Nhật Bản trước thềm cuộc tổng tuyển cử 2024

Chiến dịch tranh cử cho cuộc đua vào Hạ viện Nhật Bản đã chính thức bắt đầu, với danh sách hơn 1.300 ứng cử viên đến từ 11 đảng và tổ chức chính trị tham gia tranh cử. Giới quan sát nhận định, trong bối cảnh đất nước đang phải đối mặt với những thách thức từ nhiều phía, cuộc tổng tuyển cử lần này sẽ xem là cơ hội để Nhật Bản giải quyết những khủng hoảng trong nước, củng cố lại hệ thống chính trị và tạo tiền đề cần thiết thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Số lượng ứng cử viên kỷ lục

Theo The Japan News, cuộc bầu cử Hạ viện Nhật Bản - tổng tuyển cử lần thứ 50 có danh sách với 1.344 ứng cử viên, cao hơn đáng kể so với con số 1.051 ứng cử viên đăng ký tại cuộc bầu cử năm 2021. Đáng chú ý, cuộc bầu cử năm nay chứng kiến tỷ lệ nữ tham gia tranh cử đạt kỷ lục chiếm 23,36%, vượt mốc 300 ứng cử viên nữ. Đây là con số cao nhất về số lượng nữ giới tham gia tranh cử trong bất kỳ cuộc khảo sát nào về các cuộc bầu cử Hạ viện ở Nhật Bản.

So với cuộc bầu cử Hạ viện năm 2021, số lượng khu vực bầu cử có sự điều chỉnh theo quy mô dân cư của 15 địa phương theo nguyên tắc “10 tăng, 10 giảm”. Trong đó, 5 tỉnh tăng tổng số 10 ghế trong Hạ viện bao gồm, Tokyo tăng thêm 5 ghế, Kanagawa thêm 2 ghế, Saitama, Chiba và Aichi mỗi tỉnh thêm 1 ghế; 10 địa phương mỗi địa phương giảm 1 ghế là Hiroshima, Miyagi, Niigata, Fukushima, Okayama, Ehime, Nagasaki, Wakayama, Yamaguchi, Shiga.

2024-ballotbox-4008.jpg
Cuộc tổng tuyển cử dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 27.10. Ảnh:: Kyodo News

Tất cả 465 ghế Hạ viện được đưa ra bầu lại, trong đó 289 ghế sẽ được bầu ở đơn vị bầu cử 1 ghế và 176 ghế được bầu theo tỷ lệ phiếu bầu cho mỗi đảng. Chiến dịch tranh cử sẽ kết thúc vào ngày 26.10, các ứng cử viên sẽ thực hiện một loạt chương trình vận động bầu cử, trong đó tập trung vào những chủ đề chính như biện pháp tăng trưởng kinh tế, cải cách chính trị.

Đây là cuộc bầu cử quốc gia đầu tiên kể từ khi các lãnh đạo mới của 3 đảng là đảng Dân chủ Tự do (LDP), đảng Công Minh và đảng Dân chủ Lập hiến (đảng đối lập lớn nhất) được xác định vào tháng 9 và Nội các mới của Thủ tướng Shigeru Ishiba được thành lập vào ngày 1.10.

Theo giới quan sát, sự kiện lần này đặc biệt quan trọng bởi sau 3 năm cử tri Nhật Bản có thể lựa chọn ra người đại diện cho tiếng nói của mình trong cơ quan lập pháp. Lần tổng tuyển cử gần nhất của Nhật Bản được tổ chức ngay sau khi cựu Thủ tướng Kishida Fumio nhậm chức năm 2021.

Trong lịch sử, chỉ có một lần bầu cử do hết nhiệm kỳ là vào năm 1976 dưới chính quyền Thủ tướng Miki Takeo, còn lại tất cả đều là do giải tán trước thời hạn. Quyết định giải tán là thẩm quyền của Thủ tướng và thời điểm giải tán được xác định theo đánh giá của chính quyền đương nhiệm. Việc giải tán Hạ viện Nhật Bản chỉ 8 ngày sau khi Thủ tướng Ishiba Shigeru nhậm chức, được xem là động thái nhanh nhất của một nhà lãnh đạo thời hậu chiến.

Ưu thế vẫn thuộc về đảng LDP cầm quyền

Liên minh cầm quyền hiện nay gồm LDP và đảng Công Minh, đặt mục tiêu giành ít nhất đa số ghế tại cuộc bầu cử Hạ viện lần này. Giới quan sát đặt ra câu hỏi, liệu đảng cầm quyền LDP cùng các đồng minh có bảo đảm được đa số ghế và tiếp tục chính phủ liên minh của mình hay không, hay các đảng đối lập sẽ gia tăng quyền lực khi đảng cầm quyền không còn chiếm được đa số.

Trong Quốc hội hiện nay, đảng LDP kiểm soát 256 ghế, đối tác của họ trong liên minh cầm quyền là đảng Công Minh nắm giữ 32 ghế. Các đảng đối lập có 190 ghế, 99 ghế trong số đó do Đảng Dân chủ Lập hiến Nhật Bản nắm giữ. Để kiểm soát Quốc hội, các đảng cần có ít nhất 233 ghế và giành được đa số trong mỗi ủy ban của Quốc hội. Đây được coi là mục tiêu khá dễ dàng vì liên minh cầm quyền trước đây nắm giữ 288 ghế trước khi Hạ viện giải tán.

Một số ý kiến cho rằng, cuộc tổng tuyển cử được xem như một phép thử đối với khả năng lãnh đạo của Thủ tướng Shigeru Ishiba, người đang phải vật lộn với sự ủng hộ mong manh và hoài nghi của công chúng. Ông Ishiba đã chọn phát động chiến dịch của đảng tại Iwaki, tỉnh Fukushima - một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của trận động đất vào tháng 3.2011. Trong chiến dịch tranh cử kéo dài 12 ngày, ông Ishiba phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn là thuyết phục công chúng rằng LDP vẫn là đảng tốt nhất để lãnh đạo đất nước, đồng thời củng cố vị thế lãnh đạo của chính mình. Theo đó, ban lãnh đạo LDP đã rút lại sự ủng hộ của 12 thành viên đảng có liên quan đến vụ bê bối.

Mặc dù ông được công chúng ủng hộ rộng rãi trong suốt sự nghiệp của mình, nhưng tỷ lệ chấp thuận ban đầu cho thấy họ vẫn thờ ơ với chính phủ mới. Trong một cuộc thăm dò của Kyodo News vào hôm 13.10, cho thấy tỷ lệ chấp thuận của công chúng đối với chính quyền mới là 42,0%, thấp hơn 8 điểm phần trăm so với cuộc khảo sát được tiến hành vào đầu tháng 10. Trong cuộc họp báo hôm 14.10, bản thân ông Ishiba đã thừa nhận cuộc bầu cử sắp tới sẽ vô cùng khó khăn với đảng LDP cầm quyền.

Song, giới chuyên gia nhận định, bất chấp những tổn thất đáng kể về uy tín và danh tiếng, LDP vẫn là lực lượng chính trị có ảnh hưởng lớn nhất ở Nhật Bản. Theo dữ liệu mới nhất từ hãng tin Kyodo News, tỷ lệ ủng hộ nội các của Thủ tướng Shigeru Ishiba mặc dù thấp đối với một chính phủ mới thành lập, nhưng vẫn cao hơn đáng kể so với chính phủ trước đó là 42%.

Đảng LDP vẫn đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò dư luận trước bầu cử. Theo cuộc thăm dò, 26,4% số người được hỏi cho biết họ sẽ bỏ phiếu cho LDP và 6,4% cho đối tác liên minh của LDP. Đảng Dân chủ Lập hiến nhận được sự ủng hộ của 12,4% số người được hỏi, con số dành cho các đảng đối lập khác thậm chí còn thấp hơn, và 1/3 số người được hỏi vẫn chưa quyết định họ sẽ bỏ phiếu cho bên nào.

Có thể nói, cơ hội chiến thắng của LDP trong cuộc bầu cử sớm sắp tới vẫn rất lớn, song liệu LDP có thể một mình giành được đa số trong Hạ viện, tức là vượt qua 233 số ghế hay không, vẫn là câu hỏi khó giải đáp.

Hàng loạt vấn đề cấp bách

Trong bối cảnh Nhật Bản đang phải đối mặt với loạt thách thức gia tăng cả trong và ngoài nước, liệu các chính trị gia có thể xua tan sự ngờ vực của công chúng đối với chính trị, nỗi lo lắng về cả sinh kế của họ, cũng như tương lai của quốc gia hay không.

Kể từ sau đại dịch Covid-19, tình hình kinh tế - xã hội của quốc gia này đã thay đổi đáng kể, với giá cả cao kỷ lục, dân số tiếp tục giảm với nhiều thách thức về an ninh và đối ngoại hiển hiện. Các nhà quan sát cho rằng, việc giải quyết tình trạng giá cả tăng cao là nhiệm vụ cấp bách. Về vấn đề tăng lương, các đảng đang kêu gọi tăng mức lương tối thiểu, hiện đang ở mức trung bình 1.055 yên (khoảng 7,08 đô la) trên toàn quốc. Trong bài phát biểu chính sách của mình, ông Ishiba đã đặt mục tiêu nâng mức lương tối thiểu trung bình toàn quốc lên 1.500 yên/mỗi giờ (khoảng 10,06 đô la) vào cuối những năm 2020. Ngoài ra, Chính phủ cam kết sẽ hỗ trợ cải thiện năng suất và chuyển giá để tăng cường khả năng trả lương cao hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Song, các chuyên gia bày tỏ sự nghi ngờ điều này có thể đạt được chỉ bằng cách mở rộng các chính sách hiện hành hay không.

Thêm vào đó, Nhật Bản đang phải đối mặt với tình trạng dân số giảm và xã hội già hóa. Theo dự báo của Viện Nghiên cứu dân số và an sinh xã hội quốc gia Nhật Bản, tỷ lệ người cao tuổi sẽ chiếm khoảng 35,3% tổng dân số Nhật Bản vào năm 2040 và có thể lên tới 40% vào năm 2060. Điều này sẽ dẫn tới nhu cầu về dịch vụ chăm sóc y tế và điều dưỡng sẽ tăng cao, trong khi lực lượng lao động và nguồn tài chính để cung cấp các dịch vụ này đều đang thiếu hụt. Mặc dù Chính phủ Nhật Bản áp dụng nhiều các biện pháp để giải quyết bài toán về dân số như tăng trợ cấp nuôi con và hỗ trợ tài chính cho các cặp vợ chồng trẻ, nhưng những nỗ lực này chưa thực sự mang lại hiệu quả.

Cuộc bầu cử này là thời điểm then chốt để kiểm tra xem liệu chính trị có thể giải quyết được các vấn đề mà quốc gia đang phải đối mặt hay không. Khi ngày bầu cử 27.10 đang đến gần, mỗi đảng có trách nhiệm đưa ra các giải pháp cho hàng loạt thách thức thông qua cuộc tranh luận. Dù đảng phái nào giành chiến thắng cuối cùng, cuộc bầu cử sẽ là tiền đề quan trọng, để Nhật Bản củng cố lại hệ thống chính trị, mở đường cho việc thực thi nhiều chính sách quan trọng nhằm tháo gỡ những thách thức lớn mà quốc gia này đang phải đối mặt. Với chính phủ của Thủ tướng Ishiba Shigeru, chiến thắng của LDP là tiền đề quan trọng mang lại tính chính danh cho vị trí Thủ tướng, đồng thời cho phép có thể thúc đẩy cơ quan lập pháp thông qua các chính sách đã đề ra.

Quốc tế

Các đồng minh gia tăng áp lực lên Israel, yêu cầu tôn trọng UNIFIL
Quốc tế

Các đồng minh gia tăng áp lực lên Israel, yêu cầu tôn trọng UNIFIL

Các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) có binh sĩ tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế ở Lebanon (UNIFIL), trong đó nhiều nước là đồng minh của Israel, đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp để gia tăng áp lực ngoại giao đối với Israel, buộc nước này có biện pháp bảo vệ và tôn trọng lực lượng của Liên Hợp Quốc (LHQ).

Hội nghị cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN
Việt Nam và các nước

Hội nghị cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN

Chiều ngày 17.10, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN. Mục tiêu của sự kiện là cung cấp thông tin chính xác, cập nhật và chuyên sâu về hợp tác ASEAN, từ đó nâng cao nhận thức của người dân về vai trò, đóng góp và hội nhập của Việt Nam trong khối, thông qua các kênh truyền thông.

Bế mạc Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Lào Khóa IX tháng 7.2024
Nghị viện thế giới

Nơi nhân dân các dân tộc Lào gửi gắm niềm tin

Với số lượng đại biểu Quốc hội và khối lượng văn bản luật tăng lên qua các khóa lập pháp, Quốc hội Lào ngày càng khẳng định vai trò là cơ quan đại biểu đại diện cho ý chí và nguyện vọng của toàn thể nhân dân các dân tộc Lào; một cơ quan lập pháp không ngừng đổi mới, hoạt động ngày càng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Quốc hội Lào đăng cai tổ chức Đại hội đồng AIPA-35 năm 2014. Nguồn: aipasecretariat.org
Nghị viện thế giới

Hành trình gần 30 năm với những đóng góp tích cực

Quốc hội Lào trở thành thành viên thứ 7 của Tổ chức Liên Nghị viện ASEAN (AIPO) vào năm 1997, sau 5 nước sáng lập gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan (năm 1977) và Việt Nam (1995). Trong suốt 27 năm gia nhập AIPO nay là AIPA, Quốc hội Lào luôn chứng tỏ là một thành viên tích cực, chủ động trong các sáng kiến hợp tác liên nghị viện khu vực.

Chú thích: Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane nhận chiếc búa Chủ tịch AIPA từ Indonesia tại Lễ bế mạc Đại hội đồng AIPA-44 năm 2023. Nguồn: aipasecretariat.org
Nghị viện thế giới

Chu đáo, kỹ lưỡng, bài bản - sẵn sàng cho Đại hội đồng AIPA - 45

Với vai trò Chủ tịch AIPA năm 2024, Quốc hội Lào sẽ đăng cai tổ chức Đại hội đồng AIPA lần thứ 45 từ ngày 17 - 23.10 với chủ đề “Vai trò của Nghị viện trong thúc đẩy hội nhập và tăng trưởng toàn diện của ASEAN”. Với một chuỗi sự kiện quan trọng như: cuộc họp Ban Chấp hành AIPA-45, lễ khai mạc chính thức Đại hội đồng AIPA-45, các cuộc họp của các ủy ban... Đại hội đồng AIPA-45 là một trong những hoạt động đối ngoại quan trọng của Lào trong năm Chủ tịch ASEAN/AIPA; để chuẩn bị cho chuỗi sự kiện này, Lào đã có một quá trình chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, bài bản.

WB tăng khả năng cho vay thêm 30 tỷ USD trong 10 năm tới
Quốc tế

WB tăng khả năng cho vay thêm 30 tỷ USD trong 10 năm tới

Trong cuộc bỏ phiếu ngày 15.10, Ngân hàng Thế giới (WB) đã nhất trí thay đổi các quy định cho vay nội bộ, cho phép bơm thêm 30 tỷ USD trong thập kỷ tới để giúp các nước đang phát triển và các thị trường mới nổi ứng phó với biến đổi khí hậu và các thách thức toàn cầu khác. Quyết định này nằm trong một loạt những nỗ lực cải cách của ngân hàng nhằm đáp ứng những thách thức mới đặt ra.

Ấn Độ: New Delhi áp đặt lệnh cấm hoàn toàn pháo nổ
Quốc tế

Ấn Độ: New Delhi áp đặt lệnh cấm hoàn toàn pháo nổ

Chính quyền thành phố New Delhi, Ấn Độ bắt đầu áp đặt lệnh cấm hoàn toàn việc sản xuất, cất giữ, bán và sử dụng pháo tại vùng thủ đô cho đến ngày 1.1.2025. Động thái này nhằm chống ô nhiễm không khí tại thủ đô New Delhi và vùng lân cận.

ITN
Quốc tế

Châu Á tiên phong xây dựng cơ sở hạ tầng chống chịu với biến đổi khí hậu

Châu Á, lục địa đang trỗi dậy mạnh mẽ, phải đối mặt với bài toán khó: vừa phát triển kinh tế, vừa ứng phó với biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt. Bão, lũ lụt, hạn hán... liên tục đe dọa cuộc sống và sự phát triển bền vững của khu vực. Để vượt qua thách thức này, châu Á đang tiên phong với những giải pháp tài chính sáng tạo và tinh thần hợp tác khu vực mạnh mẽ, hướng tới xây dựng cơ sở hạ tầng kiên cường, bảo vệ người dân, đồng thời thúc đẩy sự thịnh vượng chung.

Sa mạc Sahara ngập nước sau nửa thế kỷ: Tác động của biến đổi khí hậu?
Quốc tế

Sa mạc Sahara ngập nước sau nửa thế kỷ: Tác động của biến đổi khí hậu?

Mưa lớn chưa từng có ở khu vực đông nam Morocco, được ví bằng lượng mưa của cả một năm, đã khiến khu vực hoang mạc Sahara, nơi nổi tiếng khô cằn, chứng kiến đợt lụt đầu tiên sau 50 năm. Các nhà khí tượng học cảnh báo sự kiện này báo hiệu những hiện tượng thời tiết cực đoan hơn sẽ xuất hiện trong thời gian tới.

Ý đồ của Israel khi nhằm vào Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc
Quốc tế

Ý đồ của Israel khi nhằm vào Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc

Ngày 13.10, Liên Hợp Quốc (LHQ) cáo buộc xe tăng của Israel đã xông vào một căn cứ của Lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế ở Lebanon (UNIFIL). Đây là cáo buộc mới nhất về các hành vi vi phạm và tấn công của Israel, được chính LHQ đưa ra và các đồng minh của nước này lên án. Trong khi đó, các nhà phân tích cho rằng, Israel đang bày tỏ thái độ không hài lòng với sự can thiệp của phái bộ UNIFIL, đồng thời thực hiện ý định kiểm soát khu vực biên giới của mình.

Vụ ám sát hụt ông Donald Trump lần ba: Kẻ tình nghi đối mặt với cáo buộc liên quan đến súng
Quốc tế

Vụ ám sát hụt ông Donald Trump lần ba: Kẻ tình nghi đối mặt với cáo buộc liên quan đến súng

Một người đàn ông bị bắt tại trạm kiểm soát an ninh gần cuộc vận động tranh cử của ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump tại California hôm 12.10 sẽ phải đối mặt với cáo buộc liên quan đến súng sau khi bị phát hiện tàng trữ súng đã nạp đạn, nhiều hộ chiếu và biển số xe giả, cảnh sát trưởng địa phương cho biết hôm 13.10.