Maldives sẽ không "bỏ hết trứng vào một giỏ"

Tổng thống Maldives Mohamed Muizzu bắt đầu thúc đẩy các biện pháp nhằm đa dạng hóa mối quan hệ ngoại giao, giảm phụ thuộc vào Ấn Độ sau khi yêu cầu quân nhân nước này đồn trú tại quốc đảo rút trước ngày 15.3.

Nhất trí về kế hoạch rút quân

Ấn Độ và Maldives đã “nhất trí đẩy nhanh việc rút binh lính quân đội Ấn Độ” khỏi quốc đảo láng giềng Ấn Độ Dương. Thông tin này được Bộ Ngoại giao Maldives công bố tối 14.1, sau cuộc họp của Nhóm chủ chốt cấp cao của Maldives và Ấn Độ diễn ra tại thủ đô Male diễn ra cùng ngày. Quyết định trên được đưa ra một ngày sau khi Tổng thống Maldives Muizzu trở về từ chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc.

Maldives sẽ không
Tổng thống Maldives Mohamed Muizzu. Ảnh: AP

Trước đó, Bộ Ngoại giao Ấn Độ khẳng định hai nước láng giềng Nam Á này đã thảo luận để tìm giải pháp khả thi cho cả hai phía để tiếp tục vận hành các cơ sở hàng không của Ấn Độ vốn đang hỗ trợ người dân Maldives sơ tán và các dịch vụ nhân đạo. Ấn Độ và Maldives cũng thảo luận về việc tăng cường hợp tác song phương và đẩy nhanh việc thực hiện các dự án đang triển khai.

Truyền thông Maldives trong ngày 14.1 đưa tin Tổng thống nước này Mohamed Muizzu đã đề nghị Chính phủ Ấn Độ rút toàn bộ binh lính quân đội Ấn Độ đồn trú khỏi nước này trước ngày 15.3. Đây là một trong những cam kết tranh cử mà Đảng của Tổng thống Muizzu đưa ra trong cuộc bầu cử vừa qua.

Hiện có khoảng 75 quân nhân Ấn Độ đang có mặt tại Maldives cùng với 1 máy bay tuần tra hàng hải Dornier 228 và hai trực thăng hạng nhẹ được triển khai ở nước láng giềng.

Mối quan hệ căng thẳng với Ấn Độ

Kể từ sau khi ông Muizzu lên nắm quyền vào tháng 11 năm ngoái, mối quan hệ giữa quốc đảo Thái Bình Dương với đối tác truyền thống Ấn Độ gặp nhiều sóng gió.

Mới đây nhất là vụ công chúng Ấn Độ kêu gọi tẩy chay du lịch đến Maldives sau khi 3 thứ trưởng nước này có những những lời lẽ xúc phạm Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trên mạng xã hội.

Những tranh cãi bắt đầu vào tuần trước Sau khi ông ông Modi đăng những bức ảnh lên nền tảng X, trước đây gọi là Twitter, chụp ông đang đi dạo trên bãi biển và lặn bằng ống thở ở Lakshadweep, một quần đảo của Ấn Độ mà chính phủ của ông tin rằng có tiềm năng du lịch chưa được khai thác.

Một số người ở Maldives coi đây là một nỗ lực nhằm thu hút khách du lịch rời xa những bãi biển đầy cát trắng và những khu nghỉ dưỡng sang trọng trên đảo Maldives, dẫn đến phản ứng gay gắt của các quan chức nước này, trong đó có 3 thứ trưởng nói trên đã sử dụng những lời lẽ không phù hợp.

Các biện pháp giảm phụ thuộc

Tổng thống Muizzu sau đó đã cách chức các thứ trưởng này, nói rằng bình luận của họ không phản ánh chính sách của chính phủ. Tuy nhiên, sau khi trở về từ chuyến công du Trung Quốc, ông Muizzu đã công bố kế hoạch giải phóng Maldives khỏi sự phụ thuộc vào Ấn Độ và tìm địa điểm thay thế để người Maldives có được các dịch vụ giáo dục và y tế cũng như nhập khẩu các mặt hàng chủ lực và thuốc men.

Hiện nay, người dân Maldives đến các bệnh viện ở Ấn Độ và Sri Lanka theo chương trình y tế miễn phí do chính phủ tài trợ và nhiều loại thực phẩm chủ yếu của nước này được nhập khẩu từ Ấn Độ.

Ông Muizzu cho biết người dân Maldives giờ đây cũng có thể đến các bệnh viện ở Thái Lan và Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất và các mặt hàng chủ lực sẽ được nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ. Ông cũng cho biết thuốc sẽ được nhập khẩu trực tiếp từ các nhà sản xuất ở châu Âu và Mỹ.

Ấn Độ có lượng khách du lịch đến Maldives cao nhất vào năm ngoái với tỷ lệ 11%. Nhưng Tổng thống Muizzu cho biết lượng khách du lịch từ Trung Quốc là cao nhất trước đại dịch và hai nước đã nhất trí sẽ thực hiện các bước đi để tăng gấp đôi con số đó.

Ấn Độ và Trung Quốc đang cạnh tranh ảnh hưởng ở Maldives, nơi có vị trí chiến lược dọc theo tuyến đường vận chuyển quan trọng giữa phía đông và phía tây.

Quốc tế

Trung Quốc - Ấn Độ nhảy “vũ điệu Rồng - Voi”
Thế giới 24h

Trung Quốc - Ấn Độ nhảy “vũ điệu Rồng - Voi”

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi Trung Quốc và Ấn Độ tăng cường hợp tác, so sánh mối quan hệ của họ với "vũ điệu giữa Rồng và Voi”. Tuyên bố trên được đưa ra khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trao đổi điện mừng với người đồng cấp Ấn Độ, Tổng thống Drupadi Murmu, nhân dịp hai nước kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Nhật Bản: Luật Khẩn cấp về cung cấp lương thực có hiệu lực
Thế giới 24h

Nhật Bản: Luật Khẩn cấp về cung cấp lương thực có hiệu lực

Luật Các biện pháp khẩn cấp về cung cấp lương thực của Nhật Bản đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1.4 nhằm ổn định thị trường lương thực trong nước. Có hiệu lực từ ngày 1.4, Luật yêu cầu nông dân phải nộp kế hoạch chi tiết để tăng sản lượng các loại thực phẩm thiết yếu như gạo nếu nguồn cung trong nước giảm và giá cả tăng vọt. Phản ứng này được đưa ra vào thời điểm giá lương thực, thực phẩm trong nước tăng mạnh do nhiều yếu tố toàn cầu và môi trường.

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng
Thế giới 24h

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng

Ngày 1.4, Bộ trưởng Tài chính Israel Bezalel Smotrich đã ký một chỉ thị bãi bỏ toàn bộ thuế quan còn lại đối với hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ có hiệu lực ngay lập tức. Biện pháp này được công bố một ngày khi chính quyền Tổng thống Donald Trump áp dụng thuế đối ứng đối với các đối tác thương mại trên thế giới.

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu
Thế giới 24h

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu

Chính phủ Thái Lan đã ra lệnh điều tra mở rộng đối với nhà thầu xây dựng Trung Quốc chịu trách nhiệm xây dựng tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (SAO), tòa nhà duy nhất bị sập ở Bangkok trong vụ động đất hôm 28.3 ảnh hưởng từ Myanmar cũng như nhà máy sản xuất vật liệu cho tòa nhà này sau khi phát hiện thép sử dụng trong xây dựng tòa nhà không đạt chất lượng.

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu
Quốc tế

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu

Ủy ban châu Âu (EC) công bố kế hoạch tham vọng mang tên Liên minh Tiết kiệm và Đầu tư (SIU) - một sáng kiến ​​quan trọng nhằm cải thiện cách hệ thống tài chính EU chuyển hướng tiết kiệm sang đầu tư hiệu quả. Thông qua kế hoạch này, EU kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng, khắc phục tình trạng trì trệ và giảm phụ thuộc vào nguồn tài chính bên ngoài.

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử
Thế giới 24h

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử

Chủ tịch Đảng Tập hợp dân tộc (RN) cực hữu Marine Le Pen cho rằng phán quyết của tòa cấm bà tranh cử là mang động cơ chính trị. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi một tòa án kết tội bà 4 năm tù treo vì tội biển thủ công quỹ và cấm bà tranh cử trong vòng 5 năm. Điều này đồng nghĩa với việc bà sẽ không thể tham gia tranh cử tổng thống vào năm 2027.

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?
Thế giới 24h

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?

Thuế quan của Donald Trump có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng của EU và đẩy lạm phát lên cao, đặt ra tình thế tiến thoái lưỡng nan cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Trong khi thương mại chậm lại và giá cả tăng, một số nhà kinh tế cho rằng việc cắt giảm lãi suất có thể là lựa chọn phù hợp, miễn là kỳ vọng lạm phát vẫn được duy trì.

Chế độ nghị viện Uzbekistan: Sự gặp gỡ của giá trị truyền thống và nền dân chủ hiện đại
Nghị viện thế giới

Chế độ nghị viện Uzbekistan: Sự gặp gỡ của giá trị truyền thống và nền dân chủ hiện đại

Xây dựng nhà nước pháp quyền là một quá trình phức tạp. Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ XXI, một chân lý đã được khẳng định: một quốc gia sẽ không thể có nền dân chủ hoàn chỉnh nếu không có một quốc hội được trao toàn quyền. Ngày nay, Uzbekistan đang thực hiện những cải cách nhất quán để phát triển các thể chế dân chủ trên cơ sở đẩy mạnh vai trò của Quốc hội. Sự phát triển của chế độ nghị viện ở Uzbekistan có những nét đặc thù, là sự gặp gỡ giữa bản sắc dân tộc và các nguyên tắc dân chủ phổ quát.

Hành động vì sự phát triển và công bằng xã hội
Nghị viện thế giới

Hành động vì sự phát triển và công bằng xã hội

Với chủ đề bao trùm “Hành động của nghị viện vì sự phát triển và công bằng xã hội”, Đại hội đồng lần thứ 150 của IPU sẽ tập trung làm rõ những cam kết của nghị viện nhằm thúc đẩy các mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm việc làm, thúc đẩy hòa nhập xã hội và tăng cường sự tham gia của các nhóm thiểu số vào quá trình ra quyết định.

Khẳng định vị thế Uzbekistan
Nghị viện thế giới

Khẳng định vị thế Uzbekistan

Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Á, Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 150 (IPU-150) sẽ diễn ra tại Thủ đô Tashkent của Uzbekistan. Việc Uzbekistan đăng cai hội nghị lớn nhất của cơ quan nghị viện thế giới là sự công nhận của cộng đồng quốc tế đối với hiệu quả của các cải cách đang được thúc đẩy ở Uzbekistan cũng như cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của Uzbekistan trên trường quốc tế.

Từ Paris đến Tashkent: Hành trình bền bỉ vì chủ nghĩa nghị viện
Nghị viện thế giới

Từ Paris đến Tashkent: Hành trình bền bỉ vì chủ nghĩa nghị viện

Ngày 5.4 tới, Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) sẽ tổ chức lễ kỷ niệm Đại hội đồng lần thứ 150 (IPU-150) tại Thủ đô Tashkent của Uzbekistan. Đây là dịp để nhìn lại hành trình 136 năm qua của IPU, kể từ Đại hội đồng đầu tiên tại Paris năm 1889, nhìn lại những sự kiện tôn vinh tinh thần hợp tác bền bỉ giữa các nghị sĩ trên toàn thế giới cũng như một lần nữa khẳng định vai trò, vị trí và phạm vi hoạt động ngày càng được mở rộng trên toàn cầu của IPU.

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản
Thế giới 24h

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản

Một thay đổi lớn trong pháp luật thừa kế của Pháp sắp giúp đưa nhiều bất động sản bỏ trống và bị bỏ hoang trở lại thị trường, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Dự luật cải cách này vốn đã được các nghị sĩ Hạ viện thông qua vào ngày 6.3 và đang chờ được Thượng viện bỏ phiếu nhằm giải quyết các tranh chấp kéo dài giữa những người thừa kế, cũng như đơn giản hóa thủ tục thừa kế, vốn thường khiến bất động sản bị bỏ không trong nhiều thập kỷ.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Nỗ lực cải cách lĩnh vực tài chính

Chính phủ Anh đang đề xuất các cải cách quy định trong lĩnh vực dịch vụ tài chính như một phần trong chương trình nghị sự nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trọng tâm chính là khuyến khích đầu tư trong nước từ các quỹ hưu trí và nới lỏng khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình. Tuy nhiên, khả năng thành công của các biện pháp này vẫn còn chưa chắc chắn.