Lo ngại về cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu

Trận lũ lụt kinh hoàng gần đây tại Libya và Hy Lạp là dấu hiệu của biến đổi khí hậu ngày càng đáng lo ngại. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định rằng, các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, cháy rừng, hạn hán xảy ra thường xuyên hơn sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu.

Các nhà khoa học cho biết, ô nhiễm carbon đã dẫn đến mưa nhiều hơn và lũ lụt mạnh hơn ở Hy Lạp và Libya trong tháng này, nhưng các yếu tố khác của con người là nguyên nhân biến thời tiết khắc nghiệt thành thảm họa nhân đạo. Theo một nghiên cứu từ World Weather Attribution, tình trạng nóng lên toàn cầu khiến lượng mưa tàn phá Địa Trung Hải vào đầu tháng 9 cao hơn tới 50 lần ở Libya và gấp 10 lần ở Hy Lạp. Mạng lưới các nhà khoa học, những người nỗ lực tìm hiểu các hiện tượng thời tiết cực đoan nhận thấy, con người dễ bị tổn thương hơn trước mưa vì các yếu tố như xây nhà trên vùng đồng bằng ngập lũ, chặt cây và không bảo trì đập.

Lo ngại về cuộc khủng hoảng sức khoẻ toàn cầu -0
Một toà nhà bị phá huỷ sau trận lũ lụt tại thành phố Derna, Libya. (Photo: AFP)

Nhà khoa học khí hậu tại Imperial College London Friederike Otto cho biết, Địa Trung Hải là điểm nóng của các mối nguy hiểm do biến đổi khí hậu gây ra. Mặc dù các nhà nghiên cứu nhận thấy việc định lượng vai trò của biến đổi khí hậu trong nghiên cứu này khó hơn so với các vụ cháy rừng và sóng nhiệt gần đây, nhưng bà nhấn mạnh rằng, việc giảm thiểu tình trạng dễ bị tổn thương và tăng khả năng phục hồi trước mọi loại thời tiết khắc nghiệt là điều tối quan trọng để cứu sống con người trong tương lai.

Bão Daniel đã tấn công một số quốc gia Địa Trung Hải trong hai tuần đầu tiên của tháng 9 và gây ra những cơn mưa xối xả. Báo cáo của WWA cho thấy, lượng mưa rơi ở Libya vượt xa so với những sự kiện được ghi nhận trước đó. Hơn nữa, xung đột đang diễn ra và bất ổn chính trị ở Libya đã làm trầm trọng thêm ảnh hưởng của lũ lụt. Những con đập được xây dựng vào những năm 1970 được bảo trì kém. Chúng cũng có thể được thiết kế dựa trên số liệu về lượng mưa ngắn đã đánh giá thấp mức độ mạnh của một cơn bão cực đoan. Báo cáo cho thấy, người dân gặp nguy cơ cao hơn vì các con đập chứa quá nhiều nước và bị hỏng vào ban đêm, khiến có rất ít thời gian để di tán.

Trong khi đó, các nhà khoa học ghi nhận rằng, ở Hy Lạp, Bulgaria và Thổ Nhĩ Kỳ, lượng mưa nặng hơn tới 40% do tình trạng nóng lên toàn cầu. Trên toàn khu vực, lượng mưa cực lớn như vậy có thể xảy ra mỗi thập kỷ một lần. Ở miền trung Hy Lạp, nơi xảy ra phần lớn thiệt hại, một sự kiện như vậy giờ đây có thể xảy ra cứ sau 80-100 năm. Báo cáo cho thấy, những thay đổi về cảnh quan khiến lũ lụt ở Hy Lạp trở nên tàn khốc hơn. Do quá trình đô thị hóa và nạn phá rừng, ngày càng có nhiều người và nhà cửa bị lũ lụt tấn công, đồng thời có ít thiên nhiên để hấp thụ nước mưa hơn.

Tạo ra các làn sóng dịch truyền nhiễm

Tại sự kiện tuần lễ khí hậu tại New York, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã nhấn mạnh về mối liên hệ giữa vấn đề khủng hoảng khí hậu và sức khoẻ toàn cầu, và nhấn mạnh cuộc khủng hoảng khí hậu là một cuộc khủng hoảng sức khỏe. Nó không chỉ gây ra những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, mà còn là một tiềm ẩn cho các làn sóng dịch bệnh, cướp đi nhiều sinh mạng trên khắp thế giới. Theo đó, Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu Cop28 tại Dubai, dự kiến diễn ra vào tháng 12 tới, và là lần đầu tiên tổ chức ngày sức khỏe toàn cầu, nơi các vấn đề sức khỏe trong bối cảnh khủng hoảng khí hậu sẽ được thảo luận. Chủ tịch Cop28 Sultan Al Jaber cho biết, mối quan hệ giữa sức khỏe và biến đổi khí hậu là “rõ ràng”, và thông qua Cop28 sẽ mang đến những đối tác có thể tạo ra sự thay đổi và đóng góp tích cực.

Tổng thống Malawi Lazarus Chakwera cho biết, việc bổ sung ngày sức khỏe toàn cầu là cần thiết, một loạt cơn bão nhiệt đới liên tiếp nhanh chóng đã dẫn đến đợt bùng phát dịch tả tồi tệ nhất trong lịch sử Malawi và để lại dấu vết tàn phá ảnh hưởng đến hơn 2 triệu người. Malawi được xếp hạng là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trước biến đổi khí hậu và việc củng cố hệ thống chăm sóc sức khỏe và cơ sở hạ tầng là điều tối quan trọng để chống chọi với các thảm họa liên quan đến khí hậu. Hơn nữa, đã có cảnh báo về những gì có thể xảy ra tiếp theo ở Libya sau trận lũ lụt thảm ở thành phố cảng Derna, cùng nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường nước làm tăng thêm số người chết. Ông Lazarus Chakwera nhấn mạnh rằng, số người chết và bị thương do các thảm họa liên quan đến khí hậu sẽ tiếp tục gia tăng trừ khi các nước khẩn trương thực hiện các biện pháp giảm thiểu và thích ứng với khí hậu.

Tiến sĩ Vanessa Kerry, mới được bổ nhiệm làm đặc phái viên đầu tiên của WHO về biến đổi khí hậu và sức khỏe cho biết, biến đổi khí hậu là một cuộc khủng hoảng sức khỏe. Theo thống kê, mỗi năm có 7 triệu người chết vì ô nhiễm không khí, nghĩa là cứ năm giây lại có nhiều hơn một người và nhiều hơn những gì chúng tôi thấy trong toàn bộ đại dịch Covid-19. Các biện pháp trước mắt có thể được thực hiện bao gồm đào tạo thêm nhân viên y tế và xây dựng cơ sở hạ tầng kiên cường hơn, bao gồm đảm bảo có sẵn thuốc men và các bệnh viện được xây dựng để có khả năng chống chịu tốt hơn trước các cơn bão cực đoan, chẳng hạn như sử dụng năng lượng xanh và năng lượng mặt trời.

Quốc tế

Cải cách mạnh mẽ tuyển sinh đại học
Nghị viện thế giới

Cải cách mạnh mẽ tuyển sinh đại học

Kỳ thi vào đại học ở Hàn Quốc càng trở nên được quan tâm nhiều hơn khi có những nghi ngờ về hiệu quả của kỳ thi gia tăng vì một số nội dung trọng tâm của bài thi nằm ngoài chương trình học chính khóa. Có những ý kiến cho rằng, kết quả kỳ thi là “bài kiểm tra sự giàu có” bởi chỉ những gia đình có điều kiện cho con học luyện thi thêm mới có thể vượt qua; trước tình hình đó, tháng 7.2023, Bộ Giáo dục Hàn Quốc tuyên bố nội dung cải cách mạnh mẽ đối với kỳ thi tuyển sinh đại học cũng như kiểm soát chặt chẽ hoạt động dạy thêm, học thêm nhằm mang lại những kỳ thi đại học công bằng.

Tấm vé vào đại học “nặng” đến mức nào?
Nghị viện thế giới

Tấm vé vào đại học “nặng” đến mức nào?

Vào tháng 11 hàng năm, có khoảng nửa triệu học sinh Hàn Quốc tham dự thi tuyển sinh đại học, được gọi là "Suneung" theo tiếng Hàn hoặc tên gọi tiếng Anh là CSAT. Thi vào các trường top đầu là một áp lực khó khăn nhất đối với các gia đình và học sinh. Mọi hy vọng của xã hội, gia đình và bản thân các học sinh đều đặt trọn vào kỳ thi đại học với quan niệm cho rằng, kết quả thi quyết định thu nhập và thậm chí cả cuộc đời sau này của một người.

Hàn Quốc cải cách tuyển sinh đại học, hạn chế dạy thêm: Nghịch lý học chính khóa - học thêm
Nghị viện thế giới

Hàn Quốc cải cách tuyển sinh đại học, hạn chế dạy thêm: Nghịch lý học chính khóa - học thêm

Ở một số trường học, ngay trên các lớp học chính khóa, đã có những học sinh cuối cấp mang bài tập của lớp học thêm đến làm hoặc ngủ thiếp do phải tham gia lớp học thêm vào ban đêm; nguyên nhân là bởi nếu không tham gia học thêm ngoài thời gian học chính khóa, các sĩ tử sẽ khó lòng vượt qua được kỳ thi đại học mang tính "sống còn" với những đề thi không có trong chương trình chính khóa. Thực tế này đã tạo nên cuộc đua chi tiêu mạnh của các bậc phụ huynh cho giáo dục tư nhân, đặc biệt là các lò luyện thi, dẫn đến tình trạng bất công bằng trong tiếp cận giáo dục.

ASEAN vượt qua "cơn bão kinh tế"?
Quốc tế

ASEAN vượt qua "cơn bão kinh tế"?

Khi các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra ngày càng thường xuyên với mức độ tàn phá nghiêm trọng, các nước ASEAN cần có chiến lược để bảo vệ tiềm năng kinh tế trước những “khủng hoảng khí hậu”. Tương lai của khu vực phụ thuộc vào khả năng tăng cường cơ sở hạ tầng, bảo vệ các doanh nghiệp nhỏ và thúc đẩy những hành động tập thể trong cuộc chiến cam go này.

Biến thách thức thành cơ hội
Thế giới 24h

Biến thách thức thành cơ hội

Năm 2025, Nhật Bản đánh dấu 80 năm vụ tấn công hạt nhân vào Hiroshima và Nagasaki trong bối cảnh nước thải của nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã qua xử lý gây tranh cãi toàn cầu. Nhật Bản có cơ hội dẫn đầu về an toàn hạt nhân và khả năng phục hồi sau thảm họa, dựa trên lịch sử và chuyên môn trong quản lý thảm họa; đồng thời có thể củng cố vai trò của mình trong việc định hình các giải pháp năng lượng bền vững và giải quyết các thách thức chung về môi trường ở Đông Á.

Bên trong tòa nhà Quốc hội Đức
Quốc tế

Tổng tuyển cử 2025 - nước Đức "rẽ trái"

Cuộc bầu cử Đức vào ngày 23.2 tới được coi là bước ngoặt quan trọng, không chỉ với nước Đức mà còn với thế giới. Là quốc gia đông dân nhất EU và nền kinh tế lớn thứ ba toàn cầu, định hướng chính trị của Đức sẽ có tác động sâu rộng. Câu hỏi chính trong suy nghĩ của nhiều người là đất nước này sẽ nghiêng về cánh hữu đến mức nào? Với liên minh bảo thủ CDU/CSU của ông Friedrich Merz dẫn đầu các cuộc thăm dò và đảng cực hữu AfD dự kiến về nhì, bối cảnh chính trị đang chứng kiến sự chuyển dịch rõ rệt.

EU siết chặt quản lý vật liệu hạt nhân
Thế giới 24h

EU siết chặt quản lý vật liệu hạt nhân

Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) vừa chính thức thông qua một loạt quy tắc mới nhằm tăng cường hệ thống giám sát vật liệu hạt nhân, để bảo đảm việc sử dụng năng lượng nguyên tử cho mục đích hòa bình và phù hợp với tiến bộ công nghệ.

Duy trì ưu thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Quốc tế

Duy trì ưu thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Trong bối cảnh chiến tranh thương mại có những động thái leo thang dữ dội, Bắc Kinh đang thực hiện các biện pháp toàn diện để thắt chặt kiểm soát đối với các công nghệ tiên tiến, khoáng sản quan trọng và lực lượng lao động lành nghề của mình; các chuyên gia nhận định, những nỗ lực này nhằm bảo vệ các công nghệ hàng đầu cũng như duy trì vai trò trung tâm của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

shafaq.com
Quốc tế

"Tháo ngòi nổ" cuộc xung đột tại Ukraine

Cuộc chiến tại Ukraine đang tiến vào giai đoạn mới đầy quan trọng khi các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Nga chính thức bắt đầu vào ngày 18.2. Đây có thể là cơ hội then chốt để xác định tương lai của xung đột, dấy lên hy vọng về giải pháp hòa bình sau 3 năm đẫm máu. Tuy nhiên, điều này cũng gây ra không ít lo ngại, đặc biệt liên quan đến vai trò của Ukraine trong các cuộc đàm phán và sự tham gia của các quốc gia châu Âu.

Chatbot và an ninh quốc gia - tại sao DeepSeek lại gây lo ngại?
Thế giới 24h

Chatbot và an ninh quốc gia - tại sao DeepSeek lại gây lo ngại?

Chatbot AI DeepSeek của Trung Quốc đã làm đảo lộn ngành công nghiệp toàn cầu và xóa sổ hàng tỷ đô la khỏi các cổ phiếu công nghệ của Hoa Kỳ khi công bố chương trình phiên bản R1, được cho là được xây dựng trên các chất bán dẫn Nvidia giá rẻ và kém tinh vi hơn. Nhưng các chính phủ từ Rome đến Seoul có biện pháp cứng rắn với ứng dụng của Trung Quốc thân thiện với người dùng này, với lý do họ cần ngăn chặn nguy cơ rò rỉ thông tin nhạy cảm thông qua các dịch vụ AI tạo ra.

Bắc Kinh ban hành quy định mới về giao dịch trực tuyến
Thế giới 24h

Bắc Kinh ban hành quy định mới về giao dịch trực tuyến

Nhằm thúc đẩy và hướng dẫn các nền tảng giao dịch trực tuyến thực hiện trách nhiệm quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích của các nhà điều hành doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ cũng như người tiêu dùng trên các nền tảng, Cục Quản lý thị trường thành phố Bắc Kinh đã ban hành một loạt hướng dẫn quy định về hoạt động kinh doanh, tính minh bạch và hạn chế đối với một số hàng hóa nhất định.