bệnh”. Cụ thể, cúm mùa là một loại bệnh ngoại cảm có tính truyền nhiễm, lây lan mạnh trong cộng đồng.

Nguyên nhân chủ yếu do cảm thụ các yếu tố “dịch lệ”, thường xuất hiện theo mùa (thời hành dịch độc) vào cuối đông đầu xuân. Ngoài ra, thời tiết bất thường cũng trở thành điều kiện thuận lợi phát sinh bệnh.

cum.jpg
Ảnh minh họa

Theo nguyên lý Y học cổ truyền, cùng với các biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh cho thấy, vị trí gây bệnh của cúm mùa ở tạng “Phế” (hệ hô hấp), thuộc tính của nguyên nhân gây bệnh “thấp độc” (các yếu tố dịch bệnh trong môi trường ẩm thấp). Tùy theo chính khí của mỗi người hoặc phối hợp thêm các nguyên nhân như nhiệt, thấp, đàm... mà thời gian phát bệnh, nhiều thể bệnh và mức độ bệnh lý nặng nhẹ khác nhau trên lâm sàng.

Khoa Y học cổ truyền - Bệnh viện Bạch Mai gợi ý, với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, mỗi người dân cần nâng cao sức khỏe của bản thân và vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ. Để thực hiện các phương pháp y học cổ truyền có hiệu quả tốt, Khoa Y học cổ truyền chỉ ra một số phương pháp phòng cúm mùa người dân có thể áp dụng dễ dàng như sau:

Vệ sinh môi trường (nhà cửa, nơi làm việc)

Sử dụng dược liệu chứa tinh dầu như Cây sả, Chanh, Quế, Mùi, Bưởi, Tràm Gió, Gừng tươi, Kinh Giới, Tía Tô, Bồ Kết… hoặc chế phẩm tinh dầu của các loại dược liệu này.

Với cách dùng, có thể dùng một loại dược liệu hoặc phối hợp nhiều loại dược liệu, mỗi loại từ 100 - 400g tùy theo loại dược liệu và diện tích phòng, cho dược liệu vào nồi, đổ nước ngập dược liệu, đậy nắp nồi, đun sôi lăn tăn, mở nắp để hơi nước bão hòa tinh dầu khuếch tán ra không gian phòng, tiếp tục đun sôi nhỏ thêm 30 phút, đóng cửa phòng khoảng 20 phút. Ngày thực hiện 2 lần, sáng và chiều.

Lưu ý, không xông có tinh dầu trong phòng ngủ có trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ em đang sốt và có tiền sử co giật do sốt cao, động kinh, người có dị ứng với các loại thảo dược trên.

Vệ sinh cá nhân

Bằng cách dùng nồi nấu lá có tinh dầu hay các loại tinh dầu nấu sôi, trùm lên mặt xông, thời gian xông khoảng 15 – 20 phút. Các loại lá có tinh dầu có thể chọn lựa: lá lốt, lá trầu, lá trà, lá ngũ sắc, lá bạch đàn, tỏi, sả, bồ kết, gừng, lá bưởi. Tinh dầu có thể chọn tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu bạc hà, tinh dầu xả…

Việc xông hơi nóng vào mũi, họng và phổi là một giải pháp lý tưởng để vô hiệu hóa sự lây nhiễm của vi rút trong giai đoạn đầu mới nhiễm, khi vi rút khu trú tại chỗ ở mũi, miệng, họng, thậm chí ở phổi nhưng chưa nhiễm vào máu. Nhiệt độ cao sẽ tấn công virus và ngăn chặn quá trình tự nhân đôi của chúng.

Bên cạnh đó, lấy 10g hương nhu sắc cùng 200ml nước, dùng súc miệng vào 2 lần trong ngày vào sáng sớm và trước khi đi ngủ. Rửa mũi, súc miệng bằng nước muối sinh lý hằng ngày.

Bài thuốc phòng và điều trị

Ngọc bình phong tán

Ngọc bình phong tán là tên một bài thuốc cổ từ thời Kim Nguyên (Trung Quốc), có công dụng ích khí, cố biểu và chỉ hãn, thường được dùng để chữa các chứng cảm mạo ở những người thể chất hư nhược.

Trong đó, “Bình phong” có nghĩa là tấm chắn. “Ngọc bình phong” là tấm chắn được chế bằng ngọc có công dụng che chắn bảo vệ cơ thể nhằm phòng chống các nhân tố gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể.

Bài thuốc gồm 3 vị: hoàng kỳ 18-36g, bạch truật 12g, và phòng phong 6-12g. Với cách dùng hoàng kỳ, bạch truật, phòng phong sấy khô, tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, uống thay trà hàng ngày. Cũng có thể dùng bài thuốc này dưới dạng sắc uống, mỗi ngày sắc 1 thang.

Kết quả nghiên cứu dược lý và lâm sàng của các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy, với cấu trúc phối hợp 3 vị thuốc nói trên, Ngọc bình phong tán có tác dụng khá đặc biệt trên hệ miễn dịch của cơ thể, vừa nâng cao hệ miễn dịch dịch thể, vừa cải thiện tích cực miễn dịch tế bào, ức chế phản ứng quá mẫn, tăng cường sức chống đỡ của niêm mạc đường hô hấp. Từ đó, phòng chống hiệu quả tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn và virus gây nên.

untitled.jpg
Ảnh: BVCC

Tỏi ngâm mật ong điều trị ho đau rát họng

Nguyên liệu bao gồm: 200ml mật ong, 30gr tỏi (tương đương với 30 nhánh tỏi), 1 lọ thuỷ tinh dung tích 300ml.

Dùng tỏi bóc vỏ đập dập hoặc băm nhỏ để ngoài không khí khoảng 10 phút sau đó cho vào hũ thuỷ tinh đã đựng sẵn 200ml mật ong. Ngâm 2 tuần có thể dùng được. Nếu cần dùng luôn thì đem hỗn hợp tỏi mật ong hấp cách thuỷ 20 phút.

Lưu ý, mặc dù tỏi có tác dụng kháng sinh mạnh nhưng tỏi chỉ đem lại hiệu quả đối với trường hợp viêm họng do virus, dị ứng hoặc do các nguyên nhân không nhiễm trùng khác. Không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi, người đang bị tiêu chảy hoặc đầy bụng.

Tập luyện

Phương pháp thở 4 thì của Nguyễn Văn Hưởng: gồm: Hít vào - Giữ hơi – Thở ra – Nín thở.

Mỗi lần tập mười hơi thở. Một ngày tập một đến hai lần. Khi chữa bệnh tập nhiều hơn 20 – 40 hơi thở mỗi lần (Tăng huyết áp, hen suyễn...). Để theo dõi đủ 10 hơi thở ta dùng các mười ngón tay.

- Tác dụng: luyện tổng hợp hô hấp, tuần hoàn và thần kinh; chủ yếu là luyện sự cân bằng hai quá trình hưng phấn và ức chế.

- Thì 1 (Hít vào): Hít vào bằng mũi nhẹ êm, hít vào ngực bụng cùng vươn lên, hít vào vừa đủ - vừa căng (80-85%). Hít vào không gắng gượng do quá sức hít vào để tránh đóng thanh quản. Trong quá trình hít vào, để ý sự nâng lên của lồng ngực và bụng thông qua cảm giác tại 2 bàn tay. Nét mặt tươi, thanh thản.

- Thì 2 (Ngưng giữ hơi thở): Ngưng thở vào (không đóng thanh quản) khoảng 2 - 3 giây. Co nhẹ cơ hậu môn và giữ trong thời gian ngưng thở.

- Thì 3 (Thở ra): Thả lỏng cơ thắt đáy chậu (hậu môn). Thở ra bằng mũi. Để ý hai bàn tay chằn nhẹ lên ngực – bụng. Khi thở ra, để lồng ngực và bụng xẹp xuống một cách nhẹ nhàng tự nhiên – không kìm cũng không thúc (ngực bụng xuống cùng lúc).

- Thì 4 (Ngưng giữ hơi thở): Sau khi đã xẹp vừa thì ngưng, trong vòng 2 - 3 giây (khi đó Tâm ý vẫn giữ ở hai bàn tay). Giữ trạng thái xẹp này không cho không khí đi vào nhưng thanh quản vẫn mở. Cảm giác toàn thân phẳng dẹp, xẹp, trì nặng trên sàn (như quả bóng hết hơi). Nét mặt thanh thản. Khi xẹp rồi, giữ độ xẹp đó đúng hiện trạng, không gồng cơ.

Khoa Y học cổ truyền - Bệnh viện Bạch Mai lưu ý, với các phương pháp vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, bài thuốc y học cổ truyền, tập luyện… đều nhằm mục đích phòng bệnh và trị bệnh ở mức độ nhẹ.

Trong trường hợp: Sốt cao liên tục trên 39 độ C, không đáp ứng thuốc hạ sốt hoặc co giật; khó thở, thở nhanh; hoặc nhịp thở bất thường, đau ngực hoặc đau cơ dữ dội, tím môi và đầu chi lạnh; trẻ li bì, mệt mỏi, ăn kém, nôn trớ nhiều… cần đến bệnh viện ngay. Đặc biệt, với người già trên 65 tuổi, bệnh nhân có bệnh mạn tính như phổi mạn tính, hen suyễn mãn tính, phổi tắc nghẽn mạn tính, người tiểu đường, gan, thận, tim, phụ nữ mang thai, người có suy giảm miễn dịch.

Sức khỏe

Ra mắt phòng xét nghiệm tự động hóa đầu tiên tại Tây Nguyên
Địa phương

Ra mắt phòng xét nghiệm tự động hóa đầu tiên tại Tây Nguyên

Ngày 15.2, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2.1955 - 27.2.2025) và 3 năm Ngày thành lập bệnh viện (16.2.2022 - 16.2.2025), Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột đã tổ chức hội nghị khoa học thường niên lần thứ III năm 2025 với sự tham dự của hơn 300 đại biểu từ các cơ sở y tế trên cả nước.

TP. Hồ Chí Minh: Thẩm mỹ viện DG Luxury chỉ là cơ sở cắt tóc, gội đầu
Sức khỏe

TP. Hồ Chí Minh: Thẩm mỹ viện DG Luxury chỉ là cơ sở cắt tóc, gội đầu

Hộ kinh doanh Nguyễn Thị Kim Chi - NTKC chỉ đăng ký kinh doanh dịch vụ cắt tóc, làm đầu, gội đầu... nhưng treo biển hiệu là Thẩm mỹ viện DG Luxury, quảng cáo và thực hiện nhiều dịch vụ thẩm mỹ có xâm lấn cho khách hàng, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng dịch vụ.

Bình Thuận: Kiểm soát chặt từ chuồng trại đến lò mổ để ngăn dịch tả lợn Châu Phi
Sức khỏe

Bình Thuận: Kiểm soát chặt từ chuồng trại đến lò mổ để ngăn dịch tả lợn Châu Phi

Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi bùng phát, lây lan rộng, Công an tỉnh Bình Thuận đang tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động vận chuyển, buôn bán, giết mổ lợn trái phép. Đồng thời, phối hợp với các ngành chức năng xử lý nghiêm vi phạm, ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập, bảo vệ ngành chăn nuôi và sức khỏe cộng đồng.

Người dân Đắk Lắk chủ động tiêm phòng vaccine cúm
Sức khỏe

Người dân Đắk Lắk chủ động tiêm phòng vaccine cúm

Trước tình trạng số ca mắc cúm gia tăng và nguy cơ biến chứng nghiêm trọng, người dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã chủ động đi tiêm vaccine cúm nhằm bảo vệ sức khỏe. Tại phòng tiêm chủng của các bệnh viện trên địa bàn tỉnh, lượng người đến tiêm vaccine phòng cúm mùa tăng gấp nhiều lần so với trước Tết.

Cao điểm cúm mùa: Chuyên gia khuyến cáo trường hợp nguy cơ diễn biến nặng
Sức khỏe

Cao điểm cúm mùa: Chuyên gia khuyến cáo trường hợp nguy cơ diễn biến nặng

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, nhóm người lớn tuổi, người có các bệnh lý nền, đặc biệt là bệnh lý về tim mạch, hô hấp, các bệnh chuyển hóa như tiểu đường hoặc những người có suy giảm miễn dịch có tỷ lệ diễn biến nặng khi mắc cúm cao hơn so với người khỏe mạnh. Do đó, những trường hợp này nên ưu tiên việc tiêm vaccine phòng bệnh cúm.

5 biện pháp phòng ngừa bệnh cúm trong mùa nồm ẩm
Sức khỏe

5 biện pháp phòng ngừa bệnh cúm trong mùa nồm ẩm

Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus cúm (A/H1N1, A/H3N2, B, C) gây ra. Vi rút cúm lây lan nhanh qua đường hô hấp thông qua giọt bắn khi ho, hắt hơi, hoặc tiếp xúc với bề mặt nhiễm virus. Bệnh thường bùng phát mạnh vào mùa Đông-Xuân do điều kiện thời tiết lạnh ẩm, thuận lợi cho vi rút phát triển.

Triệu chứng cúm như thế nào cần nhập viện điều trị?
Kinh tế - Xã hội

Triệu chứng cúm như thế nào cần nhập viện điều trị?

Bệnh cúm mùa ở khu vực phía Bắc đang có xu hướng gia tăng khiến rất nhiều người dân lo lắng. Vậy triệu chứng cúm như thế nào thì cần nhập viện, phòng bệnh ra sao, có nên tiêm vắc xin phòng cúm, có nên tự mua thuốc kháng virus về điều trị hay không?... Để giải đáp các thông tin trên, Báo Đại biểu Nhân dân đã có cuộc trao đổi với Bác sĩ CKII Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.