Những ánh sao khuê:

Nhà tư sản Đỗ Đình Thiện: Hàng nghìn lượng vàng, đồn điền, nhà máy in tiền hiến cho cách mạng

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Đây là một gia đình “đặc biệt” ở nước ta. Sở dĩ nói là đặc biệt vì vừa là cộng sản, vừa là tư sản “kếch sù”, đã hiến dâng hầu như toàn bộ tài sản của mình cho cách mạng Như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “gia đình ấy với mình chỉ là một”[1].

Đây cũng là một trong hai gia đình tư sản duy nhất ở Việt Nam được Đảng và Nhà nước trao Huân chương bậc cao cho cả chồng là ông Đỗ Đình Thiện - Huân chương Hồ Chí Minh, và vợ là bà Trịnh Thị Điền - Huân chương Độc lập hạng Nhất[2], một gia đình mà Lịch sử Mặt trận Việt Minh dân tộc Thống nhất Việt Nam giai đoạn 1930-1954 trình bày khá đậm.

Ông Đỗ Đình Thiện sinh năm 1904 tại làng Noi nay thuộc Cổ Nhuế - Từ Liêm - Hà Nội. Ông là con út của một gia đình bốn anh em. Bố ông làm Thư ký cho một Chủ đồn điền cao su nhưng mất sớm. Được mẹ nuôi dưỡng, lúc đầu ông học chữ Nho, sau chuyển sang chữ Quốc ngữ. Do thông minh và chăm học, ông thường đỗ đầu trong các kỳ thi. Năm 1926 do tham gia phong trào bãi khóa để tang nhà yêu nước Phan Chu Trinh nên bị đuổi học và gia đình phải làm lại giấy lại khai sinh để đưa ông xuống học ở Nam Định.

Năm 1927 gia đình cho ông sang Pháp du học. Ông vào học tại trường đại học canh nông ở Toulouse. Ở đây, năm 1928 ông gia nhập Đảng Cộng sản Pháp. Cuối năm 1931, do chuyển tài liệu bí mật của Đảng cho các thủy thủ người Việt mang về theo Đảng Cộng sản Đông Dương, ông bị bắt, bị kết án 4 tháng tù và bị trục xuất về Việt Nam.

Trở về nước ông kết hôn với bà Trịnh Thị Điền, một nữ cộng sản tiền bối do đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai dìu dắt và kết nạp, đây chính là người yêu đầu đời mà hai người đã từng hẹn ước trước khi lên đường du học. Tháng 2.1931, bà bị mật thám bắt. Dù bị tra tấn hết sức dã man, bà vẫn không hề nhận mình là người cách mạng. Bà tuyệt thực suốt 7 ngày để phản đối sự tra tấn đối với phụ nữ, buộc chúng phải đưa bà về Bệnh viện Phủ Doãn để điều trị. Tìm mãi không đủ chứng cứ để buộc tội, bọn thực dân Pháp phải trả lại tự do cho bà. Ra tù, bà lại tiếp tục hoạt động. Bà lo tiếp tế lương thực, thuốc men, tiền, giấy bút cho các đồng chí mình bị giam ở Hỏa Lò, bí mật gửi cưa sắt để các đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Văn Tạo cưa chấn song sắt vượt ngục vào đêm Noel năm 1931.

Tuy được tha nhưng bà vẫn bị quản thúc và bị mật thám theo dõi chặt chẽ. Trong hoàn cảnh đó, Trung ương đồng ý để hai ông bà chuyển hướng hoạt động sang lĩnh vực kinh tế để vừa nuôi sống gia đình mình, vừa để ủng hộ cách mạng khi thời cơ tới.

Là những người có học vấn cao thời đó, lại sinh trưởng trong các gia đình danh giá, có truyền thống buôn bán, ông Đỗ Đình Thiện chung vốn với bạn bè làm nghề buôn gỗ, còn bà Điền nhận tơ tằm của thương nhân người Hoa để bán kiếm lời. Do biết cách làm ăn, làm ăn đứng đắn nên được cả người bán và người mua tín nhiệm, bà mở hiệu buôn tơ tại 54 phố Hàng Gai.

Làm ăn phát đạt, năm 1941 ông bà Thiện mua lại nhà máy dệt của ông Hương Ký - một tư sản nổi tiếng lúc đó ở Hà Nội, nhằm tạo ra những sản phẩm có giá thành thấp, chất lượng tốt để mở rộng và chiếm lĩnh thị trường.

Sau này, bà Đỗ Đình Thiện kể: “Từ nhà tù Sơn La vượt ngục trở về, anh Cả Nguyễn Lương Bằng qua đường liên lạc bí mật, đã bố trí gặp vợ chồng tôi tại một cơ sở bí mật ở Chèm Vẽ. Anh Cả rất mừng thấy chúng tôi làm ăn phát đạt và thay mặt Đảng giao trách nhiệm cho chúng tôi nhiệm vụ bảo đảm tài chính cho Đảng. Nhận nhiệm vụ Đảng giao, vợ chồng tôi càng quyết tâm mua đồn điền Chi-nê với ý định sẽ chuyển nhà máy dệt về đây và nếu chiến tranh xảy ra sẽ là nơi che giấu cán bộ cách mạng. Lần thứ hai anh Cả Nguyễn Lương Bằng gặp tôi qua đồng chí Vũ Đình Huỳnh. Anh giả vờ làm người buôn tơ đến thẳng cửa hàng 54 Hàng Gai và tôi đã chuyển cho Đảng số tiền ba vạn đồng Đông Dương”[3].

Về sự kiện này, năm 1970 khi tiếp ông bà Thiện tại nhà riêng, đồng chí Trường Chinh nhắc lại: “Khi nhận được số tiền ba vạn đồng, anh chị gửi cho qua cho anh Nguyễn Lương Bằng, quỹ Đảng chỉ còn 24 đồng”.

Cũng theo lời kể của bà: “Đầu năm 1945 với tư cách Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, phụ trách công tác tài chính, đồng chí Nguyễn Lương Bằng lại viết thư gửi vợ chồng tôi: “Đảng rất cần tiền, nếu có xin gửi ngay”.

Tôi đã viết giấy đưa anh Vũ Đình Huỳnh đến một hãng buôn người Hoa - bạn hàng thân tín của tôi, nhận 100 nghìn (một trăm nghìn) Đông Dương chuyển cho quỹ Đảng.

Năm 1945, với chủ trương động viên toàn dân xây dựng nền tài chính quốc gia, Chính phủ đã lập quỹ mang tên “Quỹ Độc lập” để thu nhận các món tiền và đồ vật mà Nhân dân sẵn sàng ủng hộ giúp Chính phủ củng cố nền độc lập quốc gia. Nổi bật của phong trào gây Quỹ là “Tuần lễ vàng”. Ông Đỗ Đình Thiện được Chính phủ cử phụ trách Quỹ Độc lập Trung ương. Là người được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao trọng trách, ông bà Thiện đã vận động Nhân dân, đặc biệt là giới công thương tích cực đóng góp vào Quỹ Độc lập và “Tuần lễ vàng”. Bản thân ông bà ngay trong ngày khai mạc đã đóng góp 100 nghìn Đông Dương và 100 lạng vàng. Ngày bế mạc “Tuần lễ vàng” 22.9.1945, Ban tổ chức bán đấu giá bức tranh vẽ chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông bà Thiện đã chủ động trả một triệu đồng Đông Dương (bằng hai nghìn lạng vàng) để mua bức tranh trên. Sau khi mua được, ông bà đã tặng cho UBND TP. Hà Nội. Nghĩa cử cao đẹp đó đã được Lịch sử Mặt trận, lịch sử Bộ Tài chính, Ban Quản trị - Tài chính Trung ương ghi nhận như sự thể hiện niềm tin tuyệt đối với Lãnh tụ Hồ Chí Minh, vào chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Cách mạng tháng Tám thành công, ngôi nhà 54 Hàng Gai trở thành một trong những Nhà khách của Chính phủ. Hồi ký của nhiều đồng chí lãnh đạo và cán bộ cao cấp của Đảng như: Phạm Văn Đồng, Nguyễn Lương Bằng, Hoàng Quốc Việt, Bùi Lâm, Bùi Công Trừng, Dương Bạch Mai... đã nhắc đến địa chỉ này. Đây cũng là nơi Bác Hồ tiếp phái đoàn Nam Bộ, đoàn phụ nữ Nam Bộ, tiếp cụ Huỳnh Thúc Kháng và cựu Hoàng đế Bảo Đại, Hoàng thân Souphanouvong...

Là trí thức được đào tạo tại Pháp, lại có tài quản lý, kinh doanh, ông Đỗ Đình Thiện được Nhà nước cử làm thành viên Hội đồng quản trị đại học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông bà cũng dành Nhà in Tô-panh của mình để Chính phủ in tiền. 

Năm 1946, Hồ Chủ tịch đi thăm Pháp. Ông Thiện và ông Vũ Đình Huỳnh được Bác Hồ chọn làm Thư ký riêng của Bác trong suốt thời gian ở Pháp. Chuyến đi lịch sử đó đã được ông ghi thành “Nhật ký làm việc” của Hồ Chủ tịch 4 tháng ở Pháp (22.6.1946 - 4.9.1946). Ông đã tặng lại bản viết tay đó cho Nhà nước và hiện được lưu giữ tại Bảo tàng cách mạng Việt Nam.

Tháng 11.1946, tình hình Hà Nội ngày càng căng thẳng, để bảo vệ việc in tiền, đồng chí Phạm Văn Đồng ra lệnh tháo dỡ, vận chuyển toàn bộ máy móc của nhà máy di chuyển lên đồn điền Chi-nê.

Để bảo đảm cho nhà máy lắp ráp đúng kỹ thuật và sớm đi vào ổn định, ông Thiện đưa cả gia đình lên đồn điền Chi-nê. Và khi nhà máy đi vào sản xuất, ông bà lại ba lô trèo đèo, lội suối cùng anh em công nhân lên chiến khu Việt Bắc để xây dựng nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo - đứa con đầu lòng của ngành cơ khí Việt Nam. Và chính ông Thiện được cử làm Giám đốc.

Với những đóng góp to lớn cho cách mạng, năm 1950 ông bà Thiện được tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng Nhì. Đây là một trong hai trường hợp vào thời điểm đó cả hai vợ chồng đều được thưởng Huân chương và do Chủ tịch Hồ Chí Minh đích thân trao tặng. Năm 1991, bà Trịnh Thị Điền được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất. Năm 2008 ông Đỗ Đình Thiện được truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh. Cả hai đều được tặng Kỷ niệm chương “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.

Đối với sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, ông Thiện liên tục là thành viên của Mặt trận Việt Minh, Mặt trận Liên Việt và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ông được truy tặng Huân chương Đại đoàn kết.

___________

[1] Viện Khoa học tài chính Việt Nam - Bộ Tài chính, “Đỗ Đình Thiện - Cuộc đời và những cống hiến cho nền tài chính cách mạng Việt Nam”, NXB Tài chính, Hà Nội, 2007

[2] Gia đình ông Trịnh Văn Bô - cả hai vợ chồng đều được tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất

[3] Theo tài liệu của Ban Quản trị - tài chính T.Ư: số tiền là ba vạn đồng Đông Dương chứ không phải ba triệu như một số tài liệu và báo viết.

Góc chuyên gia

AMH
Kinh tế

Phân tích kỹ tác động để ứng phó hiệu quả

Theo PGS.TS. NGUYỄN HỮU HUÂN, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, khó có khả năng Mỹ áp thuế xuất khẩu với hàng hóa Việt Nam tới 46% như công bố của Tổng thống Donald Trump. “Khả năng cao chỉ 20 - 25% song đây vẫn là mức cao, tác động tới kinh tế Việt Nam cả trong trung và dài hạn, đòi hỏi phải phân tích thật kỹ tác động để có giải pháp ứng phó hiệu quả”.

Viện trưởng IESS, Đại biểu Quốc hội Khóa XII, XIII Lê Bộ Lĩnh
Chính trị

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, định hướng xã hội chủ nghĩa - điều kiện tiên quyết để kinh tế tư nhân phát triển

Nhấn mạnh việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hiện đại, năng động và hội nhập là điều kiện tiên quyết để khu vực kinh tế tư nhân phát triển nhanh và bền vững, PGS.TS LÊ BỘ LĨNH, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược kinh tế, đại biểu Quốc hội các Khóa XII, XIII, kỳ vọng, với những thông điệp hết sức quan trọng trong Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng", tới đây, sẽ có những cơ chế, chính sách thực sự đột phá cho khu vực kinh tế được xác định là động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước.

AMH
Quốc hội và Cử tri

Chống quảng cáo vi phạm trên mạng

Trong những năm gần đây, chống quảng cáo vi phạm pháp luật trên mạng dường như trở thành một cuộc chiến "nhọc nhằn". Quy định giám sát nội dung trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, được thảo luận tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách hôm nay, có thể trở thành công cụ hữu hiệu nếu được vận dụng đúng cách.

Yếu tố then chốt là đội ngũ cán bộ
Chính trị

Yếu tố then chốt là đội ngũ cán bộ

Trong bối cảnh đất nước đang tích cực đổi mới và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc xây dựng một chính quyền cơ sở vững mạnh - chính quyền “của dân, do dân, vì dân” - là yêu cầu cấp thiết và có ý nghĩa then chốt. Chính quyền địa phương (CQĐP) không chỉ triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước mà còn tiếp nhận và giải quyết tâm tư, nguyện vọng của người dân. Để hiện thực hóa khát vọng của Nhân dân, công tác cải cách tổ chức và hoạt động của CQĐP cần được đặt lên hàng đầu.

Người dân làm thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Yên Bái
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Tạo nền tảng hiến định cho việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Việc tinh gọn bộ máy chính quyền địa phương theo hướng không tổ chức cấp huyện được cho là một bước đi quan trọng nhằm tạo đột phá trong quản lý, điều hành đất nước, phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh. Để thực hiện thành công chủ trương này, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp là yêu cầu cấp thiết và cần thiết nhằm tạo nền tảng hiến định rõ ràng cho quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu tham dự phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Xây dựng Đảng về văn hóa bắt đầu từ chính mỗi đảng viên

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Trong rất nhiều công việc, cấp bách 6 trọng sự. Trước tiên là bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lenin - “lực lượng tư tưởng hùng mạnh chỉ đạo Đảng chúng tôi, làm cho Đảng chúng tôi có thể trở thành hình thức tổ chức cao nhất của quần chúng lao động, hiện thân của trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc chúng tôi”(24) - Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định - một cách độc lập, sáng tạo nhằm cung cấp tri thức lý luận chính trị hết sức căn bản; đồng thời, đào tạo đảng viên một cách toàn diện về tri thức văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, tri thức lãnh đạo, quản lý, các kỹ năng “mềm”, năng lực công nghệ hiện đại… làm nền tảng xây dựng và phát triển văn hóa Đảng và văn hóa của đảng viên.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Mở rộng ứng dụng AI trong cơ quan nhà nước

Trong vài năm gần đây, một số trường hợp ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) của các cơ quan nhà nước ở Việt Nam cho thấy tiềm năng và đạt một số kết quả ban đầu. Tuy nhiên, các trường hợp ứng dụng còn ít cả về số lượng giải pháp AI, cơ quan và lĩnh vực được ứng dụng; thiếu cơ sở pháp lý và hướng dẫn cụ thể; chưa xác định đúng và giải trúng “bài toán” ứng dụng AI; năng lực để ứng dụng AI còn hạn chế cả về tài chính, dữ liệu và hạ tầng, con người. Từ những trường hợp thành công và chưa thành công, có thể rút ra một số bài học để khắc phục những điểm hạn chế đó, mở rộng việc ứng dụng AI trong các cơ quan nhà nước.

Mỗi nhà khoa học nông nghiệp cũng là “một người nông dân”
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Mỗi nhà khoa học nông nghiệp cũng là “một người nông dân”

Làm sao để những sản phẩm khoa học đến gần hơn với thực tiễn sản xuất, để “khoa học phải đến được ruộng đồng”. Nhiệm vụ của chúng ta không chỉ là nghiên cứu để tạo ra tri thức, mà quan trọng hơn, phải biến tri thức ấy thành sản phẩm, thành giải pháp thực tế, giúp người nông dân làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương mình.

ảnh minh họa
Kinh tế

Phát triển kinh tế tư nhân cần tầm nhìn dài hạn

Theo GS.TS. Vũ Minh Khương, giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore, muốn thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển vượt bậc, cần có tầm nhìn quản trị để định hướng chiến lược dài hạn đến năm 2030, 2045… trên cơ sở đó thiết kế chính sách cho phù hợp. Nếu chỉ quản lý xem có làm đúng thủ tục hay không, trong khi thủ tục rườm rà, phức tạp, sẽ không thể tạo ra sự đột phá.

XÓA BỜ BAO, MỞ RỘNG KHÔNG GIAN KINH TẾ
Chính sách và cuộc sống

XÓA BỜ BAO, MỞ RỘNG KHÔNG GIAN KINH TẾ

Trời miền Tây vào mùa nước nổi, những cánh đồng giờ đây chỉ còn lác đác vài gốc rạ sót lại. Con nước dâng lên, len lỏi qua từng bờ bao nhỏ hẹp, nơi ngày xưa người ta quen “mạnh ai nấy giữ”, mỗi nhà một đám ruộng riêng, cắt nhau bởi những con bờ chật hẹp.

Bài cuối: Hướng tới một chính quyền phục vụ, kiến tạo
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Hướng tới một chính quyền phục vụ, kiến tạo

Bỏ cấp huyện - một chủ trương lớn, bước chuyển mình mang tính lịch sử đang đặt ra những thách thức và cơ hội chưa từng có. Mỗi công dân không chỉ là đối tượng được hưởng lợi từ sự thay đổi này mà còn cần chủ động tìm hiểu, tham gia đóng góp ý kiến và giám sát quá trình chuyển giao quyền lực. Sự tham gia nhiệt tình và có trách nhiệm của cộng đồng chính là nền tảng vững chắc để hiện thực hóa tầm nhìn phát triển, hướng tới một chính quyền phục vụ, kiến tạo, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân.

Kinh tế tư nhân là nhân tố đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
Thị trường

Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp lớn trong giai đoạn đầu

Theo PGS.TS. BÙI HỮU TOÀN, Chủ tịch Hội đồng Học viện Ngân hàng, kinh tế tư nhân hiện nay được xác định là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng. Vì vậy, việc ban hành nghị quyết về các cơ chế, chính sách phát triển đột phá khu vực này là hết sức cần thiết. Trong đó, giai đoạn đầu, nên tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp lớn để tạo động lực tăng trưởng nhanh chóng.

Bài cuối: Đột phá để phát triển và phục vụ Nhân dân
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Đột phá để phát triển và phục vụ Nhân dân

ThS. Nguyễn Vân Hậu

Được kỳ vọng là một cuộc đột phá để phát triển và phục vụ Nhân dân, cử tri và Nhân dân đặt niềm tin rất lớn vào việc tinh gọn bộ máy sẽ sàng lọc và chọn được người đủ tài, đủ đức, đủ tâm huyết phục vụ trong bộ máy hệ thống chính trị; có chế độ đãi ngộ tương xứng để họ tận tâm, tận trí, tận lực cống hiến, phục vụ Nhân dân mà không cần, không muốn tham nhũng, tiêu cực. Từ đó, khắc phục và đẩy lùi tệ tham nhũng, tiêu cực, quan liêu, phiền hà sách nhiễu dân.

Bài 1: Đồng bộ, quyết liệt, trên trước, dưới sau
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài 1: Đồng bộ, quyết liệt, trên trước, dưới sau

Tiếp theo Kết luận số 121-KL/TW về Tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (Khóa XII) một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Kết luận số 126-KL/TW ngày 14.2.2025 và Kết luận số 127-KL/TW ngày 28.2.2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã truyền đi thông điệp mạnh mẽ về thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, thịnh vượng.

Cơ hội tối ưu hóa nguồn lực phát triển văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Cơ hội tối ưu hóa nguồn lực phát triển văn hóa

PGS. TS. Bùi Hoài Sơn

Khi địa giới hành chính được sắp xếp lại hợp lý, nguồn lực đầu tư cho văn hóa có thể được tối ưu hóa, tạo điều kiện nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, xây dựng những trung tâm văn hóa quy mô lớn hơn, bảo tồn di sản văn hóa tốt hơn và khuyến khích giao thoa văn hóa giữa các địa phương. Nếu được thực hiện đúng hướng, đây không chỉ là bài toán quản lý, mà còn có thể trở thành động lực đưa văn hóa Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ hội nhập.

Nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương, PGS.TS Đào Duy Quát
Quốc hội và Cử tri

Tinh gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả bộ máy để đất nước phát triển nhanh và bền vững

Theo nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương, PGS.TS ĐÀO DUY QUÁT, trong thời kỳ mới, trước yêu cầu “nóng bỏng” phải chuyển mình, tăng tốc, bứt phá, cần tiếp tục sắp xếp, tổ chức bộ máy hệ thống chính trị với tinh thần một cuộc cách mạng rất quyết liệt, khẩn trương. Kết luận số 127 - KL/TW hướng tới mục tiêu tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, hoạt động thông suốt, hiệu lực, hiệu quả, nâng cao vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh, mạnh, bền vững trong kỷ nguyên mới.

Thúc đẩy sáng tạo các mô hình học tập suốt đời
Văn hóa - Thể thao

Thúc đẩy sáng tạo các mô hình học tập suốt đời

Theo Viện trưởng Viện Học tập suốt đời NGUYỄN ANH TUẤN, “việc Tổng Bí thư quan tâm tới học tập suốt đời sẽ là sự hậu thuẫn, thúc đẩy các phong trào, các nhóm hoạt động trong lĩnh vực này cũng như các địa phương, để họ cảm thấy tự tin hơn trong việc sáng tạo ra các mô hình học tập suốt đời mà không còn phải e ngại điều gì”.

Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học Phan Xuân Sơn - Giảng viên cao cấp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Theo dòng sự kiện

Thời điểm chín muồi để không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh

Theo GS.TSKH PHAN XUÂN SƠN - Giảng viên cao cấp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được Bộ Chính trị, Ban Bí thư đưa ra tại Kết luận số 127-KL/TW rất triệt để, có tính cách mạng, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, nguyện vọng của các nhà khoa học và nhân dân. Do đây là công việc hệ trọng, nên việc thực hiện cần được tiến hành một cách chắc chắn với quyết tâm cao và từng bước cụ thể gồm sắp xếp, vận hành và phát huy hiệu quả của bộ máy mới.

Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, PGS.TS Vũ Văn Phúc
Quốc hội và Cử tri

Yêu cầu cấp thiết của thời kỳ phát triển mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, PGS.TS VŨ VĂN PHÚC cho biết: Việc triển khai mạnh mẽ, ứng dụng những thành tựu tiên tiến, hiện đại của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công cuộc chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số... một cách quyết liệt, có hiệu quả trong thực tiễn cũng là tiền đề quan trọng để nước ta sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp. Đây cũng là yêu cầu cấp thiết của thời kỳ phát triển mới, đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Pháp luật bảo vệ nền tảng đạo đức xã hội
Giao thông

Pháp luật bảo vệ nền tảng đạo đức xã hội

ThS. Nguyễn Vân Hậu

Thực tế đã khẳng định, Nghị định 168 là chính sách hợp quy luật khách quan, hợp lòng dân dù cho một bộ phận rất nhỏ dư luận chưa thực sự hài lòng. Minh chứng rõ nhất sau hơn 2 tháng thực thi, việc chấp hành pháp luật và văn hóa giao thông chuyển biến tích cực, rõ rệt, tai nạn giao thông giảm sâu. Ý thức, hành vi của người dân đã sớm hình thành ở giai đoạn tự giác, tự nguyện làm, muốn làm, tự nhắc nhở nhau làm.